n Trog các ăm tiếp theo: Có doah thu từ hoạt độg kih doah vượt gưỡg chug trog ba ăm liề trước (gưỡg
2.3.9. Cam kết trong Lĩnh vực Lao động
Có hai phần cam kết về lao động Việt Nam phải tuân thủ trong TPP. Phần thứ nhất là các tiêu chuẩn lao động chung với các thành viên, TPP viện dẫn trực tiếp tới Tuyên bố 1998 của ILO về Những nguyên tắc và quyền cơ bản trong lao động. Trong đó, cam kết về quyền tự do liên kết và thành lập cơng đồn độc lập là các vấn đề mới chưa được quy định trong pháp luật hiện hành của Việt Nam. Phần thứ hai là cam kết riêng giữa Việt Nam và Hoa Kỳ trong khuôn khổ Phụ lục cam kết song phương về một Kế hoạch tăng cường Thương mại và Quan hệ lao động. Theo đó, tuy kế hoạch này khơng đặt ra các nghĩa vụ mới cho Việt Nam nhưng chỉ rõ các mục tiêu cụ thể mà Việt Nam phải cam kết, bao gồm quyền tự do liên kết của người lao động. Cụ thể, kế hoạch yêu cầu Việt Nam phải quy định trong pháp luật về:
n Quyền thành lập cơng đồn cơ sở tại doanh nghiệp của người lao động mà không phải xin phép trước;
n Quyền của cơng đồn cơ sở được lựa chọn đăng ký hoạt động với Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam hoặc đăng ký với cơ quan có thẩm quyền để hoạt động độc lập;
n Quyền tự quyết của cơng đồn cơ sở đăng ký hoạt động độc lập bầu đại diện, xây dựng quy chế hoạt động, tổ chức quản lý, thực hiện các hoạt động đại diện…;
n Quyền của cơng đồn cơ sở đăng ký hoạt động độc lập được liên kết với nhau ở cấp cao hơn;
n Một tổ chức cơng đồn độc lập cấp cao hơn khơng có quyền đại diện đương nhiên đối với những người lao động không tham gia vào cơng đồn.
Với những cam kết này, nghĩa vụ của Việt Nam trong lĩnh vực lao động là cụ thể và chi tiết, cả trên phương diện cách thức thực hiện nghĩa vụ liên quan. Ngoài ra, Việt Nam cam kết thực hiện tất cả các nội dung về thay đổi luật pháp và thể chế lao động trước khi hiệp định có hiệu lực. Nếu Việt Nam khơng tn thủ sẽ phải tuân thủ theo 02 cơ chế xử lý riêng biệt.
Cơ chế thứ nhất theo cam kết chung trong TPP, các nước thành viên có quyền kiện Việt Nam theo thủ tục giải quyết tranh chấp lên Hội đồng Lao động của TPP và sau đó thủ tục giải quyết tranh chấp cấp nhà nước trong TPP.
Cơ chế thứ hai theo quy định trong Phụ lục cam kết song phương Việt Nam-Hoa Kỳ, trong 05 năm kể từ ngày TPP có hiệu lực, Hoa Kỳ có quyền đơn phương rà sốt mức độ hồn thành cam kết của Việt Nam. Nếu xác định Việt Nam khơng hồn thành cam kết, Hoa Kỳ có quyền đơn phương dừng ưu đãi thuế quan cho Việt Nam trong thời gian 02
năm sau đó mà chỉ cần thơng báo, và thảo luận với phía Việt Nam về ý định này. Biện pháp đơn phương này của Hoa Kỳ khơng cần tn thủ quy trình giải quyết tranh chấp trong TPP. Tuy nhiên, Việt Nam cũng có quyền kiện Hoa Kỳ theo cơ chế giải quyết tranh chấp cấp nhà nước trong TPP về hành động trừng phạt đơn phương và có nghĩa vụ chứng minh mình đã thực thi đầy đủ cam kết về lao động.