HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (TPP)

Một phần của tài liệu Việt Nam với Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP):TỪ PHÊ CHUẨN TỚI THỰC HIỆN (Trang 44 - 45)

2.1. Hiệp định TPP trong tiến trình hội nhập quốc tế của Việt Nam

Hội nhập kinh tế quốc tế là chủ trương, định hướng chiến lược lớn của Việt Nam, hướng tới mục tiêu tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững. Đại hội lần thứ IX của Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra chủ trương “chủ động hội nhập kinh tế quốc tế”. Ngày 27-11-2001, Bộ Chính trị khóa IX đã ban hành Nghị quyết số 07-NQ/TW “Về hội nhập kinh tế quốc tế”. Đại hội lần thứ X của Đảng khẳng định chủ trương “chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời mở rộng hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực khác”. Ngày 05-02-2007, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X đã ban hành Nghị quyết số 08-NQ/TW “Về một số chủ trương, chính sách lớn để nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững khi Việt Nam là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới”; ngày 10-04-2013 Bộ Chính trị khóa XI đã ban hành Nghị quyết số 22-NQ/TW “Về hội nhập kinh tế quốc tế”. Nội dung xuyên suốt trong các văn kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam nhấn mạnh tầm quan trọng của việc “xây dựng và triển khai chiến lược, tham gia các khu vực mậu dịch tự do với các đối tác kinh tế - thương mại quan trọng trong một kế hoạch tổng thể với lộ trình hợp lý, phù hợp với lợi ích và khả năng của đất nước” (Nghị quyết số 22-NQ/TW)13.

Chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam được thể chế hóa trong Hiến pháp nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 10 và Hiến pháp năm 2013 là các văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lý cao nhất. Hiến pháp 1992 sửa đổi năm 2001 quy định: “Nhà nước xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ trên cơ sở phát huy nội lực, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế; thực hiện công nghiệp hố, hiện đại hố đất nước.”14. Từ đó, Hiến pháp năm 2013 quy định rõ, đầy đủ hơn nội hàm hội nhập quốc tế của Việt Nam, cụ thể như sau: “Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, phát huy nội lực, hội nhập, hợp tác quốc tế, gắn kết chặt chẽ với phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ mơi trường, thực hiện cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.15

Chặng đường 30 năm Đổi mới của Việt Nam được nhìn nhận như một quá trình phấn đấu lâu dài, gắn liền với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Q trình đó bắt đầu bằng việc tham gia vào Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) năm 1995 và Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) năm 1999, xây dựng quan hệ tồn diện, trong đó có trọng tâm về quan hệ kinh tế với các quốc gia trong khu vực. Cùng thời gian đó, Việt

13 Ban chấp hành Trung ương Đảng, Nghị quyết số 22-NQ/TW ngày 30/1/2008 về nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đâu của Tổ chức cơ sở Đảng và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên (tại Hội nghị lần thứ đạo, sức chiến đâu của Tổ chức cơ sở Đảng và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên (tại Hội nghị lần thứ Sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khoá X).

Một phần của tài liệu Việt Nam với Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP):TỪ PHÊ CHUẨN TỚI THỰC HIỆN (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)