§ Bộ Tư pháp và các Bộ, ngành liên quan tiếp tục việc rà soát, đánh giá tác động
Hiệp định TPP đến hệ thống các quy định pháp luật Việt Nam. Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ trực tiếp chỉ đạo, tập trung nguồn lực gồm đội ngũ cán bộ pháp chế, cán bộ trực tiếp tham gia đàm phán Hiệp định TPP để hồn thành nhiệm vụ rà sốt, đánh giá trong lĩnh vực mình phụ trách, kiến nghị danh mục và lộ trình cụ thể các văn bản quy phạm pháp luật cần sửa đổi, bổ sung, ban hành mới và gửi Bộ Tư pháp tổng hợp.
§ Tiếp đó, Bộ Tư pháp chủ trì trình Chính phủ Danh mục các Luật, Pháp lệnh, Nghị
định cần phải sửa đổi, bổ sung, ban hành mới để phù hợp với các cam kết trong TPP; kiến nghị lộ trình cụ thể, ưu tiên các văn bản phải ban hành ngay để đảm bảo việc thực thi Hiệp định. Bộ Cơng Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp và các Bộ, ngành liên quan hoàn thiện Tờ trình phê chuẩn Hiệp định TPP theo đúng quy định của Hiến pháp 2013 và Luật Điều ước Quốc tế năm 2016.
3.2. Tiến trình và triển vọng phê chuẩn Hiệp định TPP của Hoa Kỳ và một số nước thành viên và một số nước thành viên
3.2.1. Tiến trình và triển vọng phê chuẩn Hiệp định TPP của Hoa Kỳ
Hiến pháp Hoa Kỳ cho phép Quốc hội thẩm quyền “… giám sát, điều chỉnh quan hệ thương mại với các nước…” và cho phép Tổng thống có quyền “… quyết định việc tham gia và ký kết các hiệp ước, nếu 2/3 thành viên trong Thượng nghị viện nhất trí” 21. Tổng thống có quyền đàm phán các hiệp định quốc tế, kể cả Hiệp định thương mại tự do (FTA) nhưng Hiến pháp lại quy định quyền tối cao của Quốc hội trong việc điều chỉnh các hoạt động thương mại quốc tế. Hơn 150 năm qua, Quốc hội đã thực hành quyền này đối với hoạt động ngoại thương thông qua việc áp đặt thuế suất trực tiếp. Chính sách này đã thay đổi khi Quốc hội đã thông qua Đạo luật Hiệp định thương mại đối ứng năm 1934, trao quyền tạm thời cho Tổng thống để ký, gia nhập các hiệp định thương mại đối ứng nhằm giảm thuế suất ở một mức độ có thể được chấp nhận và thực thi mà khơng cần một hành động nào từ phía Quốc hội. Quyền này được tiếp tục gia hạn một số lần cho đến năm 1974.
Trong những năm 1960, khi các hoạt động thương mại quốc tế ngày càng mở rộng, các vấn đề như hàng rào phi thuế quan như chống bán phá giá, các yêu cầu và chứng nhận vệ sinh, thơng lệ mua sắm Chính phủ đã trở thành những chủ đề lớn trong các cuộc đàm phán thương mại tự do. Quốc hội Hoa Kỳ đã sửa đổi quyền được chấp thuận trước đối với Tổng thống khi đàm phán các Hiệp định thương mại có những nội dung trên. Tuy nhiên, khó khăn lại phát sinh trong trường hợp đàm phán kéo dài, nhiều Nghị sỹ Quốc hội có thể đề nghị sửa đổi các điều khoản đàm phán. Vì vậy, Quốc hội đã 21 Hiến pháp Hoa Kỳ, http://www.archives.gov/exhibits/charters/constitution_transcript.html, truy cập
thông qua quyền đàm phán nhanh trong Đạo luật Thương mại năm 1974 để đảm bảo rằng việc thực thi hiệp định này sẽ gặp ít trở ngại từ phía Quốc hội. Thẩm quyền đàm phán nhanh này được gọi là Quyền thúc đẩy thương mại (TPA) trong Đạo luật thúc đẩy thương mại lưỡng đảng năm 2002 của Hoa Kỳ. Nhiều đối tác thương mại của Hoa Kỳ sẽ “ngại” đàm phán với Hoa Kỳ nhất là đối với những vấn đề nhạy cảm chính trị, trừ khi những đối tác chắc chắn rằng nhánh hành pháp và lập pháp có chung tiếng nói và hiệp định thương mại đang được nhánh hành pháp đàm phán sẽ nhận được sự ủng hộ, quan tâm của nhánh lập pháp mà không bị xáo trộn bởi các kiến nghị sửa đổi luật từ phía các nghị sỹ.
Lần đầu tiên quyền TPA có hiệu lực vào ngày 1/1/1975 theo Đạo luật Thương mại năm 1974, để sử dụng trong vòng đàm phán Tokyo (1974-1979) của GATT, tiền thân của tổ chức WTO. TPA được gia hạn trong các năm 1979, 1988 và 2002. Kể từ năm 1979, thẩm quyền TPA đã được sử dụng cho 14 hiệp định thương mại tự do song phương/khu vực và các hiệp định tự do hóa thương mại đa phương theo cơ chế của WTO - Vòng đàm phán Uruguay 199422.
Đối với việc Hoa Kỳ đàm phán, ký kết và thông qua Hiệp định TPP, ngày 16/4/2015, dự luật Quyền thúc đẩy thương mại (TPA) được trình Quốc hội Mỹ và đã được Quốc hội thông qua mặc dù gặp nhiều khó khăn, áp lực từ các nghị sỹ của hai Đảng và Tổng thống Obama đã ký thành luật vào ngày 29/6/2015. Với Luật này, Tổng thống được toàn quyền đàm phán và thỏa thuận các điều khoản của TPP trước khi trình Quốc hội xem xét trong vòng 60 ngày. Sau khi đàm phán hồn tất, Quốc hội Mỹ chỉ có quyền phê chuẩn hoặc phủ quyết Hiệp định TPP với tỉ lệ đa số thường (không cần phải có đa số tuyệt đối 2/3) và khơng có quyền điều chỉnh, sửa đổi các điều khoản đã được nhất trí.
Theo nội dung của “Luật lưỡng đảng về các ưu tiên và trách nhiệm thương mại 2015” (gọi tắt là TPA-2015) trong đó trao TPA cho Tổng thống Mỹ và cho phép chính quyền mới (sau bầu cử 2016) quyền gia hạn thêm 3 năm nữa, quy trình xem xét phê chuẩn Hiệp định TPP của Hoa Kỳ dự kiến như sau (tính từ thời điểm Hiệp định được ký kết)23
Xem xét Hiệp định, các báo cáo và các văn bản liên quan
§ Trong vòng 60 ngày kể từ khi Hiệp định TPP được ký kết, cần thông báo tới Quốc
hội những thay đổi cần thiết đối với pháp luật Hoa Kỳ để đảm bảo tuân thủ với Hiệp định, theo Khoản 6(a) (1)(C) của TPA-2015;
22 Ian F.Ferguson, Richard S.Beth, CRS, Trade Promotion Authority, https://fas.org/sgp/crs/misc/R43491.pdf, truy cập ngày 7/4/2016. pdf, truy cập ngày 7/4/2016.