n Trog các ăm tiếp theo: Có doah thu từ hoạt độg kih doah vượt gưỡg chug trog ba ăm liề trước (gưỡg
2.3.11. Các cam kết về Cạnh tranh và Doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs)
TPP có một chương đề cập cam kết của các thành viên về tạo dựng môi trường cạnh tranh, thúc đẩy thương mại và đầu tư. Mặc dù không đưa ra các chính sách cụ thể, TPP yêu cầu các chính sách, pháp luật của các thành viên phải đảm bảo một số yêu cầu chung, ví dụ:
n Ban hành và thực thi pháp luật cạnh tranh quốc gia để xử lý các hoạt động phản cạnh tranh;
n Duy trì cơ quan thực thi pháp luật cạnh tranh, trên nguyên tắc không phân biệt đối xử (về quốc tịch);
n Thực thi chính sách bảo vệ người tiêu dùng;
n Đảm bảo các thủ tục tố tụng cạnh tranh (được phép tiếp cận thơng tin, có cơ hội để đưa chứng cứ bảo vệ mình, bảo vệ bí mật kinh doanh);
n Hợp tác giữa các thành viên thông qua thông báo, tham vấn và trao đổi thông tin. Về tổng thể, TPP không đặt ra các u cầu hồn tồn mới về chính sách cạnh tranh so với hệ thống pháp luật hiện hành của Việt Nam. Tuy nhiên, TPP có các quy định chi tiết về các cơ chế tố tụng cạnh tranh mà doanh nghiệp có thể sử dụng để chống lại hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Điều này đi xa hơn so với quy định hiện tại chỉ cho phép khiếu nại hành chính, xử phạt hành chính và khơng có cơ chế bồi thường thiệt hại của pháp luật hiện hành.
Tương tự như trường hợp cam kết liên quan đến cạnh tranh, các cam kết liên quan đến chính sách với SME khơng chịu sự điều chỉnh của Cơ chế giải quyết tranh chấp cấp nhà nước trong TPP. Các thành viên TPP không cam kết các ưu đãi, cơ chế riêng cho SME mà nhấn mạnh tầm quan trọng của việc cung cấp thông tin cho SME để tạo điều kiện nhóm này tận dụng được các cơ hội từ TPP. Theo đó, các nước thành viên phải thiết lập và duy trì một website về TPP cho SME. Đồng thời một ủy ban về SME của TPP cũng được thành lập làm đầu mối cho những nỗ lực hợp tác giữa các nước trong hoạt động hỗ trợ SME.