19 23-30/8/2013 Bandar Seri Begawan, Brune
2.3.3. Cam kết trong lĩnh vực dịch vụ
Cam kết dịch vụ trong TPP có sự khác biệt so với các FTA khác là chỉ liên quan đến lĩnh vực dịch vụ qua biên giới mà không bao gồm các dịch vụ cung cấp trên lãnh thổ của một thành viên bởi một khoản đầu tư trực tiếp nước ngồi. Với những lĩnh vực dịch vụ khơng trong danh mục loại trừ chung hoặc riêng, Việt Nam phải đối xử với các nhà cung cấp dịch vụ từ các nước TPP theo nguyên tắc Đối xử quốc gia (NT) và Tối huệ quốc (MFN) không đối xử với nhà cung cấp dịch vụ từ nước thành viên TPP bất lợi hơn nhà cung cấp trong nước hoặc nhà cung cấp từ bất kỳ một quốc gia nào khác. Ngoài ra Việt Nam phải đảm bảo quyền tiếp cận thị trường, không giới hạn số lượng dịch vụ hay yêu cầu nhà đầu tư nước ngoài phải thành lập một hình thức pháp lý nhất định, mở văn phịng dịch vụ hay hiện diện trên lãnh thổ mình để cung cấp dịch vụ. Nhìn chung các cam kết về lĩnh vực dịch vụ bị hạn chế khá nhiều bởi các trường hợp loại trừ chung trong TPP và bảo lưu/ngoại lệ của từng thành viên.
Với những loại hình dịch vụ danh sách loại trừ chung, Việt Nam vẫn có thể áp dụng các biện pháp bảo hộ nhà cung cấp trong nước. Danh sách loại trừ chung bao gồm lĩnh vực dịch vụ tài chính; dịch vụ cơng; vận chuyển hàng không; các khoản vay, bảo lãnh, bảo hiểm hỗ trợ bởi nhà nước; hay các nhà cung cấp dịch vụ bị kiểm soát bởi chủ nhà mang quốc tịch ngoài TPP. Ngoài ra, Việt Nam bảo lưu quyền áp dụng một số biện pháp bảo hộ với một số loại dịch vụ nhóm I như: Dịch vụ pháp lý; dịch vụ kiểm toán; dịch vụ viễn thơng; dịch vụ giải trí, văn hóa, thể thao; phân phối năng lượng. Tuy nhiên với nhóm I, các biện pháp áp dụng mới sẽ không được theo hướng bất lợi với nhà cung cấp nước ngoài thuộc thành viên TPP. Ngồi ra Việt Nam có quyền áp dụng các biện pháp tùy ý với nhóm dịch vụ loại trừ nhóm II như: Dịch vụ vận tải; viễn thông; giáo dục; biểu diễn nghệ thuật; dịch vụ nghe nhìn; sức khỏe và xã hội; xổ số, cá cược và đánh bạc; dịch vụ chuyên môn…