Dịch vụ vận tải.

Một phần của tài liệu Việt Nam với Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP):TỪ PHÊ CHUẨN TỚI THỰC HIỆN (Trang 55 - 59)

So sánh với phân loại các ngành dịch vụ của WTO (12 ngành với khoảng 155 phân ngành), ngành dịch vụ duy nhất mà Việt Nam không cam kết là “các dịch vụ khác”. Mặc dù mức độ mở cửa đã rộng hơn nhiều so với các hiệp định trước đó như BTA, các cam kết với những ngành như

bảo hiểm, phân phối, du lịch, viễn thông, ngân hàng và chứng khốn, các cam kết trong WTO

nhìn chung không quá xa so với hiện trạng ban đầu.

Tự do hoá thương mại dịch vụ bằng cách mở rộng chiều sâu và phạm vi tự do hoá vượt trên các cam kết mà các Quốc gia Thành viên đã cam kết tại GATS với mục đích thực hiện một khu vực thương mại tự do về dịch vụ. Các Quốc gia Thành viên sẽ thực hiện tự do hoá thương mại dịch vụ trong một số đáng kể các lĩnh vực trong một khoảng thời gian hợp lý bằng cách:

(a) xoá bỏ đáng kể các biện pháp phân biệt đối xử và các hạn chế tiếp cận thị trường hiện tại giữa các Quốc gia Thành viên; và (b) cấm các biện pháp phân biệt đối xử và các hạn chế tiếp cận thị trường mới hoặc có tính chất hạn chế và phân biệt đối xử hơn.

Về cơ bản, các cam kết trong TPP rộng hơn tại GATS, với các điều khoản về dịch vụ tài chính; viễn thơng hay thương mại điện tử được thiết kế riêng. Về tiếp cận thị trường dịch vụ thương mại, TPP cam kết không Bên nào, dù là ở quy mơ vùng hay trên tồn lãnh thổ, được áp dụng hoặc duy trì các biện pháp áp đặt hạn chế về: (i) số lượng nhà cung cấp dịch vụ dù dưới hình thức hạn ngạch theo số lượng, độc quyền, toàn quyền cung cấp dịch vụ hoặc yêu cầu đáp ứng nhu cầu kinh tế; (ii) tổng trị giá các giao dịch về dịch vụ hoặc tài sản dưới hình thức hạn ngạch theo số lượng, hoặc yêu cầu phải đáp ứng nhu cầu kinh tế;

(iii) tổng số các hoạt động dịch vụ hoặc tổng số lượng dịch vụ đầu ra tính theo số lượng đơn vị dưới hình thức hạn ngạch hoặc yêu cầu về nhu cầu kinh tế 3; hoặc (iv) tổng số thể nhân có thể được tuyển dụng trong một lĩnh vực dịch vụ cụ thể hoặc một nhà cung cấp dịch vụ được phép tuyển dụng cần thiết hoặc trực tiếp liên quan tới việc cung cấp một dịch vụ cụ thể dưới hình thức hạn ngạch hoặc yêu cầu về nhu cầu kinh tế;

Hạn chế hoặc yêu cầu các hình thức pháp nhân cụ thể hoặc liên doanh thơng qua đó người cung cấp dịch vụ có thể cung cấp dịch vụ.

Bảng 5. So sánh các cam kết về quy tắc đối xử và mở cửa thị trường dịch vụ trong WTO, AEC và TPP

2.3.4. Cam kết trong lĩnh vực đầu tư

Tham gia vào Hiệp định, Việt Nam phải tuân thủ theo các cam kết về bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư đến từ một nước trong TPP theo hai nhóm nguyên tắc. Một là nhóm nguyên tắc về mở cửa thị trường yêu cầu Việt Nam đối xử với các nhà đầu tư nội khối không bất lợi hơn so với các nhà đầu tư trong nước hoặc nhà đầu tư đến từ ngoại khối; đồng thời không được can thiệp, đặt ra các yêu cầu liên quan tới hoạt động sản xuất, kinh doanh, vận hành của nhà đầu tư. Điều đó có nghĩa các quy định về tỷ lệ nội địa hóa, tỷ lệ sản phẩm bắt buộc xuất khẩu hay nghĩa vụ chuyển giao công nghệ… sẽ không được phép áp dụng. Nhóm nguyên tắc thứ hai để đảm bảo quyền tự chủ của nhà đầu tư, theo đó các chính sách, pháp luật, thủ tục của Việt Nam phải phù hợp với tập quán quốc tế; tài sản của nhà đầu tư cần được bảo vệ trước các biện pháp tịch thu, quốc hữu hóa; đảm bảo việc tự do chuyển vốn của nhà đầu tư; không áp đặt quy định về quốc tịch của nhân sự cao cấp của doanh nghiệp dù vẫn có thể yêu cầu đa số các thành viên ban lãnh đạo có quốc tịch của một quốc gia hoặc cư trú trên lãnh thổ nước mình. Lưu ý là về cơ bản những quy định này phù hợp với Luật Đầu tư 2014 (được biên soạn và ban hành trong quá trình đàm phán TPP).

Tuy nhiên cùng với những cam kết chung chặt chẽ về tự do hóa đầu tư, TPP cũng cho phép Việt Nam nhiều trường hợp ngoại lệ/bảo lưu bao gồm nhóm ngoại lệ chung (áp dụng tất cả các nước) và ngoại lệ riêng (chỉ áp dụng riêng cho từng nước). Các ngoại lệ chung bao gồm các ngoại lệ trong Hiệp định về các khía cạnh thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (TRIPS) của WTO, các vấn đề mua sắm cơng, trợ cấp nhà nước… Ngồi ra Việt Nam đề xuất danh mục các biện pháp ngoại lệ riêng về cơ bản là bằng với mức mở cửa các lĩnh vực đầu tư thực tế hiện nay, trừ một số ngành như dịch vụ phân phối, viễn thơng có cam kết mở cửa cao hơn WTO. Việt Nam đồng thời yêu cầu 03 năm quyền tiến hành điều chỉnh các biện pháp ngoại lệ này, thậm chí có thể theo hướng hạn chế hơn nếu khơng ảnh hưởng đến lợi ích đã cho nhà đầu tư TPP hưởng trước đó.

Như vậy dù đã bị thu hẹp đáng kể không gian cho các công cụ bảo hộ doanh nghiệp trong nước khi tham gia TPP, với các cam kết của mình Việt Nam vẫn có thể vận dụng để dành ưu tiên và bảo vệ lợi ích nội địa quan trọng. Tuy nhiên, điểm đáng chú ý là trong khuôn khổ TPP, các nhà đầu tư nước ngồi có thể kiện Chính phủ Việt Nam ra trọng tài độc lập nếu chứng minh được Chính phủ Việt Nam không tuân thủ các cam kết trong TPP và do đó gây thiệt hại cho họ. Điều này tạo sức ép Việt Nam phải hành xử theo chuẩn mực quốc tế và các nguyên tắc, pháp luật.

2.3.5. Cam kết liên quan đến thương mại điện tử

Các thành viên TPP cam kết 03 nội dung chính liên quan đến thương mại điện tử. Thứ nhất, các chính sách tạo thuận lợi cho thương mại điện tử như không đánh thuế xuất nhập khẩu với việc truyền dẫn điện tử; cam kết không phân biệt đối xử giữa các sản phẩm kỹ thuật số tương tự nhau; cam kết thừa nhận giá trị của chữ ký số. Thứ hai, các

cam kết bảo vệ người tiêu dùng trước các hành vi gian lận, lừa đảo và thông tin cá nhân dùng trong thương mại điện tử. Thứ ba, các cam kết về tôn trọng tự do của các chủ thể trong thương mại điện tử bao gồm quyền tự do kinh doanh, quyền tự do tiêu dùng, quyền tự do của người dùng hạ tầng.

Liên quan tới quyền tự do kinh doanh, các thành viên TPP cam kết:

§ Cho phép chuyển thông tin qua biên giới bằng phương tiện điện tử phục vụ kinh

doanh;

§ Không bắt buộc chủ thể kinh doanh thương mại điện tử TPP đặt máy chủ tại nước

mình để kinh doanh;

§ Khơng đặt điều kiện về chuyển giao công nghệ, cho phép tiếp cận mã nguồn của

phần mềm để đổi lấy quyền nhập khẩu, phân phối, bán hoặc sử dụng phần mềm, hoặc sản phẩm chứa phần mềm.

Liên quan tới quyền tự do của người tiêu dùng, các thành viên TPP cam kết cho phép người tiêu dùng tiếp cận các trang thương mại điện tử, cụ thể:

§ Cho phép người tiêu dùng tiếp cận, sử dụng dịch vụ và chương trình ứng dụng mà

mình lựa chọn trên Internet;

§ Cho phép kết nối với các thiết bị đầu-cuối để tiếp cận thông tin dưới quản lý của

nhà cung cấp dịch vụ Internet.

Liên quan tới quyền tự do của nhà cung cấp hạ tầng, các nước TPP cam kết tôn trọng quyền tự do thỏa thuận theo các tính tốn thương mại thông thường của các nhà cung cấp dịch vụ kết nối Internet. Ngồi ra, các nước TPP khuyến khích các nhà cung cấp dịch vụ của các nước thực thi nghĩa vụ chia sẻ chi phí thiết lập, vận hành, bảo trì mạng lưới truyền dẫn.

Tuy nhiên, TPP thừa nhận quyền liên quan của nước thành viên trong một số nội dung:

§ Quyền áp đặt các loại thuế, phí, lệ phí nội địa (khơng phải thuế xuất, nhập khẩu)

với các “nội dung truyền bằng phương thức điện tử” nếu phù hợp với các quy định của Hiệp định;

§ Khơng áp dụng nghĩa vụ “khơng phân biệt đối xử” với các hoạt động có trợ cấp

bởi Chính phủ các thành viên TPP;

§ Khơng áp dụng nghĩa vụ “không phân biệt đối xử” với phát thanh, truyền hình; § Có quyền bảo lưu các biện pháp: bảo đảm an ninh, quốc phịng, trật tự cơng

cộng, quyền riêng tư. Các biện pháp quản lý riêng với lưu chuyển thông tin bằng phương thức điện tử, việc sử dụng và đặt máy chủ… có thể được áp dụng để thực hiện các chính sách cơng cộng chính đáng.

Việt Nam bảo lưu cơ chế giải quyết tranh chấp trong một số cam kết (ví dụ về không phân biệt đối xử, cam kết bắt buộc đặt máy chủ tại Việt Nam, cam kết cho phép truyền thông tin qua biên giới bằng phương tiện điện tử), theo đó Việt Nam sẽ khơng bị kiện theo cơ chế giải quyết tranh chấp cấp nhà nước trong TPP.

Như vậy, các cam kết về thương mại điện tử trong TPP đi xa pháp luật Việt Nam hiện hành trong nhiều vấn đề, đặc biệt việc kiểm soát khắt khe với nhà cung cấp dịch vụ kết nối, các doanh nghiệp sử dụng phương thức thương mại điện tử (bao gồm cả hình thức quảng cáo, giới thiệu sản phẩm… trên mạng xã hội). Với việc ghi nhận quyền tự do tiếp cận và kết nối các trang web có thương mại điện tử, TPP hạn chế đáng kể quyền can thiệp của nhà nước và việc tiếp cận Internet của người tiêu dùng.

2.3.6. Cam kết trong lĩnh vực mua sắm công

Khác với các FTA đã ký kết trước đây, Việt Nam phải cam kết trong TPP việc mở cửa thị trường mua sắm công, đối xử bình đẳng giữa nhà thầu trong nước và nhà thầu đến từ các nước TPP. Trong đó có việc ban hành thực thi các quy tắc về minh bạch trong các bước đấu thầu, thực hiện hình thức đấu thầu rộng rãi, và phải áp dụng các biện pháp liêm chính để giải quyết khiếu kiện, xử lý tham nhũng, gian lận. Tuy vậy, ngồi hình thức đấu thầu rộng rãi, Việt Nam có thể thực hiện hình thức “đấu thầu hạn chế” với nhiều hơn một nhà thầu được chỉ định trong 08 trường hợp sau nếu chứng minh được việc sử dụng không phải để phân biệt đối xử hoặc hạn chế cạnh tranh:

§ Trường hợp đã mời thầu công khai nhưng không nhận được hồ sơ thầu nào,

hoặc không hồ sơ thầu nào đáp ứng được điều kiện tham gia;

§ Trường hợp hàng hóa, dịch vụ chỉ được cung cấp bởi một số nhà cung cấp nhất

định (ví dụ liên quan đến nghệ thuật, bản quyền);

§ Trường hợp hàng hóa, dịch vụ khơng thể cung cấp bởi nhà thầu nào khác (ví dụ

kết quả nghiên cứu, thử nghiệm);

§ Trường hợp hàng hóa, dịch vụ là loại bổ sung cho hàng hóa, dịch vụ đã được

cung cấp trước đó bởi một số nhà thầu nhất định mà việc thay đổi nhà thầu gây ra bất tiện đáng kể hoặc làm tăng chi phí gấp đơi;

§ Trường hợp hàng hóa được mua trên thị trường tương lai;

§ Trường hợp có xuất hiện điều kiện ưu đãi đặc biệt chỉ xuất hiện trong thời gian

ngắn (ví dụ hàng thanh lý);

§ Trường hợp hợp đồng thầu được trao cho nhà thầu là người thắng cuộc trong

cuộc thi trước đó về việc mua sắm này;

§ Trường hợp với hợp đồng xây dựng, gói thầu phát sinh khơng nêu trong hợp

đồng thầu ban đầu nhưng phải nằm trong mục tiêu đấu thầu ban đầu và chỉ trở nên cần thiết do hồn cảnh khách quan, khơng lường trước, và giá trị dưới 50% hợp đồng ban đầu.

TPP quy định rõ các chủ thể mua sắm, tính chất của việc mua sắm, và loại hàng hóa, dịch vụ mua sắm phải tuân thủ nguyên tắc trên (không phải mọi khoản mua sắm công và không căn cứ theo nguồn gốc vốn). Về chủ thể mua sắm, trong khi các khoản mua sắm của 21 Bộ, Ngành thuộc Chính phủ (Cục, vụ, đợn vị trực thuộc được liệt kê cụ thể) và một số Cơ quan khác (Bệnh viện Trung ương, Viện hàn lâm khoa học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Thơng tấn xã) chịu điều chỉnh bởi các nguyên tắc mở cửa thị trường, các khoản mua sắm của cơ quan cấp địa phương không nằm trong phạm vi điều chỉnh của TPP.

Ngưỡng giá trị mua sắm phải tuân thủ TPP cũng được phân loại theo nhóm chủ thể mua sắm đó. Ví dụ với các cơ quan trung ương, ngưỡng với gói thầu xây dựng là 65.200.000 SDR16 (khoảng 2000 tỷ đồng) trong giai đoạn 2018-2023, và giảm dần xuống và duy trì mức 8.500.000 SDR (khoảng 264 tỷ đồng) từ năm 2034. Với hàng hóa, dịch vụ khác, ngưỡng là 2.000.000 (khoảng 62 tỷ đồng) trong giai đoạn 2018-2023, giảm dần xuống và duy trì mức 130.000 SDR (khoảng 40 tỷ đồng) từ năm 2044. Lưu ý là các biện pháp chia nhỏ gói thầu bị ngăn cấm trong TPP.

Về loại hàng hóa, dịch vụ mua sắm, TPP đưa ra một danh mục các ngoại lệ chung áp dụng cho các thành viên và Việt Nam đưa ra yêu cầu của mình trong danh sách ngoại lệ riêng. Danh sách ngoại lệ chung của TPP bao gồm các nhóm hàng hóa, dịnh vụ liên quan đến:

§ Biện pháp cần thiết để bảo vệ đạo đức, trật tự xã hội; tính mạng, sức khỏe con

người, động thực vật;

§ Hàng hóa, dịch vụ của người khuyết tật, của tổ chức nhân đạo, của lao động tù

nhân;

§ Hoạt động liên quan đến mua bán, cho thuê bất động sản; thỏa thuận hợp đồng

phi thương mại;

§ Liên quan tới chức năng tài chính của nhà nước; tuyển dụng cơng chức, viên

chức;

§ Mua sắm trong khuôn khổ hỗ trợ quốc tế hay theo các thỏa thuận quốc tế riêng; § Mua sắm hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng bên ngồi lãnh thổ (ví dụ tại các đại sứ

quán).

Một phần của tài liệu Việt Nam với Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP):TỪ PHÊ CHUẨN TỚI THỰC HIỆN (Trang 55 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)