Các giải pháp trong một số lĩnh vực khác

Một phần của tài liệu Việt Nam với Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP):TỪ PHÊ CHUẨN TỚI THỰC HIỆN (Trang 104 - 108)

32 Nghị quyết 19/NQ-CP ngày 18/3/2014 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia do Chính phủ ban hành và Nghị quyết số

3.3.4. Các giải pháp trong một số lĩnh vực khác

a. Về Nông nghiệp

ta sẽ gặp nhiều thách thức lớn, việc tiêu thụ nơng sản sẽ ngày càng khó khăn. Trong khi các nước phát triển thành viên Hiệp định TPP ứng dụng mạnh mẽ công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp, dân số làm nơng nghiệp chiếm tỷ lệ rất thấp thì ở Việt Nam, tỷ lệ người dân tham gia trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp rất cao nhưng năng suất, chất lượng sản phẩm cịn thấp. Do đó, Việt Nam cần đổi mới mơ hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế, đặc biệt coi trọng cơ cấu lại ngành nông nghiệp, tổ chức lại sản xuất theo hướng nông nghiệp công nghệ cao trên cơ sở ứng dụng khoa học- công nghệ, chuyển đổi sang mơ hình kinh doanh trang trại, đồn điền để giảm chi phí sản xuất, bảo đảm chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, cũng như dễ ứng dụng các công nghệ sinh học vào lĩnh vực trồng trọt, canh tác, chăn nuôi, phù hợp với việc xây dựng các chiến lược về nông nghiệp. Với nhiều sản phẩm nơng nghiệp, cần kéo dãn lộ trình giảm thuế để có thời gian tái cơ cấu sản xuất trong nước, thúc đẩy đầu tư quy mô lớn và áp dụng công nghệ cao để nâng dần sức cạnh tranh.

b. Về xã hội

Tham gia TPP sẽ tạo ra các cơ hội giúp nâng cao tốc độ tăng trưởng. Hệ quả sẽ là tạo thêm nhiều việc làm, nâng cao thu nhập và góp phần xóa đói giảm nghèo. Tăng trưởng kinh tế cũng giúp Việt Nam có thêm nguồn lực và chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Đặc biệt do Hiệp định TPP bao gồm cả các cam kết về bảo vệ mơi trường nên tiến trình mở cửa, tự do hóa thương mại và thu hút đầu tư sẽ được thực hiện theo cách thân thiện với môi trường hơn, thúc đẩy phát triển bền vững. Do nhập khẩu từ Hoa Kỳ và các nước TPP chưa có FTA với Việt Nam phần lớn là khơng cạnh tranh trực tiếp, nên cần có một lộ trình giảm thuế hợp lý, kết hợp với hoàn thiện hệ thống an sinh xã hội để có thể xử lý được các vấn đề xã hội nảy sinh do tham gia TPP.

Đương nhiên, có những tiêu chuẩn cao mà Việt Nam và các nước có trình độ phát triển thấp trong TPP cần thêm thời gian để nâng cao năng lực, sửa đổi pháp luật, thủ tục, quy trình, đào tạo và nâng cao năng lực cán bộ thực thi. Đối với những lĩnh vực này, Việt Nam sẽ được áp dụng những thời gian chuyển đổi thích hợp, nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ các nước TPP phát triển hơn để đảm bảo đến một thời điểm nào đó để có thể sẵn sàng thực thi, áp dụng những tiêu chuẩn ngang bằng các nước TPP phát triển.

c. Về lao động, cơng đồn

Việc tham gia TPP tạo ra những thay đổi mạnh mẽ về hoạt động cơng đồn, sự biến động về đội ngũ cơng nhân, lao động và cán bộ, đồn viên cơng đồn, về pháp luật liên quan đến tổ chức và hoạt động công đồn. Với vị trí, chức năng của mình, tổ chức Cơng đồn Việt Nam cần thiết phải có những giải pháp đổi mới mạnh mẽ, quyết liệt trong đó cùng với đổi mới nội dung và phương thức hoạt động thì đổi mới tư duy, nhận thức về cơng đồn và đổi mới tổ chức bộ máy phù hợp với xu hướng phát triển và thông lệ quốc tế là yếu tố tiên quyết. Các nhóm giải pháp chủ yếu bao gồm:

Thứ nhất, nghiên cứu sửa đổi Điều lệ Cơng đồn Việt Nam và tham gia sửa đổi pháp

luật lao động và cơng đồn theo hướng:

§ Xác định lại và xác định rõ nội dung trọng tâm theo thứ tự ưu tiên của các cấp

cơng đồn, cần tập trung thực hiện là những nội dung thuộc các vấn đề về quan hệ lao động, giảm hoặc lược bớt các nhiệm vụ khác thuộc lĩnh vực chính trị - xã hội, ít hoặc khơng liên quan đến quan hệ lao động.

§ Cấp cơng đồn cơ sở (CĐCS) tập trung thực hiện những nhiệm vụ liên quan

trực tiếp đến quan hệ lao động và thực hiện nhiệm vụ chăm lo, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của đoàn viên và người lao động; tổng hợp, cung cấp thông tin của CĐCS đối với cơng đồn cấp trên trực tiếp cơ sở. Chuyển bớt các nhiệm vụ của CĐCS có liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ chính trị và các nhiệm vụ khác không liên quan đến quan hệ lao động lên cơng đồn cấp trên.

§ Tiếp tục tham gia xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật lao động, trong đó

cần xác định rõ các hành vi phân biệt đối xử về quyền cơng đồn và thao túng, can thiệp chống cơng đồn của người sử dụng lao động; có chế tài đủ mạnh xử lý các vi phạm về pháp luật lao động và cơng đồn.

Thứ hai, đổi mới nội dung và phương thức hoạt động cơng đồn

§ Đổi mới phương thức chỉ đạo của cơng đồn cấp trên trực tiếp cơ sở đối với

CĐCS; chuyển đổi từ phương thức chỉ đạo hành chính sang phương thức trực tiếp và thường xuyên hỗ trợ, giúp đỡ, tạo điều kiện để CĐCS chủ động thực hiện nhiệm vụ; cùng với CĐCS giải quyết các vấn đề khó khăn, vướng mắc của CĐCS (nhưng khơng làm thay CĐCS); cơng đồn cấp trên trực tiếp cơ sở cần căn cứ vào yêu cầu của CĐCS để xác định chương trình kế hoạch cơng tác, giải quyết các vấn đề do CĐCS yêu cầu.

§ Đổi mới quy trình, cách thức tuyên truyền, vận động phát triển đoàn viên, thành

lập CĐCS: chuyển đổi cách thức phát triển đoàn viên, thành lập CĐCS theo cách từ dưới lên, cơng đồn cấp trên trực tiếp cơ sở hỗ trợ, giúp đỡ và tổ chức cho người lao động chủ động thành lập tổ chức CĐCS tại nơi làm việc, không làm thay người lao động trong việc thành lập CĐCS như cách làm truyền thống; gắn việc thành lập CĐCS, thiết lập cơ cấu tổ chức của CĐCS với thương lượng tập thể, phục vụ thương lượng tập thể.

§ Đổi mới phương thức hoạt động của CĐCS theo hướng: (i) xây dựng cơ chế trao

đổi thông tin hai chiều giữa Ban Chấp hành CĐCS với đồn viên, người lao động thơng qua việc củng cố tổ chức, nâng cao hiệu quả hoạt động từ tổ cơng đồn trở lên; (ii) xây dựng cơ chế đối thoại thường xuyên giữa Ban Chấp hành ĐCS

với người sử dụng lao động để kịp thời giải quyết các vấn đề có liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động tại nơi làm việc; (iii) thúc đẩy việc tham gia chủ động, tích cực của đồn viên và tập thể người lao động trong quá trình xây dựng, thương lượng và ký kết Thỏa ước lao động tập thể ở nơi làm việc; (iv) giảm bớt hoặc loại bỏ những hoạt động của CĐCS khơng có liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động; (v) tăng cường nắm bắt kịp thời tâm tư nguyện vọng của đoàn viên, người lao động.

Thứ ba, sắp xếp kiện toàn tổ chức bộ máy của Cơ quan cơng đồn cấp trên theo

hướng: sắp xếp, kiện toàn các Ban nghiệp vụ của cơ quan cơng đồn cấp tỉnh, ngành trung ương trở lên để gọn đầu mối và nghiên cứu sắp xếp, đổi mới tổ chức của cơng đồn ngành phù hợp với tình hình mới.

Thứ tư, đổi mới cơng tác cán bộ đủ đáp ứng yêu cầu hoạt động cơng đồn theo

phương thức mới: đổi mới công tác tuyển dụng, quy hoạch cán bộ cơng đồn, gắn cơng tác quy hoạch với công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ cơng đồn, trong đó, ưu tiên quy hoạch và đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cơng đồn trải qua hoạt động thực tiễn trong phong trào công nhân; tăng cường việc lựa chọn cán bộ cơng đồn cấp trên từ cấp cơ sở; đổi mới công tác luân chuyển cán bộ; xây dựng đề án vị trí việc làm, cơ cấu lại về số lượng và nâng cao về chất lượng đội ngũ cán bộ cơng đồn chun trách; đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cơng đồn;

Thứ năm, tập trung nguồn lực nâng cao năng lực hoạt động của cơng đồn cấp trên

trực tiếp cơ sở: bố trí cán bộ cơng đồn chun trách đủ về số lượng, đủ năng lực thực hiện nhiệm vụ; ưu tiên bố trí nguồn tài chính cơng đồn đáp ứng hoạt động của Cơng đồn cấp trên trực tiếp cơ sở; tập trung xây dựng cơng đồn cấp trên trực tiếp cơ sở thực sự mạnh; tăng mức chi cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cơng đồn; cơng tác phát triển đoàn viên, thành lập CĐCS; công tác tư vấn pháp luật; công tác xây dựng pháp luật lao động, cơng đồn ở cơng đồn cấp trên…

Tham gia vào tiến trình đàm phán, định hình Hiệp định TPP có nội dung cam kết sâu rộng về mở cửa thị trường và tiêu chuẩn cao về tự do hóa thương mại là bằng chứng cụ thể thuyết phục về cam kết hội nhập quốc tế của Việt Nam. Sân chơi TPP sẽ tạo ra “cú hích” lớn giúp Việt Nam có thể tăng cơ hội xuất khẩu cho các ngành dệt may, da giày, các mặt hàng nơng, lâm thủy sản. TPP cịn tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam có được các cơ hội mới từ chuỗi cung ứng, cải thiện mơi trường đầu tư, hồn thiện và tăng cường bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, góp phần thu hút vốn đầu tư nước ngồi, đặc biệt đối với những lĩnh vực có hàm lượng tri thức cao. Quan trọng hơn, tham gia TPP là cơ hội để Việt Nam sửa đổi pháp luật và tiếp tục hoàn thiện thể chế để hỗ trợ đổi mới mơ hình tăng trưởng và tái cơ cấu nền kinh tế.

Thách thức đối với Việt Nam cũng là không nhỏ do sự cạnh tranh quyết liệt từ việc mở cửa thị trường, yêu cầu hoàn thiện và thực thi pháp luật, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, khắc phục tác động về mặt xã hội đối với các đối tượng dễ bị tổn thương, khu vực nông nghiệp và nông dân, gia tăng khoảng cách giàu nghèo... Để thực thi đầy đủ các cam kết trong TPP, Việt Nam không những phải điều chỉnh, sửa đổi các quy định pháp luật có liên quan mà điều quan trọng hàng đầu là cải cách thể chế, cải thiện và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

Với vai trò là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, Quốc hội Việt Nam có vai trị quyết định trong việc phê chuẩn Hiệp định TPP, sửa đổi, bổ sung pháp luật có liên quan và đặc biệt là giám sát việc thực thi các cam kết của mình. Quốc hội cần có những thảo luận về Hiệp định TPP với Chính phủ, doanh nghiệp và người dân để chuẩn bị cho việc phê chuẩn và thực thi nhằm đảm bảo Việt Nam có thể khai thác tối đa những lợi ích to lớn từ Hiệp định TPP.

Một phần của tài liệu Việt Nam với Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP):TỪ PHÊ CHUẨN TỚI THỰC HIỆN (Trang 104 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)