Triển vọng phê chuẩn Hiệp địnhTPP tại các nước thành viên khác Tại Canada: Tại Canada, tiến trình phê chuẩn TPP được cho là sẽ không dễ dàng

Một phần của tài liệu Việt Nam với Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP):TỪ PHÊ CHUẨN TỚI THỰC HIỆN (Trang 92 - 96)

23 Theo Herb Cochran và Fred Burke, Hội nghị về Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) với Việt Nam: từ Phê chuẩn tới Thực hiện, Vĩnh Phúc, tháng 3/2016.

3.2.2. Triển vọng phê chuẩn Hiệp địnhTPP tại các nước thành viên khác Tại Canada: Tại Canada, tiến trình phê chuẩn TPP được cho là sẽ không dễ dàng

Tại Canada: Tại Canada, tiến trình phê chuẩn TPP được cho là sẽ không dễ dàng

do vấp phải những phản ứng trái chiều từ nhiều ngành nghề. Dù thỏa thuận cuối cùng của TPP đã được ký, nhưng không phải tất cả người dân Canada đều ủng hộ, do những tác động được dự báo không hề nhỏ đối với một số ngành xương sống của Canada như nông nghiệp, sản phẩm chăn nuôi và công nghiệp ô tô. Tham gia TPP, Canada sẽ phải mở cửa thị trường theo lộ trình cho các sản phẩm có tính cạnh tranh cao từ các nước trong nhóm, nhất là bơ và pho-mát từ New Zealand, ô tô từ Nhật Bản và những mặt hàng cạnh tranh mạnh từ thị trường láng giềng Mỹ. Trong bối cảnh nền kinh tế Canada đang bị suy giảm do giá dầu thế giới giảm mạnh, nhiều người dân Canada kỳ vọng TPP có thể giúp nước này đẩy mạnh xuất khẩu đưa nền kinh tế tăng trưởng trở lại. Chính phủ Canada khẳng định việc tham gia TPP mang lại nhiều lợi thế cho nền kinh tế Canada, một nền kinh tế với 2/3 thị trường việc làm phụ thuộc vào ngành xuất khẩu và có tới 65% hàng nơng sản xuất khẩu có đích đến là các nước ở hai bên bờ Thái Bình Dương với thị trường 800 triệu dân và chiếm tới 40% GDP toàn cầu. Hiện tại, số người ủng hộ TPP tại Canada đang tăng lên. Đa số người dân

24 Ian F. Fergusson, Mark A. McMinimy và Brock R. Williams, The Trans-Pacific Partnership (TPP) Negotiations and Issues for Congress, tháng 3/2015. and Issues for Congress, tháng 3/2015.

và cộng đồng doanh nghiệp Canada cho rằng TPP đem lại lợi ích chung cho các nước thành viên thơng qua việc xóa bỏ hàng rào thuế quan, thuận lợi hóa thương mại và đầu tư, gắn kết các chuỗi giá trị và chuỗi cung ứng toàn cầu25.

TPP cũng đã trở thành một vấn đề quan trọng trong cuộc bầu cử Quốc hội diễn ra ở Canada vào ngày 19/10/2015. Chiến thắng của thủ lĩnh đảng Tự do Jusstin Trudeau khiến triển vọng Canada có thơng qua TPP hay khơng nay lại trở nên khó đốn định. Tân Thủ tướng Justin Trudeau là một người có quan điểm phản đối Hiệp định TPP, gọi đây là một dạng “thỏa thuận hậu trường” và đã đưa vấn đề này thành một nội dung trong chiến dịch tranh cử. Tuy vậy, ông vẫn tuyên bố ủng hộ thương mại tự do và muốn xem toàn bộ văn kiện TPP trước khi đưa ra ý kiến của mình.

Tại Nhật Bản: Các nhà lãnh đạo Nhật Bản xem TPP là chìa khóa để đạt tới các mục

tiêu kinh tế và an ninh trong bối cảnh Trung Quốc gia tăng ảnh hưởng trong khu vực, đặc biệt là tại Đông Nam Á, nơi Nhật Bản từ lâu là một nhà đầu tư và một nhà tài trợ lớn. Hiệp định TPP cũng được coi là thành tố chính trong “mũi tên thứ 3” của chiến lược tăng trưởng cải cách kinh tế “Abenomics” mà Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã hướng đến kể từ khi nhậm chức năm 2012.

Mặc dù là nước tham gia muộn hơn trong các cuộc đàm phán TPP (từ mùa hè năm 2013), nhưng Nhật Bản đã là nhân tố làm thay đổi ý nghĩa kinh tế và chính trị của thỏa thuận này. Sự tham gia của Nhật Bản cho phép TPP hội đủ điều kiện được coi là một thỏa thuận thương mại lớn, khiến TPP trở thành một nền tảng hội nhập kinh tế châu Á-Thái Bình Dương thực sự. Chỉ tính riêng với Mỹ, lợi ích kinh tế đến từ thị trường Nhật Bản khi tham gia TPP được ước tính tăng gấp ba lần do quy mô lớn của thị trường Nhật Bản và thực tế là Mỹ và Nhật Bản chưa có thỏa thuận thương mại song phương; ngồi ra Nhật Bản cũng chưa bao giờ chấp nhận mức độ tự do hóa cao như vậy. TPP đã làm thay đổi cơ bản chính sách thương mại của Nhật Bản, cho phép nước này đàm phán tiếp cận ưu đãi vào thị trường trọng điểm, cho phép khuếch trương quy tắc thương mại xuyên biên giới, và đồng thời thực hiện các thỏa thuận thương mại lớn.

Nhật Bản đang tích cực khởi động tiến trình phê chuẩn Hiệp định TPP. Ngày 8/3/2016, Chính phủ của Thủ tướng Shinzo Abe đã đệ trình Hiệp định TPP và Dự luật sửa đổi các đạo luật liên quan đến Hiệp định ra Quốc hội xem xét, thông qua trước tháng 6/2016. Dự kiến Nhật Bản sẽ phải sửa đổi 11 đạo luật, trong đó có Luật Bản quyền, các luật liên quan đến nơng nghiệp, lâm nghiệp và thủy hải sản. Chính quyền của Thủ tướng Shinzo Abe hy vọng rằng Quốc hội sẽ bắt đầu xem xét sớm vào cuối tháng 4/201626. Với việc Liên minh cầm quyền của Thủ tướng Abe nắm đa số ở cả lưỡng viện Quốc hội, 25 Tin tức, Ký kết TPP, Canada khơng thể đứng ngồi xu hướng phát triển, http://baotintuc.vn/the-gioi-va-

tpp/ky-ket-tpp-canada-khong-the-dung-ngoai-xu-huong-phat-trien-20160204195130694.htm, truy cập ngày 7/4/2016.

26 http://www.japan-press.co.jp/modules/news/index.php?id=9400 và http://wtonewsstand.com/topic/trans-pacific-partnership?page=2, truy cập ngày 7/4/2016. trans-pacific-partnership?page=2, truy cập ngày 7/4/2016.

nên dù vấp phải một số phản đối, TPP vẫn có khả năng sẽ được Quốc hội Nhật phê chuẩn.

Tại Australia: Trong thơng cáo báo chí ngày 04/2/2016, Bộ Thương mại Australia hoan

nghênh việc ký kết Hiệp định TPP, nhấn mạnh Hiệp định TPP sẽ mang lại lợi ích cho Australia đặc biệt trong lĩnh vực hàng hóa, dịch vụ thương mại, đa dạng hóa các ngành nghề kinh doanh, xóa bỏ những rào cản và tăng cường minh bạch hóa. TPP cũng góp phần giảm chi phí của Australia tham gia trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Australia hy vọng nước này sẽ nhận được hơn 2,1 tỷ USD hàng hóa xuất khẩu mỗi năm nhờ cơ chế cắt giảm thuế quan… của TPP. Hiệp định này cũng sẽ là cơ sở vững chắc cho sự thống nhất các quy tắc thương mại ở châu Á- Thái Bình Dương như Thủ tướng Australia Malcom Turnbull tuyên bố. Tại Australia, Hiệp định TPP cần phải được thông qua ở cả Thượng viện và Hạ viện. Chính phủ của Thủ tướng Malcolm Turnbull cần sự ủng hộ của các đảng đối lập để TPP được thông qua ở Thượng viện27.

Tại Mexico: Tham gia TPP, Mexico có nhiều cơ hội mở rộng thị trường tới các quốc gia

mà Mexico chưa từng ký kết hiệp định thương mại nào trong đó có Australia, Brunei Darussalam, Malaysia, New Zealand, Singapore và Việt Nam, với tổng quy mô lên đến 155 triệu người tiêu dùng tiềm năng. Hiệp định cũng góp phần thúc đẩy tiến trình hội nhập của Mexico với Hoa Kỳ, Canada (khu vực NAFTA) và gia tăng quan hệ thương mại với các đối tác chiến lược như Nhật Bản, Chile và Peru. Theo quy định của Mexico, Thượng viện được trao quyền xem xét thơng qua tồn văn Hiệp định. Hiện nay, Mexico đang theo dõi sát sao các diễn biến cuộc bầu cử Tổng thống và khả năng thông qua TPP tại Hoa Kỳ28. Đảng của Tổng thống Pena Nieto kiểm soát gần đa số Thượng viện, trong khi nhóm lớn thứ hai trong Thượng viện Mexico thuộc về một đảng bảo thủ, thân doanh nghiệp. Bởi vậy, theo giới phân tích, TPP có thể được Mexico thơng qua mà khơng gặp q nhiều khó khăn.

Tại New Zealand: Tháng 2/2016, Chính quyền New Zealand đã bắt đầu quy trình xem

xét và phê chuẩn Hiệp định TPP khi Bộ trưởng Thương mại Todd McClay trình Báo cáo phân tích lợi ích quốc gia (NIA) lên Quốc hội29. Ủy ban Đối ngoại và Quốc phòng của Nghị viện sẽ tiến hành xem xét báo cáo này. Trong quá trình này, Ủy ban sẽ nghe ý kiến từ các bên ủng hộ và phản đối TPP, về các lợi ích và thách thức có thể xảy ra đối với New Zealand. Sau đó, Chính phủ sẽ dự thảo Luật TPP, trình ra Ủy ban Đối ngoại và Quốc phòng Quốc hội. Ủy ban này, với đa số nghị sỹ là thành viên Chính phủ sẽ đề xuất với Quốc hội phê chuẩn Luật TPP30.

27 http://www.smh.com.au/federal-politics/political-news/push-to-stop-parliament-ratifying-the-transpacific-partnership-20160202-gmjiay.html, truy cập ngày 7/4/2016. transpacific-partnership-20160202-gmjiay.html, truy cập ngày 7/4/2016.

28 http://www.thedawn-news.org/2016/01/12/mexico-is-cautiously-approaching-tpp-approval/, truy cập ngày 7/4/2016. 7/4/2016.

29 http://www.nzherald.co.nz/business/news/article.cfm?c_id=3&objectid=11586183, truy cập ngày 7/4/2016.30 http://www.nzherald.co.nz/business/news/article.cfm?c_id=3&objectid=11584767, truy cập ngày 7/4/2016. 30 http://www.nzherald.co.nz/business/news/article.cfm?c_id=3&objectid=11584767, truy cập ngày 7/4/2016.

Tại Singapore: TPP dự kiến được thông qua dễ dàng. Trước tiên, nội các Singapore cần

phê chuẩn TPP, và sau đó, Quốc hội nước này phải thơng qua các thay đổi luật cần thiết cho TPP. Tuy nhiên, khóa họp tiếp theo của Quốc hội Singapore còn chưa được định ngày. Đảng Nhân dân hành động (PAP) cầm quyền chiếm hơn 90% số ghế trong Quốc hội Singapore, nên việc thông qua TPP được dự báo sẽ diễn ra suôn sẻ.

Tại Malaysia: TPP có thể được xem xét trong năm 2016. Ngày 27-28/1/2016, Quốc hội

Malaysia đã phê chuẩn việc Chính phủ nước này ký kết Hiệp định TPP, mở đầu cho quá trình xem xét, phê chuẩn pháp lý Hiệp định này. Tuy có sự phản đối, liên minh của Thủ tướng Najib Razak kiểm soát khoảng 60% Quốc hội Malaysia, nên việc thơng qua TPP dự kiến khơng gặp nhiều khó khăn. Nhiều khả năng, Quốc hội Malaysia sẽ xem xét thông qua TPP trong năm 2016.

Tại Brunei: Quốc vương sẽ toàn quyền quyết định TPP. Quốc vương Hassanal Bolkiah

của Brunei đồng thời cũng là Thủ tướng, kiêm Bộ trưởng các bộ quốc phịng và tài chính của nước này. Nếu vị quốc vương này ủng hộ TPP, thì TPP sẽ được thơng qua ở Brunei.

Tại Chile: TPP vấp phải một số phản đối và chưa có lịch trình thơng qua cụ thể. Tổng

thống Chile Michelle Bachelet chưa đưa ra một khung thời gian cụ thể để xem xét TPP mà chỉ nhận định Quốc hội Chile sẽ xem xét TPP khi văn kiện này hoàn thành đầy đủ. Theo Tổng thống Chile, TPP sẽ mở ra “những cơ hội mới cho các nhà xuất khẩu của chúng ta”. Những ngành của Chile dự kiến được hưởng lợi từ TPP bao gồm ngành nông nghiệp và lâm nghiệp.Tuy vậy, một số nghị sỹ Chile phản đối TPP, chủ yếu là các cựu thủ lĩnh sinh viên nay trở thành nghị sỹ và các nghị sỹ độc lập cánh tả. Ngày 07/3/2016, Quốc hội Chile đã hỗn xem xét thơng qua Hiệp định TPP bởi những bất đồng trong liên minh cầm quyền Đa số mới.

Tại Peru: Hiện nay, Peru đã có Hiệp định Thương mại Tự do với Chile, Mexico, Canada,

Mỹ và Nhật Bản. Mặc dù Tổng thống Peru Ollanta Humala muốn TPP được thông qua trước khi kết thúc nhiệm kỳ giữa năm 2016 nhưng khó có thể thực hiện được vì Đảng cầm quyền hiện nay của Peru chỉ chiếm thiểu số trong Quốc hội. Hơn nữa, tháng 4/2016 sẽ diễn ra bầu cử Tổng thống tại Peru, việc thơng qua TPP sẽ là chủ đề nóng trong các cuộc thảo luận giữa các ứng cử viên Tổng thống. Tuy nhiên, bốn trên năm ứng cử viên Tổng thống Peru đã bày tỏ sự ủng hộ TPP và nhiều người tin tưởng rằng TPP cũng sẽ sớm được Peru thông qua31.

31 http://bizeconreporting.journalism.cuny.edu/2016/03/28/peru-aims-to-ratify-trans-pacific-partnership-amid-protests/, truy cập ngày 7/4/2016. partnership-amid-protests/, truy cập ngày 7/4/2016.

Một phần của tài liệu Việt Nam với Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP):TỪ PHÊ CHUẨN TỚI THỰC HIỆN (Trang 92 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)