Các cam kết về xuất xứ hàng hóa và bảo hộ thương mạ

Một phần của tài liệu Việt Nam với Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP):TỪ PHÊ CHUẨN TỚI THỰC HIỆN (Trang 53 - 54)

19 23-30/8/2013 Bandar Seri Begawan, Brune

2.3.2. Các cam kết về xuất xứ hàng hóa và bảo hộ thương mạ

Tham gia TPP, Việt Nam cam kết theo các quy tắc tổ chức này đặt ra về xuất xứ hàng hóa và các biện pháp bảo hộ thương mại như chống bán phá giá, chống trợ cấp, tiêu chuẩn kỹ thuật hay an toàn thực phẩm, kiểm dịch động thực vật.

Quy tắc nguồn gốc xuất xứ yêu cầu hàng hóa của Việt Nam để được hưởng thuế quan ưu đãi phải được làm từ các nguyên liệu có xuất xứ trong TPP. Trường hợp có sử dụng ngun liệu có nguồn gốc xuất xứ ngồi TPP phải thoả mãn theo các điều kiện quy định riêng với từng loại hàng hóa. Các điều kiện này nhằm đảm bảo q trình sản xuất, tạo ra giá trị hàng hóa thực chất diễn ra tại khu vực TPP. Tùy thuộc vào từng mã hàng, một hoặc nhiều điều kiện sẽ được áp dụng, bao gồm: điều kiện về chuyển đổi mã hàng; điều kiện về hàm lượng giá trị nội khối; và điều kiện về công đoạn sản xuất. Các điều kiện này tương đối phổ biến trong các FTA mà Việt Nam đã ký kết, tuy nhiên quy định trong TPP ở một số điểm sẽ chặt chẽ hơn. Ví dụ, với điều kiện về chuyển đổi mã hàng, nếu các FTA khác thường chỉ u cầu một ngun vật liệu khơng có xuất xứ nội khối phải trải qua quá trình sản xuất và biến đổi sang loại hàng hóa khác (theo phân loại Mã Hệ thống hài hòa HS), trong nhiều trường hợp TPP yêu cầu phải biến đổi sang một/một số loại hàng hóa cụ thể.

Phương thức cấp giấy chứng nhận xuất xứ của TPP cũng rất khác biệt khi yêu cầu cơ chế tự chứng nhận xuất xứ. Nếu như hiện nay ở Việt Nam, nhà nước là chủ thể chứng nhận xuất xứ thì trong TPP chủ thể sẽ là người nhập khẩu, người xuất khẩu hoặc người sản xuất. Cơ chế này sẽ linh hoạt và tạo điều kiện thuận lợi hơn cho doanh nghiệp trong quá trình xuất khẩu. Do điều kiện đặc thù, Việt Nam bảo lưu thời hạn 5 năm chưa áp dụng hình thức nhà nhập khẩu chứng nhận xuất xứ với hàng nhập khẩu, và cho phép nhà nước cấp chứng nhận xuất xứ song song với nhà xuất khẩu (nếu đủ điều kiện) với hàng xuất khẩu.

Về các biện pháp bảo hộ thương mại định lượng (hạn ngạch, yêu cầu giấy phép hay cấm xuất nhập khẩu) trong TPP, Việt Nam tái khẳng định xóa bỏ phần lớn các biện pháp này trên cơ sở các cam kết trong WTO và bảo lưu các biện pháp cấm xuất- nhập khẩu với một số mặt hàng (dựa trên Nghị định số 187/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ và Thơng tư số 04/2014/TTBCT ngày 27/01/2014 của Bộ Cơng Thương). Ví dụ cấm nhập khẩu các phương tiện vận tải cũ trên 5 năm, một số loại sản phẩm đã qua sử dụng (quần áo, giày dép, đồ gỗ, máy tính xách tay, thiết bị y tế...), hay cấm xuất khẩu các loại gỗ, sản phẩm từ gỗ rừng tự nhiên trong nước. Lưu ý là Việt Nam vẫn có thể áp dụng cơ chế cấp giấy phép nhập khẩu với hàng hóa từ các nước TPP tuy nhiên phải tuân thủ theo các yêu cầu về minh bạch thông tin trong thủ tục cấp phép nhập khẩu, cụ thể cần phải thông báo cho các nước thành viên về thủ tục và đăng tải thơng tin trên một website chính thức của cơ quan Chính phủ có thẩm quyền.

Các cam kết của Việt Nam và các nước thành viên khác về vấn đề sử dụng các biện pháp bảo hộ thương mại phi thuế quan là SPS, TBT và TR cơ bản thống nhất với các cam kết trước đây trong WTO. Như vậy Việt Nam vẫn có thể sử dụng các biện pháp này tuy nhiên phải thực hiện theo cam kết riêng của TPP về việc tăng cường minh bạch thông tin, sử dụng tiêu chuẩn quốc tế và tuân thủ các quy trình đánh giá sự phù hợp và giải quyết tranh chấp.

Ngồi ra, do tính quan trọng của ngành dệt may với Việt Nam-Hoa Kỳ, TPP dành một chương riêng cho cam kết các bên về sản phẩm này. Theo đó, các hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam phải tuân thủ quy tắc xuất xứ “từ sợi trở đi” (yarn-forward) theo đó tất cả các cơng đoạn từ kéo sợi, dệt vải, nhuộm, cắt may phải được thực hiện trong nội khối TPP. Chỉ có 3 mặt hàng là vali, túi xách; áo ngực phụ nữ; quần áo trẻ em bằng sợi tổng hợp được áp dụng quy tắc “cắt-may”. Đây là quy tắc chặt chẽ nhất mà Việt Nam từng cam kết trong các FTA, thường chủ yếu là quy tắc “cắt-may”, hoặc “từ vải trở đi” (FTA với Nhật Bản).

Một phần của tài liệu Việt Nam với Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP):TỪ PHÊ CHUẨN TỚI THỰC HIỆN (Trang 53 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)