Điều 31, Luật Điều ước quốc tế (2016).

Một phần của tài liệu Việt Nam với Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP):TỪ PHÊ CHUẨN TỚI THỰC HIỆN (Trang 85 - 88)

quan chủ trì và báo cáo kết quả thẩm tra Hiệp định TPP tới Ủy ban thường vụ Quốc hội và Quốc hội.

Việc thẩm tra Hiệp định TPP được tiến hành như sau:

(a) Văn phòng Chủ tịch nước phối hợp với Cơ quan đề xuất gửi hồ sơ đề nghị thẩm tra Hiệp định TPP đến Ủy ban Đối ngoại và Cơ quan tham gia thẩm tra Hiệp định TPP chậm nhất là hai mươi ngày trước ngày bắt đầu phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội và chậm nhất là 30 ngày trước khi khai mạc kỳ họp Quốc hội.

(b) Ủy ban Đối ngoại tổ chức phiên họp để thẩm tra Hiệp định TPP với sự tham gia của Hội đồng dân tộc, các cơ quan của Quốc hội và các cơ quan, tổ chức hữu quan trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị thẩm tra. Hồ sơ đề nghị thẩm tra bao gồm (1) Tờ trình của Chủ tịch nước đề nghị phê chuẩn điều ước quốc tế; (2) Báo cáo thuyết minh của Chính phủ; (3) Ý kiến của Bộ Ngoại giao, ý kiến của Bộ Tư pháp và ý kiến của các cơ quan, tổ chức có liên quan; báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến của các cơ quan, tổ chức và kiến nghị biện pháp xử lý; dự kiến kế hoạch tổ chức thực hiện điều ước quốc tế và toàn văn Hiệp định TPP.

Để tiến hành thẩm tra Hiệp định TPP, Ủy ban Đối ngoại với tư cách là cơ quan chủ trì sẽ nghe đại diện Chính phủ trình bày về Hiệp định TPP; các đại biểu tham dự phiên họp thẩm tra gồm: đại diện Thường trực Uỷ ban Đối ngoại, đại diện Thường trực Hội đồng, Thường trực Uỷ ban tham gia thẩm tra và đại diện cơ quan, tổ chức hữu quan tham dự phiên họp phát biểu ý kiến và nêu câu hỏi. Trong quá trình thẩm tra, đại diện Chính phủ trình bày bổ sung ý kiến để làm rõ vấn đề mà Uỷ ban Đối ngoại, đại biểu tham dự phiên họp thẩm tra nêu ra hoặc yêu cầu. Kết thúc phiên họp thẩm tra, chủ tọa phiên họp kết luận; đối với những vấn đề quan trọng và cần thiết thì chủ tọa phiên họp lấy biểu quyết. Báo cáo thẩm tra Hiệp định TPP trình Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội phải phản ánh đầy đủ ý kiến của thành viên Uỷ ban Đối ngoại và ý kiến của Hội đồng Dân tộc, Uỷ ban tham gia thẩm tra.

Bước 3. Quốc hội tiến hành Phê chuẩn Hiệp định TPP

Theo quy định tại Luật Điều ước Quốc tế 2016 (Điều 36), Quốc hội tiến hành phê chuẩn Hiệp định TPP tại kỳ họp Quốc hội. Trình tự, thủ tục Quốc hội phê chuẩn Hiệp định TPP tại kỳ họp Quốc hội được thực hiện như sau:

§ Chủ tịch nước báo cáo Quốc hội về đề nghị phê chuẩn Hiệp định TPP; § Đại diện Chính phủ thuyết trình về Hiệp định TPP;

§ Đại diện Uỷ ban Đối ngoại của Quốc hội trình bày báo cáo thẩm tra;

§ Quốc hội thảo luận tại phiên họp toàn thể về những nội dung cơ bản của Hiệp

hội có thể thảo luận về nội dung Hiệp định TPP trong trường hợp cần thiết. Trong quá trình thảo luận, cơ quan đề xuất phê chuẩn Hiệp định TPP được trình bày bổ sung về những vấn đề liên quan đến nội dung Hiệp định.

§ Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về việc phê chuẩn Hiệp định TPP.

Nghị quyết về việc phê chuẩn Hiệp định TPP được thơng qua khi có q nửa tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành. Chủ tịch Quốc hội ký chứng thực Nghị quyết về việc phê chuẩn Hiệp định TPP. Chủ tịch nước ký lệnh công bố Nghị quyết của Quốc hội về việc phê chuẩn Hiệp định TPP.

Theo thông lệ, nội dung Nghị quyết phê chuẩn Điều ước quốc tế của Quốc hội thể hiện quan điểm của Quốc hội đối với Điều ước quốc tế và đề ra các giải pháp để triển khai thực thi Điều ước quốc tế. Theo Nghị quyết số 71/2006/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2006 của Quốc hội phê chuẩn Nghị định thư gia nhập Hiệp định thành lập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) đã quy định rõ việc: (i) áp dụng trực tiếp các cam kết của Việt Nam được quy định đủ rõ, chi tiết trong Nghị định thư, các Phụ lục đính kèm và Báo cáo của Ban công tác về việc Việt Nam gia nhập Hiệp định thành lập Tổ chức thương mại thế giới và (ii) trong trường hợp quy định của pháp luật Việt Nam không phù hợp với quy định của Hiệp định thành lập Tổ chức thương mại thế giới, Nghị định thư và các tài liệu đính kèm thì áp dụng quy định của Hiệp định thành lập Tổ chức thương mại thế giới, Nghị định thư và các tài liệu đính kèm.

Trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII, Quốc hội đã thơng qua nhiều nghị quyết về việc phê chuẩn điều ước quốc tế theo tờ trình của Chủ tịch nước như Cơng ước của Liên Hợp quốc về chống tra tấn và các hình thức đối xử, trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người, Công ước quốc tế về các quyền của người khuyết tật, Nghị định thư sửa đổi Hiệp định Marrakesh thành lập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO... Nội dung của các nghị quyết này đa số ngắn gọn, nêu rõ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam cam kết thực hiện Công ước; Chính phủ, Tịa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các cơ quan, tổ chức hữu quan trong phạm vi, nhiệm vụ, quyền hạn của mình tổ chức thực hiện Cơng ước và Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội, các đại biểu Quốc hội giám sát việc thực hiện các Nghị quyết này.

Luật Điều ước Quốc tế 2016 có quy định, trường hợp có quy định khác với pháp luật trong nước thì ưu tiên thực hiện các cam kết quốc tế. Ngoài việc thừa nhận tính ưu tiên trong việc áp dụng các quy định của điều ước quốc tế mà các đạo luật của Việt Nam đã thừa nhận, thì cịn có 2 khả năng mà Quốc hội có thể xem xét và quyết định là: (i) Quyết định áp dụng trực tiếp toàn bộ hoặc một phần điều ước quốc tế trong

(ii) Quyết định hoặc kiến nghị việc sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ hoặc ban hành văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện điều ước quốc tế (chuyển hoá vào pháp luật trong nước).20

Mặt thuận lợi cơ bản của việc áp dụng trực tiếp các cam kết ở chỗ đây là thủ tục nhanh, gọn trong công tác lập pháp. Trong trường hợp này, Nghị quyết phê chuẩn việc Việt Nam gia nhập Hiệp định TPP của Quốc hội sẽ nêu cụ thể các nội dung áp dụng trực tiếp các cam kết của Việt Nam. Từ đó, nhiều khả năng là trong Nghị quyết phê chuẩn việc Việt Nam gia nhập Hiệp định TPP, Quốc hội cần khẳng định và thừa nhận hiệu lực thi hành ngay các cam kết của Việt Nam nếu các quy định này đã “đủ rõ, chi tiết”. Trong việc sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật Việt Nam, vấn đề đặt ra là những cam kết của Việt Nam tham gia vào Hiệp định TPP chỉ trong phạm vi của các nước thành viên TPP. Trong khi đó, khi được nội luật hóa, theo nguyên tắc đối xử tối huệ quốc (MFN), các nước không phải là thành viên TPP cũng có thể được hưởng lợi. Vì vậy, ngồi việc rà sốt để đánh giá mức độ tương thích của các quy định pháp luật Việt Nam với các cam kết trong TPP, cũng rất cần phân loại những cam kết nền chung có lợi cho việc nâng cao hiệu quả quản trị nhà nước như công khai, minh bạch, chống tham nhũng... để nội luật hóa vào các quy định pháp luật của Việt Nam và những quy định nào chỉ dành riêng cho các nước thành viên TPP để có văn bản hướng dẫn, tránh áp dụng MFN cho các nước không tham gia TPP.

Việc sớm phê chuẩn Hiệp định TPP có ý nghĩa quan trọng trong việc khẳng định quyết tâm chính trị cao của Việt Nam, thể hiện vai trị thành viên chủ động, tích cực trong TPP; góp phần thúc đẩy hồn thiện thể chế kinh tế thị trường và hệ thống pháp luật trong nước để sẵn sàng thực thi hiệu quả các cam kết; đồng thời có đủ thời gian để các doanh nghiệp, người dân và toàn bộ xã hội chuẩn bị, chủ động tham gia khi Hiệp định có hiệu lực. Trong suốt quá trình đàm phán Hiệp định TPP, Bộ Chính trị đã nghe báo cáo nhiều lần, Ban Chấp hành Trung ương nghe báo cáo hai lần, và Hội nghị Trung ương lần thứ 14, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI đã thơng qua Nghị quyết cho phép Chính phủ ký Hiệp định TPP và giao Chính phủ trình Quốc hội phê chuẩn theo quy định của pháp luật, thể hiện sự nhất trí cao của Đảng ta về vấn đề này. Cho đến nay, dù Hiệp định chưa có hiệu lực nhưng đã cho thấy quyết tâm mạnh mẽ hội nhập quốc tế của Việt Nam, vị thế của nước ta được nâng cao trên trường quốc tế và bước đầu đã có sự chuyển dịch của đầu tư nước ngồi để đón đầu TPP và dự báo sẽ có nhiều tác động tích cực đến tất cả các mặt kinh tế, chính trị và xã hội.

Ngày 18/3/2016, Văn phịng Chính phủ đã có Thơng báo số 54/TB-CP thơng báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về cơng tác chuẩn bị trình Quốc hội phê chuẩn Hiệp định TPP. Hiện nay, công tác chuẩn bị cho việc Quốc hội phê chuẩn Hiệp định TPP đang được triển khai tích cực:

Một phần của tài liệu Việt Nam với Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP):TỪ PHÊ CHUẨN TỚI THỰC HIỆN (Trang 85 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)