Cam kết trong Lĩnh vực Sở hữu Trí tuệ

Một phần của tài liệu Việt Nam với Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP):TỪ PHÊ CHUẨN TỚI THỰC HIỆN (Trang 64 - 66)

n Trog các ăm tiếp theo: Có doah thu từ hoạt độg kih doah vượt gưỡg chug trog ba ăm liề trước (gưỡg

2.3.8. Cam kết trong Lĩnh vực Sở hữu Trí tuệ

So với Hiệp định về các khía cạnh thương mại liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ (TRIPS) của WTO thi TPP có phạm vi điều chỉnh rộng và chi tiết hơn, mức độ bảo hộ cũng cao hơn ở nhiều nội dung. Do đó, TPP sẽ làm thay đổi đáng kể hệ thống luật pháp của Việt Nam và sở hữu trí tuệ. Một số cam kết đáng chú ý của Việt Nam trong vấn đề này như sau.

Về nhãn hiệu thương mại, bên cạnh các đối tượng truyền thống mà pháp luật hiện

hành đang bảo hộ (như chữ, ký hiệu, từ ngữ hay hình ảnh), TPP cịn mở rộng ra cả âm thanh. Việt Nam cam kết bảo hộ hình thức này từ năm 2021. Một điểm khác nữa giữa pháp luật Việt Nam và quy định trong TPP nằm ở vấn đề về bảo hộ “nhãn hiệu nổi tiếng”. Việt Nam hiện áp dụng một số tiêu chí liên quan đến số lượng quốc gia đã công nhận nhãn hiệu, trong khi TPP yêu cầu các thành viên khơng sử dụng tiêu chí này.

Về bảo hộ sáng chế, TPP không chỉ bảo hộ với “sảm phẩm mới” mà còn bảo hộ đến

“chức năng mới”, “phương pháp hay quy trình sử dụng mới” của một sản phẩm đã được biết đến. Quy định này có thể kéo dài thời gian bảo hộ với các sáng chế, đặc biệt trong lĩnh vực dược phẩm. Ví dụ cùng một loại dược phẩm khi sắp hết hạn bảo hộ độc quyền có thể chuyển sang dạng sử dụng khác (ví dụ, từ thuốc uống sang thuốc xịt) hay dạng mới (ví dụ, từ viên nén sang dạng bột). Tuy nhiên TPP cũng khẳng định lại quy định của WTO về việc loại trừ nghĩa vụ bảo hộ khi cần thiết để bảo vệ trật tự công cộng hoặc đạo đức, bao gồm bảo vệ sức khỏe hay tránh thiệt hại đáng kể với thiên nhiên, mơi trường. Theo đó, Việt Nam có thể từ chối bảo hộ một số đối tượng, bao gồm hình thức sử dụng mới của dược phẩm, khi cần thiết vì lợi ích cộng đồng.

Trong lĩnh vực nơng hóa phẩm (phân bón, thuốc bảo vệ thực vật…), TPP quy định

nếu chủ thể nộp đơn xin giấy phép lưu hành một sản phẩm mới phải kèm theo kết quả và dữ liệu về mức độ an toàn, hiệu quả của sản phẩm. Cơ quan cấp phép sẽ không được cho lưu hành sản phẩm tương tự ít nhất 10 năm trừ khi chủ thể đồng ý. Đồng

thời, các chủ thể khác không được phép sử dụng dữ liệu thử nghiệm của chủ thể trước đã đăng ký, mà buộc phải tốn chi phí xây dựng dữ liệu thử nghiệm của riêng mình. Tương tự, TPP bảo hộ độc quyền dữ liệu thử nghiệm trong lĩnh vực dược phẩm theo thời hạn 3 năm, 5 năm, hoặc 8 năm. Việt Nam bảo lưu chỉ thực hiện nghĩa vụ bảo hộ này từ năm 2028, hoặc có thể gia hạn tới 2030 và khơng bị kiện về vấn đề này trong vịng 3 năm sau đó. Lưu ý, do cam kết này trong TPP thấp hơn so với cam kết của Việt Nam trong Hiệp định Thương mại Song phương Việt Nam – Hoa Kỳ, theo đó Việt Nam sẽ phải thực hiện nghĩa vụ bảo hộ dữ liệu dược phẩm ít nhất 05 năm với nhà sáng chế Hoa Kỳ.

Đối với quyền tác giả, thời gian bảo hộ của TPP dài hơn so với quy định hiện hành 50

năm của Việt Nam. Đối với cá nhân, thời gian bảo hộ theo quy định của TPP là cả cuộc đời cá nhân đó cộng với 70 năm từ ngày qua đời (Việt Nam cam kết thực hiện quy định này từ năm 2023). Với trường hợp là tổ chức, thời gian bảo hộ là 70 năm từ ngày công bố lần đầu, hoặc 70 năm từ ngày tác phẩm được tạo ra nếu khơng cơng bố trong vịng 25 năm.

Đối với kiểu dáng công nghiệp, TPP yêu cầu bảo hộ với kiểu dáng một bộ phận của

sản phẩm. Yêu cầu này cao hơn so với quy định hiện hành của Việt Nam là bảo hộ kiểu dáng của sản phẩm hoàn chỉnh.

Về việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ thường quy định khá lỏng lẻo trong WTO và các

FTA khác, nhưng TPP đã cụ thể hóa khá chi tiết bằng 05 nhóm cam kết.

Thứ nhất, các thành viên cam kết chung về xây dựng hệ thống pháp luật, các biện pháp xử lý vi phạm công bằng, hiệu quả.

Thứ hai, các thành viên đưa ra các cam kết cụ thể trong thủ tục tố tụng về vi phạm sở hữu trí tuệ. Riêng với tố tụng liên quan đến phá bỏ mã hóa bảo mật để sử dụng sản phẩm được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, Việt Nam chỉ thực hiện nghĩa vụ liên quan từ 2021.

Thứ ba, TPP ràng buộc trách nhiệm Việt Nam trong thực hiện các biện pháp thực thi bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại biên giới. Theo đó, các chủ sở hữu có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền dừng thơng quan, thu giữ sản phẩm vi phạm nếu có chứng cứ chứng minh hoặc đã ký quỹ bảo đảm. Cơ quan có thẩm quyền tại biên giới cũng có quyền áp dụng các biện pháp tại biên giới với hàng nhập khẩu (ngay từ 2018), hàng xuất khẩu (lộ trình 3 năm), hàng quá cảnh (lộ trình 2 năm).

Thứ tư, TPP yêu cầu xử lý hình sự với một số trường hợp vi phạm sở hữu trí tuệ. Quy định này cứng rắn hơn hình thức xử phạt hành chính hiện hành của Pháp luật Việt Nam, vì vậy cần có sự sửa đổi luật pháp cho tương thích.

Thứ năm, TPP quy định các biện pháp thực thi với một số dạng vi phạm sở hữu trí tuệ cụ thể.

Một phần của tài liệu Việt Nam với Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP):TỪ PHÊ CHUẨN TỚI THỰC HIỆN (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)