Tác động của TPP tới thể chế-pháp luật

Một phần của tài liệu Việt Nam với Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP):TỪ PHÊ CHUẨN TỚI THỰC HIỆN (Trang 77 - 82)

17 Tăng thê mở đây là so với kịch bản khơng có TPP Tồn bộ trị giá tăng thêm này đã được quy đổi về giá cố định năm

2.4.3. Tác động của TPP tới thể chế-pháp luật

TPP với các tiêu chuẩn rất cao về quản trị minh bạch và hành xử khách quan của bộ máy nhà nước sẽ có những tác động nhất định tới bốn khía cạnh trong thể chế pháp luật Việt Nam: (i) xây dựng bộ máy pháp quyền; (ii) cải cách hành chính cơng; (iii) cải cách DNNN và (iv) các thể chế quy định trong từng lĩnh vực.

a. Tác động tới xây dựng bộ máy pháp quyền

TPP sẽ tạo áp lực đẩy nhanh việc hoàn thiện nhà nước pháp quyền XHCN, trong đó có đẩy mạnh cải cách hành chính và chống tham nhũng. Điều này một mặt đặt ra những thách thức lớn cho bộ máy lập pháp và hành pháp của Việt Nam. Tuy nhiên, mặt khác đây cũng là những tiêu chuẩn mà Việt Nam đang cố gắng hướng đến để xây dựng một nhà nước theo tơn chỉ của dân, do dân và vì dân.

Tác động rõ nhất để thực thi cam kết trong TPP, Việt Nam sẽ phải điều chỉnh, sửa đổi một số quy định pháp luật về đầu tư, đấu thầu, lao động, sở hữu trí tuệ… cho phù hợp với các quy định trong hiệp định và thông lệ quốc tế. Tuy nhiên, tác động lớn hơn có thể nằm ở khía cạnh ứng xử của các cơ quan hành pháp, tư pháp với pháp luật. Trong TPP quy định cơ chế các nhà đầu tư nước ngồi có thể khởi kiện một Chính phủ nếu ứng xử sai quy tắc và gây thiệt hại cho họ. Trong hoàn cảnh của Việt Nam, khi hệ thống pháp luật cịn chưa hồn thiện, vẫn đang trong giai đoạn xây dựng và bồi đắp, đây là một trong những rủi ro rất lớn đối với Nhà nước Việt Nam. Tuy nhiên, đây đồng thời cũng là điều kiện cần thiết để thúc đẩy ý thức thượng tôn pháp luật của các cơ quan hành pháp, tránh những hành động tùy tiện có thể gây thiệt hại đến khu vực tư nhân. Hai nước ASEAN khác cùng tham gia TPP với Việt Nam là Malaysia và Singapore đều cho thấy mức độ cao về bộ máy pháp quyền. Vì vậy, với những nỗ lực mà TPP đặt ra trong một sân chơi chung, doanh nghiệp và người dân Việt Nam kỳ vọng Việt Nam sẽ cải cách mạnh mẽ bộ máy pháp quyền, nâng cao chất lượng ngang tầm với các đối tác như Singapore hay Malaysia, tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho các hoạt động đầu tư, phát triển bền vững. Tuy nhiên, kỳ vọng đó cịn phụ thuộc rất lớn vào nỗ lực thực hiện các cam kết trong TPP của Việt Nam cũng như khả năng tận dụng những cải cách bắt buộc, đẩy thêm vào những cải cách toàn diện trong quá trình thực thi pháp luật. Thách thức dành cho Việt Nam đặc biệt lớn khi phải tuân thủ nguyên tắc minh bạch trong TPP, vốn được nhắc tới xuyên suốt và quy định riêng ở Chương 26: Minh bạch hóa và chống tham nhũng. Luật tiếp cận thơng tin của Việt Nam đang trong giai đoạn dự thảo và nếu ra đời sẽ là một sự chuẩn bị tốt để đáp ứng các tiêu chí về minh bạch trong TPP. Luật sẽ tạo cơ chế cho phép nhiều hơn sự tham gia của người dân trong quá trình đối chất luật lệ, quy trình thủ tục hành chính, tăng cường hơn nữa tính minh bạch của chính quyền.

b. Tác động tới cải cách hành chính

Việt Nam đang ở trong giai đoạn 3 (2011 - 2020) của q trình cải cách hành chính cơng được bắt đầu từ Đại hội Đảng lần VI (1986). Mặc dù đạt được nhiều thành tựu nhất định, quá trình cải cách này đang bị “chững” lại trong vài năm trở lại đây. Theo đánh giá của Bộ Nội vụ qua chỉ số PAR Index, tiến độ cải cách hành chính để nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước cịn chậm. Giá trị trung bình PAR INDEX 2014 của 19 bộ, cơ quan ngang bộ đạt 76,99%, thấp hơn so với năm 2013 (77,25%).

Trong thời gian tới, các thủ tục hành chính, đặc biệt là cơng tác thơng quan trong hoạt động thương mại quốc tế của Việt Nam sẽ phải cải thiện mạnh mẽ để đáp ứng các cam kết trong TPP. Ví dụ, theo Điều 5. 10, trong Chương Hải Quan, TPP quy định thời gian thơng quan hàng hóa qua biên giới sẽ nhỏ hơn 48 giờ kể từ khi hàng đến. So với khả năng hiện tại của Hải quan Việt Nam, đây sẽ là những thách thức rất lớn.

Hầu hết các thủ tục xin giấy phép nhập khẩu sẽ được yêu cầu loại bỏ trong TPP, điều này sẽ cải thiện đáng kể mức độ hiệu quả trong giải quyết thủ tục xuất nhập khẩu của Việt Nam. Theo số liệu từ Ngân hàng thế giới năm 2014, giao thương hàng hóa tại biên giới của Việt Nam phải tuân thủ qua 5 giấy tờ để xuất khẩu và 8 giấy tờ để nhập khẩu, thời gian xuất khẩu hàng hóa là 21 ngày, nhập khẩu là 21 ngày, cao hơn rất nhiều so với các nước tiên tiến trong ASEAN như Singapore và Malaysia (Bảng 8). Tiến trình cải cách thủ tục xuất nhập khẩu của hải quan và các bộ ngành có liên quan sẽ giúp Việt Nam có thể theo kịp thậm chí vượt thời gian thơng quan hàng hóa đối với một số nước trong khu vực như Thái Lan, Indonesia. Điều này cũng sẽ tạo thuận lợi cho hàng hóa lưu thơng vào Việt Nam, tăng sức cạnh tranh về mặt thể chế cho Việt Nam.

Số giấy tờ

xuất khẩu Thời gian xuất khẩu (ngày) Chi phí xuất khẩu (USD) nhập khẩuSố giấy tờ

Thời gian nhập khẩu (ngày) Chi phí nhập khẩu (USD) Singapore (1) 3 6 460 3 4 440 Malaysia (5) 4 11 450 4 8 485 Thái Lan (24) 5 14 595 5 13 760 Philippines (42) 6 15 585 7 14 660 Indonesia (54) 4 17 615 8 23 660 Việt Nam (65) 5 21 610 8 21 600 Myanmar (113) 9 25 670 9 27 660 Campuchia (114) 8 22 795 9 24 930 Lào (161) 10 23 1950 10 26 1910

Bảng 8. Xếp hạng về Chỉ số Thương mại qua Biên giới, năm 2014

Ngoài ra, những thay đổi thể chế theo hướng minh bạch, giảm thiểu tham nhũng sẽ bắt buộc phải được xây dựng tại Việt Nam, những yêu cầu về thuận lợi về môi trường đầu tư cho các thành viên TPP, quy định mới về mua sắm Chính phủ, sở hữu trí tuệ... cũng sẽ phần nào gây áp lực cho vấn đề cải cách hành chính của Việt Nam, nâng cao năng lực quản lý và thực hiện dịch vụ cơng. Tuy nhiên, mức độ thay đổi cũng vẫn cịn phụ thuộc rất lớn vào quyết tâm của cả hệ thống chính trị Việt Nam trong quá trình hội nhập TPP.

c. Tác động tới thể chế, pháp luật với DNNN

Hiệp định TPP sẽ có những tác động tích cực, đẩy nhanh việc hình thành một thể chế mang tính thị trường cho hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước (DNNN). Các cam kết trong TPP yêu cầu Việt Nam phân biệt các DNNN thương mại với các DNNN được chỉ định hoạt động độc quyền trên một số thị trường. Việc này giúp phân tách chức năng kinh doanh của đa số các DNNN khỏi chức năng điều tiết nhà nước, và hình thành một cơ chế giám sát minh bạch hoạt động của các DNNN này. Cụ thể, TPP yêu cầu công khai danh sách của tất cả các DNNN và phân loại DNNN, đi kèm với thông tin về hoạt động sản xuất, kinh doanh cho thơng tin đại chúng có thể tiếp cận, điều mà hiện Việt Nam chưa thực hiện. Điều này được kỳ vọng sẽ làm hoạt động cải cách DNNN sẽ diễn ra thực chất và có hiệu quả hơn trước đây.

Do phạm vi điều chỉnh tương đối hạn chế cùng rất nhiều ngoại lệ, TPP dự kiến áp dụng với không nhiều DNNN hiện đang hoạt động. Tuy nhiên, bằng việc tiếp cận số lượng điều chỉnh DNNN theo hướng mở; chỉ đưa ra các trường hợp nào bị loại trừ một cách cụ thể, môi trường kinh doanh trong nhiều ngành ở Việt Nam vẫn được hưởng lợi một cách rõ nét.

Việt Nam có các điều khoản bảo lưu cho nhiều DNNN có thiên hướng thương mại lớn như: PetroVietnam, Vinacomin, Vietnam Airlines, Vinalines… Do đó, TPP cũng sẽ chỉ là một bản lề cải cách nếu như khơng có những nỗ lực thực sự từ hệ thống chính trị Việt Nam.

d. Tác động tới các thể chế quy định trong một số lĩnh vực

Các cam kết của Việt Nam trong TPP làm thay đổi nhiều quy định, cũng như cách tiếp cận của pháp luật trong quản lý ngành tại Việt Nam. Các cơ chế cạnh tranh, bảo vệ quyền tài sản được thiết lập rõ ràng hơn, đi cùng với đó là tính tương tác giữa các tổ chức, cá nhân và chính quyền Việt Nam sẽ thường xuyên và hiệu quả hơn.

Pháp luật liên quan tới đầu tư

Hiện tại, Luật Đầu tư 2014 đã quy định những nguyên tắc áp dụng chung cho đầu tư tại Việt Nam, đồng thời những quy định này cũng phù hợp với phần lớn các nguyên tắc của TPP về đầu tư. Tuy nhiên, theo cam kết của TPP, các tổ chức nước ngồi có thể kiện Nhà nước Việt Nam khi nhận thấy quyền lợi của các nhà đầu tư nước ngồi khơng được

bảo đảm. Do TPP yêu cầu sự minh bạch trong q trình tố tụng nên nó có thể gây bất lợi cho Nhà nước Việt Nam nếu các nhà đầu tư TPP khác cũng sử dụng lập luận tương tự để đi kiện Nhà nước Việt Nam. Đây là thách thức thực sự to lớn, Việt Nam buộc phải minh bạch quy định, trình tự, thủ tục hơn khi đối xử với các doanh nghiệp, đặc biệt các doanh nghiệp đầu tư nước ngồi trong TPP.

Nhìn từ góc độ doanh nghiệp Việt Nam, pháp luật Việt Nam hiện chưa ghi nhận quyền khởi kiện theo một cơ chế tương tự cho các nhà đầu tư nội địa. Nếu có tranh chấp với các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trong quá trình đầu tư kinh doanh, doanh nghiệp vẫn sử dụng các cơ chế giải quyết tranh chấp hiện hành, bao gồm: khiếu nại hành chính (theo pháp luật về khiếu nại), khởi kiện ra trọng tài (theo tố tụng trọng tài nội địa) và/hoặc Tịa án (theo tố tụng hành chính) với phạm vi và điều kiện theo qui định của pháp luật nội địa. Nếu khơng có cơ chế trọng tài công minh, độc lập giữa hai bên thì sự thiệt thịi sẽ nghiêng phần nhiều về phía các nhà đầu tư trong nước. Pháp luật liên quan tới đấu thầu trong mua sắm Chính phủ

Luật Đấu thầu 2013 tồn tại những điểm chưa tương thích với cách thức quy định trong TPP. Việt Nam cần có những điều chỉnh hợp lý về các hình thức đấu thầu trong Luật Đấu thầu giống cam kết của TPP bao gồm: Đấu thầu rộng rãi, Đấu thầu lựa chọn (selective tendering) và đấu thầu hạn chế (limited tendering). Đấu thầu hạn chế trong TPP gần giống với chỉ định thầu nhưng đấu thầu hạn chế sẽ được chỉ định nhiều hơn một nhà đầu tư. Luật liên quan tới đấu thầu cũng nên quy định theo hướng hạn chế dần phương pháp đấu thầu hạn chế (hay chỉ định thầu) theo những cam kết của TPP vì nó triệt tiêu tính cạnh tranh.

Tác động của TPP đối với mức độ cạnh tranh trong đa số các gói thầu cơng có thể sẽ khơng thay đổi lớn sau TPP do các quy định về giới hạn các loại hàng hóa bị điều chỉnh. Tuy nhiên, việc thực hiện theo luật đấu thấu sẽ phải trở nên minh bạch hơn dưới sức ép của TPP. Ví dụ, các gói thầu về dược phẩm sẽ dần dần được điều chỉnh công khai. Mặt khác, Việt Nam cũng có thể chủ động mở rộng phạm vi đấu thầu như cam kết với TPP cho cả các gói thầu khơng được điều chỉnh trong TPP, để tạo mơi trường cạnh tranh bình đẳng hơn, nâng cao chất lượng hàng hóa, dịch vụ trúng thầu.

Pháp luật liên quan tới nghiệp đoàn và hiệp hội

Hoạt động cơng đồn chắc chắn sẽ có những sự thay đổi rất lớn khi TPP có hiệu lực. Theo cam kết song phương với Hoa Kỳ, Việt Nam phải công nhận quyền thành lập cơng đồn cơ sở độc lập tại doanh nghiệp của người lao động. Cơng đồn này có thể độc lập với Tổng liên đoàn lao động Việt Nam và được công nhận quyền tự quyết và quyền liên kết.

Thực hiện những cam kết trong TPP, Việt Nam phải thay đổi Luật Cơng đồn 2012 và hệ thống pháp luật, thể chế liên quan. Rộng hơn, bàn đạp cải cách pháp luật về cơng đồn để xây dựng quy định về Hội theo hướng mở rộng không gian dân sự, cho phép quyền tự do thành lập Hội trong khuôn khổ pháp luật của người dân.

Pháp luật liên quan tới thương mại điện tử

Hiện tại Việt Nam chưa có luật về thương mại điện tử, quy định liên quan tới lĩnh vực này nằm trong Nghị định số 52/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định về thương mại điện tử. TPP sẽ giúp quy định của Việt Nam trong lĩnh vực này trở nên thơng thống, tăng tính tự do cho nhà cung cấp và người sử dụng. Cụ thể, các quy định sẽ phải giảm bớt hoặc loại bỏ các biện pháp kiểm soát khắt khe đối với các nhà cung cấp dịch vụ kết nối, với các doanh nghiệp sử dụng phương thức thương mại điện tử, trong đó có cả các hình thức quảng cáo, giới thiệu sản phẩm… tại các trang mạng, kể cả mạng xã hội. Theo cam kết trong TPP, luật pháp Việt Nam sẽ hướng tới hạn chế tối đa sự can thiệp của Nhà nước vào việc tiếp cận, kết nối của người tiêu dùng với các trang web thương mại điện tử. Người tiêu dùng sẽ dễ dàng truy cập các trang điện tử, thơng tin nhiều chiều. Điều đó tạo áp lực lên các báo chí chính thức của Việt Nam phải đưa tin tức đúng đắn, kịp thời và chính xác tới người dân.

Pháp luật liên quan tới phịng chống tham nhũng

Pháp luật về phòng chống tham nhũng của Việt Nam sẽ thay đổi theo hướng chặt chẽ hơn theo các cam kết trong TPP. Luật phòng chống tham nhũng cần được điều chỉnh lại định nghĩa tham nhũng, thay vì liệt kê như hiện nay, chuyển sang định nghĩa rộng hơn về hành vi tham nhũng. Theo đó, tại Chương minh bạch hóa và phịng chống tham nhũng, tham nhũng sẽ được hiểu không chỉ là hành động để mang lại lợi ích cho bản thân cơng chức, mà cho cả các trường hợp lợi ích cho một chủ thể khác, để đánh đổi lại việc công chức sẽ làm hoặc khơng làm một việc nào đó thuộc chức trách của mình. Thêm vào đó, các hình thức xử lý hình sự cho hành vi tham nhũng cũng cần nghiêm khắc hơn so với hiện hành.

TPP cũng khuyến khích một cơ chế minh bạch hơn, khuyến khích sự tham gia của khối tư nhân trong chống tham nhũng, cụ thể “áp dụng hoặc duy trì các biện pháp mà tơn trọng, thúc đẩy và bảo vệ tự do tìm kiếm, nhận, cơng bố và phổ biến thơng tin liên quan đến tham nhũng” (Điều 26.10, Hiệp định TPP).

Pháp luật liên quan tới sở hữu trí tuệ

Khi tham gia TPP, Việt Nam sẽ phải thay đổi đáng kể hệ thống pháp luật về thực thi sở hữu trí tuệ với nhiều yêu cầu chi tiết về cơ chế, cách thức, các quyền và nghĩa vụ các bên liên quan tới quá trình thực thi; các quy định, quy trình xử phạt hành vi vi phạm sở hữu trí tuệ sẽ minh bạch, khắt khe hơn nhiều so với trước đây, bao gồm cả hình thức xử lý hình sự và bồi thường thiệt hại vi phạm.

Ngoài ra, thể chế pháp luật trên các lĩnh vực như thương mại, môi trường, nguồn gốc xuất xứ, dịch vụ, cạnh tranh… cũng sẽ chịu những tác động nhất định bởi các quy định của TPP. Những quy định có xu hướng tăng tính minh bạch, cơng bằng của hệ thống pháp luật, tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh, bảo vệ quyền sở hữu và quyền khiếu nại, tố cáo những sai phạm của các tổ chức, cá nhân tham gia.

Một phần của tài liệu Việt Nam với Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP):TỪ PHÊ CHUẨN TỚI THỰC HIỆN (Trang 77 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)