Tác động của TPP về mặt Kinh tế

Một phần của tài liệu Việt Nam với Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP):TỪ PHÊ CHUẨN TỚI THỰC HIỆN (Trang 71)

n Trog các ăm tiếp theo: Có doah thu từ hoạt độg kih doah vượt gưỡg chug trog ba ăm liề trước (gưỡg

2.4.1. Tác động của TPP về mặt Kinh tế

a. Đối với tăng trưởng và Đầu tư

Việc tham gia vào khu vực thị trường tự do chiếm tới 40% GDP tồn cầu sẽ có khả năng tạo ra một cú huých lớn với tăng trưởng và đầu tư của Việt Nam. Tổng cầu với sản xuất trong nước sẽ được cải thiện mạnh mẽ nhờ việc cắt giảm thuế quan tại các thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam là Hoa Kỳ và Nhật Bản. Bên cạnh đó việc dỡ bỏ thuế quan nhập khẩu cũng sẽ làm giảm giá nguyên vật liệu đầu vào, phục vụ cho sản xuất trong nước. Thị trường tự do là tiền đề cần thiết để các doanh nghiệp nội địa tham gia vào chuỗi cung ứng tồn cầu, từ đó mở rộng thị trường và tích lũy nền tảng cơng nghệ phục vụ phát triển.

Giống như việc gia nhập WTO trước đây, TPP hứa hẹn sẽ tạo ra một làn sóng đầu tư nước ngồi mới. Việt Nam sẽ trở thành một trong những điểm đến hấp dẫn nhất với các nhà đầu tư nước ngoài nhờ sự kết hợp của nhiều yếu tố, trong đó đặc biệt là khả năng tiếp cận các thị trường tiêu thụ lớn trong TPP, cùng với nguồn lao động dồi dào có chi phí cạnh tranh. Quy định nghiêm ngặt về nguồn gốc xuất xứ sản phẩm trong TPP cũng tạo sức ép để các nhà đầu tư nước ngoài dịch chuyển các công đoạn sản xuất tạo giá trị gia tăng cao vào Việt Nam để được hưởng ưu đãi thuế quan tại các thị trường tiêu thụ lớn như Hoa Kỳ hay Nhật Bản.

Một tác động tích cực nữa của TPP nằm ở việc cải thiện môi trường kinh doanh trong nước theo những nguyên tắc và chuẩn mực quốc tế. Điều này có vai trị lớn trong việc nâng cao năng suất, hiệu quả của nền kinh tế. Mặt khác, mức độ bảo hộ ban đầu của Việt Nam tương đối cao so với các thành viên TPP khác. Khi tham gia TPP, nguồn lực sẽ được phân bổ tốt hơn nên hiệu quả sẽ được cải thiện.

Phát biểu về những lợi ích thu được từ TPP, Thứ trưởng Bộ Cơng Thương Trần Quốc Khánh, Trưởng đồn đàm phán TPP của Việt Nam nhận định:

“Về mặt kinh tế, theo tính tốn của các chun gia kinh tế độc lập, trong điều kiện các yếu tố khác đều thuận lợi, TPP có thể giúp GDP của Việt Nam tăng thêm 23,5 tỷ USD vào năm 2020 và 33,5 tỷ USD vào năm 2025. Xuất khẩu sẽ tăng thêm được 68 tỷ USD vào năm 202517. Theo các nghiên cứu này, Việt Nam có thể là nước được hưởng lợi nhiều nhất trong số 12 nước tham gia TPP”.

Một phần của tài liệu Việt Nam với Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP):TỪ PHÊ CHUẨN TỚI THỰC HIỆN (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)