Nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp khi Việt Nam tham gia Hiệp định TPP

Một phần của tài liệu Việt Nam với Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP):TỪ PHÊ CHUẨN TỚI THỰC HIỆN (Trang 102)

23 Theo Herb Cochran và Fred Burke, Hội nghị về Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) với Việt Nam: từ Phê chuẩn tới Thực hiện, Vĩnh Phúc, tháng 3/2016.

3.3.2. Nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp khi Việt Nam tham gia Hiệp định TPP

Đối với doanh nghiệp Việt Nam, hiệp định TPP mang lại nhiều cơ hội nhưng cũng khơng ít thách thức đến từ việc tham gia Hiệp định này. Trong bối cảnh cạnh tranh thị trường như hiện nay, điều này địi hỏi sự đầu tư cơng sức của các nhà hoạch định chính sách, các nhà nghiên cứu và bản thân mỗi doanh nghiệp để tìm được hướng đi phù hợp nhất cho doanh nghiệp của mình. Để nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia Hiệp định TPP, chúng ta cần quan tâm các vấn đề sau:

Một là, doanh nghiệp cần sát cánh với Chính phủ thúc đẩy cải cách thể chế, cải thiện

mơi trường đầu tư kinh doanh. Bên cạnh vai trị quyết định của nhà nước, cải cách thể chế cũng đồng thời là trách nhiệm của doanh nghiệp. Cần có sáng kiến từ doanh nghiệp, sự giám sát phản biện từ doanh nghiệp cũng như sự chung tay thúc đẩy từ doanh nghiệp cùng nhà nước cải cách thể chế.

Doanh nghiệp cũng cần giám sát quá trình cải cách thể chế. Nghị quyết 19 của Chính phủ32 đã giao cho Ủy ban Mặt trận Tổ Quốc, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và các hiệp hội doanh nghiệp tổ chức điều tra xã hội học đo lường sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp, chấm điểm cải cách của các cơ quan Chính phủ. Cộng đồng doanh nghiệp cần phát huy vai trị trách nhiệm của mình trong hiến kế, phản biện, giám sát, thúc đẩy cải cách môi trường kinh doanh, giám sát việc thi hành công vụ theo hướng phục vụ người dân và doanh nghiệp. Từ đó góp phần xây dựng một thể chế tốt, làm bệ đỡ và nền tảng cho sự phát triển của doanh nghiệp.

Hai là, các doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ và nắm chắc các điều khoản của Hiệp định

TPP nhất là những cam kết liên quan đến lĩnh vực hoạt động của mình. Hiệp định TPP được cho là Hiệp định thương mại tự do lớn nhất, phức tạp nhất của Việt Nam cho tới nay do đó doanh nghiệp cần được cung cấp và hỗ trợ các thơng tin phân tích cơ hội và thách thức cụ thể trên từng lĩnh vực của Hiệp định. Ví dụ, việc tuân thủ nguyên tắc xuất xứ để được hưởng ưu đãi thuế xuất khẩu bằng 0%, đang là thách thức lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp xuất khẩu cần phải nắm chắc quy tắc xuất xứ để được hưởng ưu đãi; kinh doanh trung thực để được đưa vào danh sách được tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa, nhằm tiết kiệm thời gian và chi phí.

Ba là, cần xây dựng chiến lược mới về thị trường, sản phẩm, thương hiệu, đầu tư công

nghệ cao phù hợp, đào tạo đội ngũ cán bộ về nghiệp vụ, ngoại ngữ, quản trị để nâng

Một phần của tài liệu Việt Nam với Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP):TỪ PHÊ CHUẨN TỚI THỰC HIỆN (Trang 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)