TỪ PHÊ CHUẨN TỚI THỰC HIỆN

Một phần của tài liệu Việt Nam với Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP):TỪ PHÊ CHUẨN TỚI THỰC HIỆN (Trang 82 - 85)

3.1. Quốc hội Việt Nam với việc Phê chuẩn Hiệp định TPP

3.1.1. Cơ sở Pháp lý của việc Phê chuẩn Hiệp định TPP

Mặc dù các bộ trưởng thương mại đại diện cho Chính phủ 12 nước thành viên đã chính thức ký Hiệp định TPP vào ngày 4/2/2016 tại thành phố Auckland, New Zealand, để Hiệp định TPP có hiệu lực, Hiệp định này cần được phê chuẩn theo quy định của pháp luật mỗi nước. Theo thống nhất của 12 nước thành viên, Hiệp định TPP sẽ chỉ có hiệu lực theo một trong ba kịch bản:

Kịch bản 1: Tất cả các nước thành viên hoàn tất các thủ tục phê chuẩn nội bộ của mình,

khi đó TPP sẽ có hiệu lực sau 60 ngày kể từ ngày các nước thơng báo cho New Zealand (nước đóng vai trị cơ quan lưu chiểu của Hiệp định).

Kịch bản 2: Có quốc gia khơng hồn thành thủ tục phê chuẩn nội bộ trong thời hạn

02 năm kể từ ngày ký nhưng có ít nhất 06 quốc gia hồn thành và chiếm ít nhất 85% tổng GDP của khu vực (tính theo số liệu năm 2013, tức phải bao gồm cả Hoa Kỳ và Nhật Bản), TPP sẽ có hiệu lực sau 60 ngày kể từ khi kết thúc thời hạn 2 năm đó;

Kịch bản 3: Quá thời hạn 02 năm kể từ ngày ký, TPP định sẽ có hiệu lực sau 60 ngày khi

có đủ số lượng từ 06 quốc gia trở lên và chiếm ít nhất 85% tổng GDP của khu vực hoàn thành thủ tục phê chuẩn.

Với các kịch bản 2 và 3, TPP chỉ có hiệu lực đối với các nước đã hồn tất q trình phê chuẩn “đợt đầu”. Các nước thành viên phê chuẩn sau đó, phải thơng báo với các nước đã thơng qua và trong vịng 30 ngày, Hội đồng TPP bao gồm đại diện các nước thành viên đã phê chuẩn TPP sẽ quyết định xem có đồng ý để Hiệp định có hiệu lực với nước thơng báo đó khơng.

3.1.2. Vai trị của Quốc hội đối với việc phê chuẩn Hiệp định TPP

Vai trò của Quốc hội trong việc phê chuẩn các điều ước quốc tế được quy định tại Hiến pháp năm 2013 (khoản 14 Điều 70), theo đó Quốc hội có thẩm quyền “Phê chuẩn, quyết

định gia nhập hoặc chấm dứt hiệu lực của điều ước quốc tế liên quan đến chiến tranh, hịa bình, chủ quyền quốc gia, tư cách thành viên của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại các tổ chức quốc tế và khu vực quan trọng, điều ước quốc tế về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân và điều ước quốc tế khác trái với luật, nghị quyết của Quốc hội”.

Theo đó, Quốc hội chỉ phê chuẩn những điều ước quốc tế như sau: (1) Điều ước quốc tế về chiến tranh - hịa bình; chủ quyền quốc gia;

(2) Điều ước quốc tế về tư cách Việt Nam tại các tổ chức thương mại, các tổ chức khu vực và quốc tế quan trọng;

(3) Điều ước quốc tế về quyền con người; quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; (4) Điều ước quốc tế có chứa những quy định trái với luật Việt Nam.

Hiệp định TPP là một hiệp định FTA mở, có phạm vi điều chỉnh rộng và cam kết rất sâu rộng; liên quan đến các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân như quyền tự do kinh doanh, quyền lao động, quyền có việc làm, quyền nghiên cứu khoa học và công nghệ, quyền được sống trong mơi trường trong lành. Ngồi ra, theo những nghiên cứu, rà soát ban đầu, Hiệp định TPP có một số nội dung trái hoặc chưa được quy định trong các văn bản luật liên quan đến vấn đề lao động, cơng đồn, sở hữu trí tuệ, mua sắm Chính phủ... Như vậy, theo quy định của Hiến pháp, Luật Điều ước Quốc tế năm 2005, Quốc hội Việt Nam là cơ quan có thẩm quyền phê chuẩn để chấp nhận sự ràng buộc của Hiệp địnhTPP đối với Việt Nam. Qua việc phê chuẩn này, căn cứ vào Nghị quyết của Quốc hội, các cơ quan hữu quan sẽ có căn cứ pháp lý để tiến hành sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới để thực thi các cam kết của Hiệp định này.

Với đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hịa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, với phương châm chủ động và tích cực hội nhập, hợp tác quốc tế được khẳng định tại Điều 12, Hiến pháp 2013, việc Quốc hội xem xét và phê chuẩn hiệp định TPP thể hiện trách nhiệm của Quốc hội trong thực thi Hiến pháp cũng như sự ủng hộ tích cực của Quốc hội đối với công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế của đất nước.

3.1.3. Quy trình Quốc hội phê chuẩn Hiệp định TPP

Theo quy định tại Mục 5, Chương II, Luật Điều ước Quốc tế (2016), Quốc hội sẽ tiến hành phê chuẩn Hiệp định TPP theo trình tự gồm các bước như sau:

Bước 1. Đề xuất phê chuẩn Hiệp định TPP

Việc đề xuất trình Quốc hội phê chuẩn Hiệp định TPP thuộc thẩm quyền của Chủ tịch nước. Điều này được quy định tại Nghị quyết 719/2014/UBTVQH ngày 6/1/2014 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội hướng dẫn thực hiện khoản 2, Điều 2 Nghị quyết số 64/2013/ QH13 ngày 28/11/2013 của Quốc hội quy định một số điểm thi hành Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

Theo quy định của Luật Ký kết và Gia nhập Điều ước Quốc tế của Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam số 41/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005 vừa được Quốc hội khóa XIII quyết định sửa đổi, bổ sung tại kỳ họp thứ 11 (Luật Điều ước Quốc tế 2016), Cơ quan đề xuất trình Chính phủ để Chính phủ trình Chủ tịch nước về việc phê chuẩn Hiệp định TPP sau khi lấy ý kiến bằng văn bản của Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp và các cơ quan, tổ chức có liên quan. Cơ quan, tổ chức được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản lấy ý kiến. Chính phủ trình Chủ tịch nước để Chủ tịch nước trình Quốc hội phê chuẩn Hiệp định TPP. Văn phòng Chủ tịch nước phối hợp với Cơ quan đề xuất gửi hồ sơ đề nghị

thẩm tra Hiệp định TPP đến cơ quan thẩm tra.

Hồ sơ của Chủ tịch nước trình Quốc hội về việc phê chuẩn Hiệp định TPP phải có các tài liệu sau đây19 :

a) Tờ trình của Chủ tịch nước, trong đó nêu rõ lý do đề nghị Quốc hội quyết định phê chuẩn, đánh giá tác động của Hiệp định TPP đối với Việt Nam; kiến nghị về việc phê chuẩn, thời điểm phê chuẩn, nội dung bảo lưu, chấp nhận hoặc phản đối bảo lưu của bên ký kết nước ngồi, tun bố đối với Hiệp định TPP (nếu có); kiến nghị về việc áp dụng trực tiếp toàn bộ hoặc một phần điều ước quốc tế, sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ hoặc ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội để thực hiện Hiệp định TPP;

b) Ý kiến của Bộ Ngoại giao, ý kiến của Bộ Tư pháp và ý kiến của các cơ quan, tổ chức có liên quan; báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến của các cơ quan, tổ chức và kiến nghị biện pháp xử lý; dự kiến kế hoạch tổ chức thực hiện Hiệp định TPP;

c) Toàn văn Hiệp định TPP, bản dịch Hiệp định bằng tiếng Việt.

Bước 2. Thẩm tra Hiệp định TPP

Theo quy định tại Điều 33 của Luật Điều ước Quốc tế, Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội là cơ quan chủ trì thẩm tra điều ước quốc tế trình Quốc hội phê chuẩn. Hội đồng dân tộc và các Uỷ ban khác của Quốc hội có trách nhiệm tham gia thẩm tra điều ước quốc tế thuộc lĩnh vực Hội đồng, Uỷ ban phụ trách hoặc theo sự phân công của Uỷ ban thường vụ Quốc hội.

Phạm vi thẩm tra Hiệp định TPP bao gồm các nội dung sau: (i) Sự cần thiết phê chuẩn Hiệp định; (ii) Việc tuân thủ trình tự, thủ tục đề xuất phê chuẩn Hiệp định; (iii) Tính hợp hiến và mức độ tương thích với các văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội; (iv) Khả năng áp dụng trực tiếp toàn bộ hoặc một phần Hiệp định; (v) Yêu cầu sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ hoặc ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội để thực hiện điều ước quốc tế.

Theo Điều 33 về Thẩm quyền thẩm tra điều ước quốc tế, Luật Điều ước 2016, Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội chủ trì thẩm tra một điều ước quốc tế thuộc thẩm quyền phê chuẩn, quyết định gia nhập hoặc chấm dứt hiệu lực của Quốc hội. Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội có trách nhiệm tham gia thẩm tra điều ước quốc tế thuộc lĩnh vực phụ trách hoặc theo sự phân cơng của Ủy ban thường vụ Quốc hội. Vì vậy, trong tiến trình phê chuẩn Hiệp định TPP của Quốc hội, Ủy ban Đối ngoại giữ vai trò là cơ

Một phần của tài liệu Việt Nam với Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP):TỪ PHÊ CHUẨN TỚI THỰC HIỆN (Trang 82 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)