Tác động của TPP tới xã hộ

Một phần của tài liệu Việt Nam với Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP):TỪ PHÊ CHUẨN TỚI THỰC HIỆN (Trang 74 - 77)

17 Tăng thê mở đây là so với kịch bản khơng có TPP Tồn bộ trị giá tăng thêm này đã được quy đổi về giá cố định năm

2.4.2. Tác động của TPP tới xã hộ

Về tổng thể, TPP sẽ tác động đến các khía cạnh xã hội bằng các quy định ràng buộc trong nội dung hiệp định hoặc gián tiếp thơng qua q trình tăng trưởng kinh tế, mở rộng cơ hội việc làm và nâng cao thu nhập.

a. Tác động tới người lao động

Nếu như mục đích của Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) là tạo ra một thị trường chung tiềm năng, thu hút đầu tư từ các nước ngoại khối, thì TPP lại hướng tới tăng cường hình thành chuỗi cung ứng và đầu tư nội khối. Chính vì vậy, thị trường lao động Việt Nam sẽ khơng có nhiều biến động gây ra bởi vấn đề dịch chuyển lao động, di cư trong TPP. Một trong những tác động được kỳ vọng của TPP là tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho người lao động. Các cơ hội xuất khẩu đi cùng với dịng vốn đầu tư nước ngồi và quá trình mở rộng sản xuất sẽ tạo ra nhiều cơ hội việc làm hơn cho người lao động, đặc biệt lao động phổ thơng và có kỹ năng trung bình trong các ngành dệt may, giày dép.

Nghiên cứu của Minor và cộng sự (2015) chỉ ra rằng các ngành có định hướng xuất khẩu và mở rộng sản xuất nhờ TPP sẽ thu hút lao động từ các ngành với năng lực cạnh tranh thấp hơn trong nền kinh tế. Theo đó lao động sẽ chuyển từ nơng nghiệp, khai khống, dịch vụ sang công nghiệp chế tác. Đặc biệt, lao động phổ thơng có thể rút ra khỏi ngành nơng nghiệp (chiếm tới 55% tổng lao động phổ thông trong nền kinh tế) để hỗ trợ việc mở rộng sản xuất cơng nghiệp.

Cùng với đó, mức lương của người lao động cũng tăng nhờ tác động của TPP, mức tăng khác nhau khơng đáng kể với các nhóm lao động. Minor và cộng sự (2015) ước tính rằng mức lương của lao động phổ thông tăng khoảng 11% vào năm 2025 so với khi khơng thực hiện TPP. Các nhóm lao động cịn lại được hưởng mức tăng lương khoảng gần 10%.

Một vai trò khác TPP là nâng cao quyền lợi cho người lao động tại Việt Nam. Theo cam kết song phương của Việt Nam với Hoa Kỳ, Việt Nam sẽ cho phép thành lập các tổ chức nghiệp đoàn độc lập theo khung thời gian nhất định. Theo đó, kể từ thời điểm TPP có hiệu lực, trong vịng 05 năm, Việt Nam phải xây dựng được khuôn khổ pháp lý, tạo điều kiện thi hành cam kết trên. Điều này chắc chắn sẽ tăng cường quyền của người lao động Việt Nam, nâng cao sức mạnh đàm phán với doanh nghiệp và chính quyền để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình trong quá trình lao động. Cam kết này cũng thúc đẩy sự hình thành các hiệp hội, nghiệp đồn liên kết giữa những người lao động trong cùng một vùng, một ngành. Tiếng nói của người lao động do đó sẽ có sức ảnh hưởng lớn hơn nhiều so với trước đây.

Thêm vào đó, cam kết này cũng tạo ra nhiều trách nhiệm giải trình hơn đối với doanh nghiệp và chính quyền trong q trình tun truyền, phổ biến chính sách của mình đối với người lao động. Nó đặt ra những u cầu chính trị cho Tổng Liên đồn lao động Việt Nam cũng như các cơng đồn cơ sở cần phải thay đổi cách hoạt động nếu muốn thực sự trở thành tiếng nói của người lao động trong những năm tới, do sức ép cạnh tranh có thể xuất hiện từ các nghiệp đồn độc lập.

Sự hình thành các nghiệp đồn độc lập có thể là những viên gạch đầu tiên tạo nên sự phát triển của hiệp hội, các tổ chức phi Chính phủ của Việt Nam. Đây là thành phần khơng thể thiếu trong q trình xây dựng nền kinh tế thị trường hiện đại theo định hướng XHCN dựa trên ba trụ cột thị trường, nhà nước, và xã hội18.

18 Trương Đình Tuyển (2015), Kinh tế thị trường hiện đại theo định hướng XHCN là gì? Thời báo Kinh tế Sài Gịn, http://www.thesaigontimes.vn/128900/Kinh-te-thi-truong-hien-dai-theo-dinh-huong-XHCN-la-gi.html, http://www.thesaigontimes.vn/128900/Kinh-te-thi-truong-hien-dai-theo-dinh-huong-XHCN-la-gi.html, truy cập ngày 7/4/2016

b. Tác động tới sự phát triển bền vững của xã hội

Hiệp định TPP có thể mang lại những tác động tích cực đến mục tiêu bình đẳng giới của Việt Nam. Phụ nữ được khuyến khích tham gia nhiều hơn vào các hoạt động kinh tế thông qua các cam kết của Chính phủ Việt Nam trong việc hợp tác, tăng cường năng lực của phụ nữ, bao gồm cả người lao động và chủ doanh nghiệp (Điều 23.4, chương 23). Những hoạt động này có thể bao gồm việc tư vấn hoặc đào tạo thông qua trao đổi cán bộ, trao đổi thông tin và kinh nghiệm trong các lĩnh vực: (i) các chương trình hỗ trợ phụ nữ xây dựng kỹ năng và năng lực, tăng cường khả năng tiếp cận với thị trường, cơng nghệ và tài chính; (ii) xây dựng mạng lưới các lãnh đạo nữ; và (iii) xác định những thực hành tốt nhất về tạo dựng môi trường làm việc linh hoạt.

Khía cạnh mơi trường cũng sẽ được cải thiện khi TPP yêu cầu Chính phủ các nước thành viên trong đó có Việt Nam phải có chính sách bảo vệ môi trường tự nhiên theo hướng chặt chẽ hơn, nâng dần mức độ bảo vệ, tăng tính minh bạch và đảm bảo quyền của tổ chức, cá nhân trong việc kiện đòi bồi thường hoặc khắc phục hậu quả của sự suy giảm môi trường lên Ủy ban Môi trường của TPP. Việc thực hiện các điều khoản trong TPP sẽ giúp các tổ chức, cá nhân tăng thêm quyền giám sát và bảo vệ môi trường, tạo thêm trách nhiệm giải trình của doanh nghiệp và chính quyền trong q trình đầu tư, sản xuất, hoạt động thương mại. Nếu người dân có thể tận dụng tốt những quy định này, đây sẽ là cơ sở tốt để nâng cao chất lượng môi trường họ đang trực tiếp sinh sống, là tiền đề vững chắc cho phát triển nhanh và bền vững.

Những quy định về việc thúc đẩy và khuyến khích hoạt động bảo vệ mơi trường, như về bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học (Điều 20.13), về bảo vệ đa dạng sinh học khỏi sinh vật ngoại lai xâm lấn (Điều 20.14), hay về đánh bắt hải sản (Điều 20.16) mặc dù sẽ tạo ra một số chi phí kinh tế cho Việt Nam nhưng đồng thời sẽ đảm bảo tính bền vững của tăng trưởng. Những quy định này của TPP sẽ ngăn cản sự xuống cấp về mơi trường đang có xu hướng diễn ra nhanh hơn thời gian gần đây ở Việt Nam và gây hậu quả lớn, lâu dài đến toàn xã hội. Đặc biệt trong khn khổ TPP, Việt Nam có thể nhận được những hỗ trợ từ các quốc gia thành viên khác theo quy định về việc tạo hành lang pháp lý để các nước hợp tác, hỗ trợ nhau chuyển đổi sang một nền kinh tế ít phát thải và có sức chống chịu (Điều 20.15).

Một tác động xã hội đáng chú ý khác của TPP là ở khía cạnh khuyến khích các chương trình đầu tư vào Giáo dục, Khoa học và Cơng nghệ, và Đổi mới (Điều 23.5, chương 23). Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội để trao đổi các kinh nghiệm, nhận viện trợ quốc tế liên quan tới đầu tư cho lĩnh vực này, thông qua Ủy ban Phát triển của TPP.

Tóm lại, TPP cho thấy nỗ lực của các nước thành viên trong quá trình tạo dựng nền tảng phát triển bền vững, điều này thể hiện ở những chương dành riêng để nói về vấn đề phát triển (chương 23) và bảo vệ môi trường (chương 20). Đây là nhưng khuôn khổ thể chế cần thiết để Việt Nam không đi vào vết xe đổ của nhiều quốc gia đã phải trả giá đắt trên khía cạnh mơi trường sống và mơi trường xã hội khi hướng tới mục tiêu tăng trưởng kinh tế, trong đó Trung Quốc là một ví dụ nổi bật gần đây.

Một phần của tài liệu Việt Nam với Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP):TỪ PHÊ CHUẨN TỚI THỰC HIỆN (Trang 74 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)