Cam kết về Môi trường

Một phần của tài liệu Việt Nam với Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP):TỪ PHÊ CHUẨN TỚI THỰC HIỆN (Trang 67 - 69)

n Trog các ăm tiếp theo: Có doah thu từ hoạt độg kih doah vượt gưỡg chug trog ba ăm liề trước (gưỡg

2.3.10. Cam kết về Môi trường

Khơng có tiêu chí mới hay các quy định cụ thể về tiêu chuẩn môi trường cụ thể nào được đưa ra trong TPP. Tuy nhiên TPP yêu cầu các nước thành viên tập trung vào thực hiện một cách có trách nhiệm và có hiệu quả các cam kết môi trường đa phương, song phương mà các nước thành viên đã tham gia và nhấn mạnh việc các nước cần tập trung vào việc thực hiện các quy định về mơi trường của mình như một ngun tắc trong hiệp định. TPP không yêu cầu các quốc gia thành viên đưa ra một chính sách, quy định cụ thể nào về vấn đề môi trường riêng cho TPP mà khuyến khích các nước tăng cường thực hiện các quy định hiện có của mỗi quốc gia. Ví dụ, TPP yêu cầu các nước thành viên thực hiện hiệu quả các nghị định thư, công ước về môi trường, đa dạng sinh học, kiểm sốt ơ nhiễm, kiểm sốt hóa chất độc hại, khó phân hủy đã ký kết, cũng như khuyến khích các nước thành viên xây dựng hệ thống chính sách, pháp luật mơi trường, đa dạng sinh học, quản lý rừng, quản lý thủy sản theo hướng nâng cao dần mức độ bảo vệ. Trong đó, các nước thành viên TPP cần phải thiết lập cơ chế để các bên bị thiệt hại có thể kiện địi bồi thường bên gây ra hậu quả về môi trường. TPP cũng yêu cầu các thành viên thành lập đầu mối về chương môi trường. Các tranh cãi và khiếu kiện, yêu cầu cung cấp thông tin liên quan đến vấn đề môi trường của cá nhân, công ty, tổ chức hay quốc gia đều được nộp qua bộ phần đầu mối của các nước để tham vấn, trao đổi với các nước thành viên hoặc song phương giữa hai nước thành viên.

Các yêu cầu cụ thể trong vần đề môi trường tập trung vào một số điểm như:

n Đa dạng sinh học: TPP yêu cầu các nước có các hoạt động cụ thể để bảo vệ đa dạng sinh học và bảo tồn các giá trị đa dạng sinh học của mình cũng như của các nước khác.

n Quản lý rừng bền vững: TPP khuyến khích các nước thành viên áp dụng hệ thống quản lý rừng bền vững và hệ thống chứng chỉ rừng nhằm quản lý việc khai thác sử dụng gỗ hiệu quả và bền vững hơn.

n Giảm phát thải: TPP khuyến khích các nước thành viên có các hình thức quản lý mơi trường, bảo vệ rừng, hệ sinh thái tốt hơn nhằm tăng khả năng hấp thụ carbon và giảm phát thải vào khí quyển.

n Quản lý buôn bán động thực vật hoang dã bất hợp pháp: Vấn đề quản lý buôn bán động thực vật hoang dã bất hợp pháp được nêu như một trong các điểm nhấn trong chương môi trường mà các nước cần thực hiện các hoạt động phù hợp. Trong đó, Cơng ước quốc tế bn bán các loại động, thực vật hoang dã

nguy cấp (CITES) được nêu như một công cụ để các nước sử dụng và cam kết có các hoạt động phù hợp nhằm thực hiện công ước một cách hiệu quả.

n Trợ cấp đánh bắt: cần có các thay đổi về trợ cấp nghề cá, đặc biệt là đối với các sản phẩm của nghề cá hướng tới thị trường TPP.

n Quản lý thủy sản bền vững: Các thành viên cần có các biện pháp quản lý thủy sản bền vững hơn, đặc biệt tập trung vào các loài thủy sản nguy cấp.

n Tự vệ trước các sinh vật ngoại lai: Các nước cần có các biện pháp quản lý các lồi ngoại lai xâm hại, đảm bảo rằng các loài, hệ sinh thái trong nước sẽ được bảo vệ và cũng nhằm không gây tổn hại tới các loài, hệ sinh thái tự nhiên của các nước khác.

n Biện pháp bảo tồn: Tăng cường các biện pháp bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học, chú trọng vào các loài nguy cấp, bị đe dọa, chú trọng vào quản lý các hệ sinh thái tự nhiên, các khu bảo tồn đã được thiết lập.

n Cần có các biện pháp phối hợp với các nước trong hoạt động bảo tồn và trợ giúp các nước thành viên quản lý các loài đang được các nước bảo vệ.

n Chính sách đối với các loại hàng hóa, dịch vụ thân thiện/có lợi cho mơi trường: Cần có các hoạt động khuyến khích phát triển các hoạt động dịch vụ và hàng hóa thân thiện với mơi trường, với nền kinh tế giảm phát thải và chống chịu tốt hơn. Về cơ bản, khơng có tiêu chí mới hay các quy định cụ thể về tiêu chuẩn môi trường cụ thể nào được đưa ra trong TPP. Tuy nhiên, TPP yêu cầu các nước thành viên tập trung vào thực hiện một cách có trách nhiệm và có hiệu quả các cam kết mơi trường đa phương, song phương mà các nước thành viên đã tham gia và nhấn mạnh việc các nước cần tập trung vào thực hiện các quy định về mơi trường của mình một cách hiệu quả. TPP không yêu cầu các quốc gia thành viên đưa ra một chính sách, quy định cụ thể nào về vấn đề môi trường riêng cho TPP mà khuyến khích các nước tăng cường thực hiện hiệu quả hơn các quy định hiện có của mỗi quốc gia.

Nhìn chung mức độ cam kết về các vấn đề cụ thể không quá ngặt nghèo và phần lớn đã được quy định trong hệ thống pháp luật của Việt Nam. Do đó, các cam kết mơi trường trong TPP khơng có tác động lớn tới pháp luật, chính sách hiện hành của Việt Nam. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là Việt Nam cần xây dựng một lộ trình cụ thể, rõ ràng nhằm cụ thể hóa các hành động để thực hiện các vấn đề nêu ra ở chương này để chứng minh cam kết của mình. Bên cạnh đó, cũng cần đánh giá cụ thể hơn về vấn đề trợ cấp nghề cá có thể là vấn đề ảnh hưởng tới Việt Nam vì theo yêu cầu các thành viên TPP phải loại bỏ trợ cấp dẫn đến việc đánh bắt không bền vững các nguồn lợi thủy sản. Thêm vào đó, Việt Nam cũng cần thực hiện các đánh giá chuyên ngành cụ thể hơn, chi tiết hơn về các tác động tiềm tàng (có lợi, bất lợi) của TPP với các ngành có liên quan chương mơi trường. Cụ thể một số vấn đề cần có đánh giá và phân tích chi tiết hơn như bảo vệ môi trường chung, khai thác thủy sản, quản lý rừng, bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ các lồi nguy cấp, bn bán động thực vật hoang dã, quản lý lồi ngoại lai xâm hại. Qua đó, có thể có những biện pháp củng cố hệ thống pháp luật, thực thi hiệu

quả nhằm đáp ứng các yêu cầu của TPP. Trong các quy định về môi trường của TPP, liên quan đến vấn đề trợ cấp đánh bắt cá trên biển có quy định các thành viên TPP phải loại bỏ trợ cấp đánh bắt gây bất lợi tới tình trạng bền vững của nguồn lợi thủy sản và trợ cấp với tàu cá bất hợp pháp từ năm 2021. Tuy nhiên, Việt Nam có thể gia hạn thêm 2 năm đến năm 2023.

Đối với Việt Nam, mức độ cam kết về môi trường sẽ là cơ hội tốt để chúng ta cải thiện hệ thống pháp luật, chính sách theo hướng phát triển bền vững.

Một phần của tài liệu Việt Nam với Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP):TỪ PHÊ CHUẨN TỚI THỰC HIỆN (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)