Điều 50 Hiến pháp 2013.

Một phần của tài liệu Việt Nam với Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP):TỪ PHÊ CHUẨN TỚI THỰC HIỆN (Trang 45 - 49)

Nam và Hoa Kỳ tun bố bình thường hóa quan hệ ngoại giao năm 1995 và ký Hiệp định thương mại song phương Việt Nam-Hoa Kỳ (BTA) năm 2001, tạo điều kiện thúc đẩy trao đổi thương mại và đầu tư giữa hai quốc gia. Những nỗ lực hội nhập này đã mang lại nhiều tác động tích cực đến phát triển kinh tế trong nước. Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn của dòng vốn đầu tư nước ngoài, đồng thời cũng đẩy mạnh kim ngạch xuất khẩu ra thế giới. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ vào năm 2005 tăng gấp 8 lần kim ngạch năm 2000 khi Hiệp định thương mại song phương Việt Nam-Hoa Kỳ chưa được ký kết. Không lâu sau đó, Hoa Kỳ đã trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, đồng thời cũng là một trong những nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất.

Một bước ngoặt trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam là việc đàm phán thành công gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) vào năm 2006, thiết chế thương mại lớn nhất, bao gồm hầu hết các quốc gia và đóng vai trị như một “sân chơi chung” về thương mại cho các nền kinh tế. Gia nhập WTO là nền tảng để Việt Nam xây dựng các quan hệ thương mại và liên kết kinh tế trên phạm vị toàn cầu.

Khuôn khổ WTO cũng là điều kiện ban đầu để Việt Nam xây dựng các quan hệ kinh tế mang tính chiến lược hơn, mức độ mở cửa thị trường cao hơn. Liên tục trong giai đoạn 2002-2009, Việt Nam cùng các thành viên ASEAN khác đã đàm phán thành công các hiệp định thương mại với 05 đối tác thương mại lớn, bao gồm Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Australia và New Zealand. Những hiệp định thương mại tự do này có phạm vi cắt giảm thuế quan rộng, mức độ cắt giảm sâu hơn đáng kể so với khuôn khổ chung của WTO.

Bên cạnh các hiệp định được đàm phán chung cùng các nước thành viên ASEAN, Việt Nam cũng chủ động đàm phán và ký các hiệp định thương mại tự do song phương với Nhật Bản vào năm 2008, Chile năm 2011, Hàn Quốc năm 2015. Vào năm 2015, Việt Nam cũng ký kết thành công Hiệp định thương mại tự do với Liên minh Kinh tế Á-Âu (Nga–Belarus–Kazakhstan-Armenia-Kyrgyzstan)

Mặc dù lợi ích thu được từ tự do hóa thương mại đã đóng góp đáng kể cho sự phát triển kinh tế tồn cầu, tiến trình mở rộng các cam kết của các thành viên trong WTO gặp nhiều khó khăn và các nước không đi đến thống nhất chung do mâu thuẫn lợi ích giữa các bên. Vịng đàm phán Doha về mở cửa thị trường hàng nông sản, phi nông sản, dịch vụ và các vấn đề khác như sở hữu trí tuệ, nguồn gốc xuất xứ… đã khơng đi đến kết quả cuối cùng sau 15 năm đàm phán.

Xuất phát từ hạn chế trên của khuôn khổ WTO, xu hướng mới hình thành nên những khu vực thương mại tự do thế hệ mới, với mức độ cam kết mở cửa cao giữa các thành viên đã hình thành trong những năm gần đây. Hiệp định TPP là một trong số các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như vậy mà Việt Nam tham gia đàm phán, ký kết. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đã ký kết thành công Hiệp định thương mại tự do về việc thành lập Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC), và Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA).

Khuôn khổ Đối tác Phạm vi* Ký kết Hiệu lực

AFTA Nội khối ASEAN 97% 1996 1999

ACFTA ASEAN–Trung Quốc 90% 2002 2005

WTO 162 thành viên 100% 2006 2007

AKFTA ASEAN–Hàn Quốc 86% 2006 2007

AJCEP ASEAN–Nhật Bản 87% 2008 2008

VJEPA Việt Nam–Nhật Bản 92% 2008 2009

AANZFTA ASEAN–Australia–New Zealand 90% 2009 2009

AIFTA ASEAN–Ấn Độ 78% 2009 2010

VCFTA Việt Nam–Chile 89% 2011 2014

VKFTA Việt Nam–Hàn Quốc 88% 2015 2016

VCUFTA Việt Nam–Liên minh Kinh tế Á-Âu (Nga, Belarus, Kazakhstan, Armenia, Kyrgyzstan)

90% 2015 2016

AEC Nội khối ASEAN 97% 2015 2015

EVFTA Việt Nam-EU 99% 2015 2018**

TPP 12 nước thành viên 100% 2016 2018**

RCEP ASEAN và 6 đối tác khu vực đã ký kết FTA (Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Australia, New Zealand, Ấn Độ)

Đang đàm phán

VEFTA Việt Nam- Khối EFTA (Thụy Sĩ, Na-uy, Ai- xơ-len, Leichtenstein)

VIFTA Israel

Bảng 1. Các Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam đã ký kết đến nay

Ghi chú: *Số dòng thuế; ** Dự kiến Nguồn: Nguyễn Đức Thành và Nguyễn Thị Thu Hằng (2015) và tác giả tổng hợp

Như vậy, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam đã và đang diễn ra theo một lộ trình tương đối tuần tự, bắt đầu từ các đối tác khu vực, có trình độ phát triển khơng quá chênh lệch, mở rộng dần quan hệ hợp tác với các nước trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương nhưng ở trình độ phát triển cao hơn như Hàn Quốc, Nhật Bản, Australia hay New Zealand, và tiến xa hơn khi đặt quan hệ tự do hóa thương mại với các khu vực kinh tế trọng tâm của thế giới như Hoa Kỳ hay EU.

Hiệp định TPP được Việt Nam và 11 đối tác thành viên khác ký kết vào đầu năm 2016 là một dấu mốc mới trong tiến trình hội nhập kinh tế thế giới của Việt Nam. Đây là FTA có nội dung cam kết rộng nhất, chặt chẽ nhất, và tiên tiến nhất mà Việt Nam gia. Việc TPP được ký kết thành công là một động lực cũng như cơ sở quan trọng để Việt Nam

và các bên liên quan đẩy nhanh tiến độ đàm phán các FTA quan quan trọng khác, đặc biệt là RCEP bao gồm ASEAN và 6 nước đối tác thương mại đã có thỏa thuận thương mại tự do với khối.

2.2. Tiến trình đàm phán, ký kết Hiệp định TPP của Việt Nam

Nền tảng ban đầu của hiệp định TPP bắt nguồn từ Hiệp định Đối tác kinh tế do nguyên thủ 3 quốc gia Chile, New Zealand và Singapore phát động đàm phán tại Hội nghị Cấp cao APEC tổ chức tại Mexico năm 2002. Sau đó, Brunei gia nhập với tư cách sáng lập viên vào tháng 4/2005 trước khi vịng đàm phán cuối cùng kết thúc, và hình thành nên Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược Xuyên Thái Bình Dương (TPSEP) với 04 nước thành viên ban đầu (cịn gọi là nhóm P4). TPSEP được ký kết vào ngày 3/6/2005, chính thức có hiệu lực từ năm 2006; và được coi như một tiền đề để Singapore và các nước sáng lập viên khác, vốn là các nước có chính sách thương mại rất cởi mở, triển khai ý tưởng hình thành một Khu vực Mậu dịch Tự do Châu Á-Thái Bình Dương (FTAAP) bao gồm 21 thành viên của APEC. Do đó, tuy nằm ngồi khn khổ hoạt động của APEC nhưng các quốc gia APEC đều có thể đàm phán gia nhập TPSEP nhờ tính mở cao của hiệp định này.

Do quy mơ kinh tế cũng như ảnh hưởng chính trị của các nước P4 tương đối nhỏ, TPSEP hầu như không thu hút được sự chú ý lớn của các nước. Một bước ngoặt diễn ra vào đầu năm 2008 khi Hoa Kỳ, nền kinh tế lớn nhất thế giới, đồng ý tham gia đàm phán với P4 liên quan đến vấn đề tự do hóa thương mại trong lĩnh vực dịch vụ tài chính và đầu tư. Cuối 9/2008, Hoa Kỳ tuyên bố bắt đầu cùng các nước P4 thương thuyết về TPP. TPP trở nên rất hấp dẫn với các quốc gia chưa có FTA với Hoa Kỳ nhờ cơ hội mở rộng thị trường xuất khẩu sang thị trường này. Ngay sau đó tại hội nghị APEC được tổ chức tại Peru tháng 11/2008, Australia và Peru đã quyết định tham gia TPP và đưa tổng số thành viên tham gia đàm phán lên con số 7. Sự kiện này hứa hẹn mở ra vòng đàm phán thứ nhất của TPP vào 3/2009. Tuy nhiên, tình hình chính trị nội bộ phức tạp tại Mỹ sau khi Barack Obama nhậm chức vào 1/2009 đã trì hỗn phiên đàm phán này cho đến 15-19/3/2010 tại Melbourne, Australia.

Về phía Việt Nam, Singapore đã nhiều lần mời Việt Nam tham gia cùng với P4 trong TPSEP. Khi tuyên bố tham gia TPP, Hoa Kỳ cũng đã mời Việt Nam cùng tham gia hiệp định này. Việc Hoa Kỳ quyết định tham gia đàm phán với P4 để hình thành nên TPP, đã làm thay đổi sâu sắc hiệp định và những lợi ích mang lại từ TPP cho các nước thành viên lớn hơn nhiều so với TPSEP trước đây. Trong bối cảnh đó, Việt Nam đã cân nhắc việc tham gia đàm phán TPP. Đầu năm 2009, Việt Nam đã tỏ ý quan tâm tới việc tham gia Hiệp định TPP bằng việc trở thành thành viên liên kết, quan sát các vòng đàm phán. Sau 3 phiên đàm phán TPP tham gia với tư cách thành viên liên kết, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã thông báo Việt Nam sẽ chính thực tham gia hiệp định TPP vào tháng 10/2010 tại hội nghị thượng đỉnh APEC tại Yokohama.

Vòng Ngày Địa điểm Các nước tham gia

1 15-19/3/2010 Melbourne, Australia P-4, Mỹ, Australia, Peru, Việt Nam Nam

2 14-18/6/2010 San Francisco, Mỹ3 5-8/10/2010 Brunei 3 5-8/10/2010 Brunei

P-9: P-4, Mỹ, Australia, Peru, Việt Nam, Malaysia

4 6-10/12/2010 Auckland, New Zealand5 14-18/2/2011 Santiago, Chile 5 14-18/2/2011 Santiago, Chile 6 24/3–1/4/2011 Singapore

7 15-24/6/2011 TP Hồ Chí Minh, Việt Nam8 6-15/9/2011 Chicago, Mỹ 8 6-15/9/2011 Chicago, Mỹ

9 22-29/10/ 2011 Lima, Peru

10 5-9/9/2011 Kuala Lumpur, Malaysia11 2-9/3/2012 Melbourne, Australia 11 2-9/3/2012 Melbourne, Australia 12 8-18/5/2012 Dallas, Mỹ

13 2-10/7/2012 San Diego, Mỹ14 6-15/9/2012 Virginia, Mỹ 14 6-15/9/2012 Virginia, Mỹ

15 3-12/12/2012 Auckland, New Zealand

P-11: P-9, Canada, Mexico 16 4-13/3/2013 Singapore

17 15-24/5/2013 Lima, Peru

18 14-24/7/2013 Kota Kinabalu, Malaysia 12 nước tham gia đàm phán: P-11, Nhật Bản P-11, Nhật Bản

Một phần của tài liệu Việt Nam với Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP):TỪ PHÊ CHUẨN TỚI THỰC HIỆN (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)