Lịch sử ra đời và phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động marketing của thư viện james hardiman đại học quốc gia irland, galway và khả năng áp dụng tại trung tâm thông tin thư viện đại học quốc gia hà nội (Trang 34 - 45)

1.2 Tổng quan về Thƣ viện James Hardiman – Đại học Quốc gia Ireland

1.2.2.1 Lịch sử ra đời và phát triển

Trung tâm Thông tin – Thƣ viện ĐHQGHN (LIC) đƣợc thành lập vào ngày 14/02/1997 theo Quyết định số 66/TCCB ngày 14/02/1997 của Giám đốc ĐHQGHN trên cơ sở hợp nhất 3 thƣ viện của các trƣờng trực thuộc ĐHQGHN.

Từ ngày đầu mới thành lập, Trung tâm đã nhanh chóng ổn định cơ cấu tổ chức, xây dựng cơ sở vật chất, từng bƣớc chuyển đổi các chuẩn nghiệp vụ và mở rộng các phòng phục vụ. Một loạt các cơng trình xây dựng, dự án phát triển đƣợc triển khai thực hiện mang lại một cơ ngơi khang trang với nguồn lực thông tin phong phú, đa dạng, phát triển các sản phẩm, dịch vụ thông tin – thƣ viện. Theo xu thế mới, Trung tâm đã sớm tập trung phát triển hạ tầng công nghệ thông tin, tăng cƣờng nguồn lực thơng tin điện tử, từng bƣớc hình thành thƣ viện điện tử. Trung tâm nhanh chóng xây dựng đƣợc hệ thống tài nguyên điện tử với số lƣợng trên 100.000 biểu ghi, số hóa gần 250.000 trang tài liệu… góp phần đƣa ĐHQGHN lên top 200 của Châu Á, thứ 22 Đông Nam Á và thứ 1 tại Việt Nam (theo Webometrics).

Đến nay, Trung tâm đang từng bƣớc hình thành và phát triển thƣ viện điện tử, phục vụ nghiên cứu và sáng tạo, phát triển theo mơ hình của Đại học nghiên cứu. Triển khai Đề án phát triển Trung tâm trong giai đoạn 2014-2019 với định hƣớng chính là ƣu tiên phát triển thƣ viện số, đẩy mạnh phát triển các dịch vụ và sản phẩm thơng tin theo mơ hình của đại học nghiên cứu song song với phát

triển thƣ viện truyền thống, phát triển các dịch vụ thƣ viện đặc biệt là dịch vụ cho nghiên cứu, giảng dạy của các cán bộ, giảng viên, nhà nghiên cứu của ĐHQGHN.

Trong mỗi giai đoạn phát triển, Trung tâm đã có những bƣớc đi vững chắc, đạt đƣợc nhiều thành tựu quan trọng, đóng góp quan trọng vào sự nghiệp giáo dục đa ngành, đa lĩnh vực, chất lƣợng cao của ĐHQGHN.

1.2.2.2 Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức

Chức năng:

Trung tâm có chức năng thông tin và thƣ viện phục vụ các công tác: Đào tạo, nghiên cứu khoa học, triển khai ứng dụng và quản lí của ĐHQGHN.

Nhiệm vụ:

Trung tâm có nhiệm vụ nghiên cứu, thu thập, xử lí, thơng báo và cung cấp tin, tƣ liệu về khoa học, giáo dục, ngoại ngữ và công nghệ phục vụ cán bộ và sinh viên ĐHQGHN, cụ thể là:

Tham mƣu cho quyết định của lãnh đạo về phƣơng hƣớng tổ chức và hoạt động thông tin, tƣ liệu, thƣ viện nhằm phục vụ nghiên cứu khoa học, giảng dạy và học tập trong ĐHQGHN.

Xây dựng kế hoạch ngắn hạn và chiến lƣợc phát triển; tổ chức và điều phối tồn bộ hệ thống thơng tin, tƣ liệu, thƣ viện trong ĐHQGHN.

Thu thập, bổ sung - trao đổi, phân tích - xử lí tài liệu và tin. Tổ chức sắp xếp, lƣu trữ, bảo quản kho tƣ liệu ĐHQGHN bao gồm tất cả các loại hình ấn phẩm và vật mang tin.

Xây dựng hệ thống tra cứu tìm tin thích hợp; thiết lập mạng lƣới truy nhập và tìm kiếm thơng tin tự động hố; tổ chức cho tồn thể bạn đọc trong ĐHQGHN khai thác, sử dụng thuận lợi và có hiệu quả kho tin và tài liệu của Trung tâm và các nguồn tin bên ngoài.

Thu nhận lƣu chiểu những xuất bản phẩm nội sinh. Xây dựng các cơ sở dữ liệu đặc thù của ĐHQGHN, xuất bản các ấn phẩm thơng tin tóm tắt, thơng tin chuyên đề phục vụ cơng tác quản lí, nghiên cứu khoa học và đào tạo.

Nghiên cứu khoa học thông tin, tƣ liệu, thƣ viện, góp phần xây dựng lý luận khoa học chuyên ngành. Ứng dụng những thành tựu khoa học và kỹ thuật mới vào xử lí và phục vụ thơng tin, thƣ viện.

Tổ chức đào tạo và bồi dƣỡng nhằm nâng cao trình độ tổ chức, xử lí, cung cấp tin và tài liệu của đội ngũ cán bộ thông tin, tƣ liệu, thƣ viện. Trang bị kiến thức về hình thức cấu trúc cung cấp tin, về phƣơng pháp tra cứu, tìm kiếm tin và sử dụng thƣ viện cho cán bộ và sinh viên ĐHQGHN.

Phát triển quan hệ trao đổi, hợp tác trực tiếp với các trung tâm thông tin, thƣ viện, các tổ chức khoa học, các trƣờng đại học trong và ngoài nƣớc. Tham gia tổ chức và điều hành Liên hiệp thƣ viện các trƣờng đại học và Hiệp hội thông tin - thƣ viện Việt nam. Tham gia các hiệp hội thƣ viện quốc tế. Làm đầu mối nối mạng hệ thống thông tin - thƣ viện ĐHQGHN và ngành đại học vào mạng quốc gia, khu vực và thế giới.

Tổ chức và quản lí đội ngũ cán bộ, kho tài liệu, cơ sở hạ tầng và các tài sản khác của Trung tâm phù hợp với chức năng, nhiệm vụ đƣợc giao theo quy định của ĐHQGHN.

Cơ cấu tổ chức:

Trung tâm đƣợc tổ chức theo quyết định số 1579/TCCB của Giám đốc Đại học Quốc Gia Hà Nội (ĐHQGHN) ngày 30/5/2011, với sơ đồ tổ chức nhƣ sau:

Hình 1.2: Cơ cấu tổ chức của Trung tâm Thông tin – Thư viện ĐHQGHN

1.2.2.3 Cơ sở vật chất

Qua quá trình xây dựng và trƣởng thành, hiện Trung tâm TT - TV ĐHQGHN đã có cơ ngơi khang trang với trang thiết bị hiện đại phục vụ cho sự nghiệp phát triển thƣ viện và phục vụ nhu cầu của bạn đọc.

Với 4.790 m² diện tích sử dụng, Trung tâm hiện có 5 cơ sở tại các khu vực:

- Trụ sở chính: Tịa nhà C1T, 144 Xuân Thuỷ, Cầu Giấy

- Phòng PVBĐ Ngoại ngữ: Nhà A2 khu giảng đƣờng Trƣờng Đại học Ngoại ngữ

- Khu vực PVBĐ Thƣợng Đình: Phịng PVBĐ KHXH&NV và Phịng PVBĐ KHTN

- Phịng PVBĐ Mễ trì: Tại Ký túc xá Mễ Trì

Tại 4 khu vực trên, có tổng số 6 kho mƣợn tài liệu về nhà, 14 kho đọc với tổng số 1.500 chỗ ngồi, quy mô phục vụ 40.000 ngƣời, 1 triệu lƣợt mỗi năm.

Các thiết bị nội thất nhƣ bàn ghế, giá kệ, máy tính, hệ thống bảo vệ tài liệu, camera, cổng an ninh, máy đọc mã vạch, máy kiểm kê... đƣợc trang bị mới. Trung tâm còn sở hữu 3 hệ thống số hóa hiện đại, phục vụ đắc lực cho việc xây dựng thƣ viện số và triển khai loại hình dịch vụ số hóa trong thời gian tới.

Ngoài ra, Trung tâm đã xây dựng đƣợc một hạ tầng cơ sở thơng tin khá hồn thiện, gồm 5 mạng cục bộ với 10 máy chủ, 250 máy trạm phục vụ làm việc và tra cứu (trong đó 130 máy dùng cho bạn đọc tra cứu, truy cập internet, khai thác nguồn lực thông tin). Mạng LAN hồn chỉnh tại trụ sở chính và các khu vực Thƣợng Đình, Ngoại ngữ, Mễ trì đƣợc kết nối Intranet ĐHQGHN và kết nối Internet. Hệ thống lƣu trữ dữ liệu dung lƣợng lớn đáp ứng yêu cầu của một thƣ viện số. Hạ tầng cơ sở thông tin này là một trong những yếu tố tiên quyết cho việc tin học hóa hoạt động thơng tin – thƣ viện và mở rộng các loại hình dịch vụ phục vụ nhu cầu của bạn đọc.

1.2.2.4 Nguồn nhân lực

Trong những năm qua, đội ngũ cán bộ, nhân viên Trung tâm đã phát triển cả về số lƣợng và chất lƣợng, nhằm đáp ứng yêu cầu phục vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học của cán bộ, giảng viên, nghiên cứu sinh, học viên cao học, sinh viên, học sinh của ĐHQGHN trong giai đoạn mới.

Trung tâm hiện có 136 cán bộ, nhân viên. Trong đó cán bộ có trình độ đại học và trên đại học là 123 ngƣời, chiếm 90,4%. Hiện Trung tâm đang cử 1 cán bộ làm nghiên cứu sinh ở nƣớc ngoài.

Hầu hết cán bộ đều đƣợc đào tạo đúng chuyên ngành hoặc đang tham gia các khóa đào tạo cơ bản và nâng cao về nghiệp vụ thông tin – thƣ viện. Các cán bộ đã sử dụng thành thạo máy tính và các phần mềm thƣ viện, các quy trình nghiệp vụ, phục vụ và các thao tác khác của thƣ viện gắn với máy tính. Ngồi ra, các cán bộ cũng khơng ngừng học tập, nâng cao trình độ ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu của xu thế mới, trong đó tiếng Anh là ngôn ngữ đƣợc biết và sử dụng nhiều

nhất. Đội ngũ cán bộ của Trung tâm đang đƣợc trẻ hóa, có khả năng thích nghi cao với môi trƣờng mới, ngày càng hiện đại.

1.2.2.5 Người dùng tin

Căn cứ vào chuyên mơn và trình độ học vấn, có thể chia bạn đọc của Trung tâm thành 4 nhóm:

* Nhóm bạn đọc là cán bộ lãnh đạo, quản lý

Với gần 742 cán bộ quản lý, lãnh đạo và chun viên các phịng ban (số

liệu thống kê tính đến 1/3/2014), đây là nhóm bạn đọc chiếm khoảng 2,7% tổng

số bạn đọc của Trung tâm. Đối tƣợng bạn đọc này là các cán bộ quản lý, lãnh đạo, chuyên viên của ĐHQGHN, của các Trƣờng thành viên, các Viện, Trung tâm, các Khoa trực thuộc...

* Nhóm bạn đọc là cán bộ nghiên cứu, giảng dạy

Để phù hợp với quy mô đào tạo, ĐHQGHN đã xây dựng đƣợc một đội ngũ cán bộ nghiên cứu, giảng dạy có số lƣợng đơng đảo, uy tín, trình độ cao, khoảng 2250 cán bộ với 94% đạt trình độ từ thạc sĩ trở lên, trong đó có 50 giáo sƣ, 304 phó giáo sƣ, 805 tiến sĩ và 21 tiến sĩ khoa học. Nhóm bạn đọc này chiếm khoảng 8,3% trong tổng số bạn đọc tại Trung tâm.

* Nhóm bạn đọc là học viên cao học, nghiên cứu sinh

Chiếm 12% trong tổng số bạn đọc của Trung tâm, hiện ĐHQGHN có khoảng 3000 học viên cao học theo học 168 ngành đào tạo thạc sĩ và gần 400 nghiên cứu sinh theo học 137 chuyên ngành đào tạo tiến sĩ. Nhóm bạn đọc này là những ngƣời có nhu cầu nghiên cứu khá cao và chuyên sâu.

* Nhóm bạn đọc là học sinh, sinh viên

Đây là đối tƣợng NDT chiếm lƣợng lớn nhất (khoảng 77%). Với khoảng 18.000 sinh viên hệ đại học chính quy, gần 26.000 sinh viên các loại hình đào tạo không tập trung, và khoảng 2.000 học sinh hệ THPT. Phục vụ bạn đọc với số lƣợng không hề nhỏ nhƣ thế này thực sự là một thách thức đối với Trung tâm.

Với những bạn đọc ở bên ngoài ĐHQGHN, là những đối tƣợng phục vụ khơng chính thức của Trung tâm, Trung tâm chỉ phục vụ khi họ có nhu cầu và có giấy giới thiệu đến sử dụng Thƣ viện.

1.2.2.6 Sản phẩm và dịch vụ

Trải qua 17 năm phát triển, hiện Trung tâm đã xây dựng đƣợc nguồn thông tin học liệu dồi dào, thuộc hầu hết các lĩnh vực khoa học tự nhiên, công nghệ, kinh tế, xã hội, giáo dục, ngoại ngữ… Cùng với các tài liệu xuất bản dƣới dạng truyền thống, hiện Trung tâm đang tích cực bổ sung các tài liệu điện tử/ tài liệu số.

Nguồn lực thông tin:

* Nguồn thông tin dưới dạng in ấn:

- Sách: 130.000 tên (~ 500.000 bản)

- Kết quả nghiên cứu khoa học, luận án, luận văn: 20.000 tên

- Ấn phẩm định kỳ: Hơn 500 tên

- Thác bản văn bia: 2.000 bản

* Tài liệu số:

- 40.000 tên ~ 2,5 triệu trang

* Cơ sở dữ liệu trực tuyến:

Springer; MathSciNet, IG Publishing, ArXiv, SSRN, DOAB, DOAJ, IPL

*CSDL trên CD-ROM (nguồn tin offline): hơn 2.000 tạp chí khoa học

Sản phẩm thông tin:

- Cơ sở dữ liệu thƣ mục: 122.778 biểu ghi tƣơng đƣơng với 449.879 bản tài liệu

bao gồm các cơng trình nghiên cứu khoa học của ĐHQGHN, các bài trích tạp chí… - Cơ sở dữ liệu toàn văn: bao gồm các bộ sƣu tập số do Trung tâm xây dựng + CSDL môn học với hơn 3.000 giáo trình và sách tham khảo của Nhà xuất bản ĐHQGHN, 70 sách điện tử, 2 bài giảng điện tử

+ Hơn 11.000 luận án, luận văn

+ Hơn 1.000 đề tài cấp nhà nƣớc và cấp ĐHQGHN

+ Bộ sƣu tập Hán Nôm với hơn hơn 10.000 thƣ tịch cổ ~ 500.000 trang + Tài liệu chuyên sâu về Việt Nam học

+ Hơn 2.000 bài tạp chí thuộc 12 Chuyên san Tạp chí khoa học ĐHQGHN Ngồi ra, Trung tâm cịn có các sản phẩm khác nhƣ:

+ Các danh mục, thƣ mục dạng in: Thơng tin thƣ mục và tóm tắt cơng trình khoa học ĐHQGHN, Thƣ mục giới thiệu sách mới, Thƣ mục tóm tắt luận án, luận văn sau đại học, Thƣ mục Nguyễn Văn Đạo…

+ Bản tin điện tử: Có 151 số

Dịch vụ thông tin:

Hiện Trung tâm đã triển khai và phát triển mạnh đƣợc các dịch vụ sau:

- Dịch vụ hỗ trợ bạn đọc trực tiếp hoặc hỗ trợ qua điện thoại, email, chat online

- Cung cấp Wifi miễn phí và hệ thống mạng dùng cho laptop

- Tra cứu tài liệu trực tuyến 24/7

- Dịch vụ mƣợn – trả sách

- Dịch vụ mƣợn tài liệu liên thƣ viện

- Dịch vụ photo/scan/số hóa tài liệu

- Cung cấp thông tin theo yêu cầu

- Tổ chức các khóa học về kiến thức thơng tin

- Tƣ vấn, tổ chức xây dựng thƣ viện điện tử/thƣ viện số

Trung tâm vẫn đang tích cực phát triển nguồn lực thơng tin và xây dựng, triển khai các dịch vụ mới để phục vụ ngày càng cao nhu cầu thông tin của bạn đọc.

1.2.2.7 Chính sách phát triển

Trong Chiến lƣợc phát triển Trung tâm TT – TV ĐHQGHN đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2050 đã nêu rõ:

Mục tiêu chung: Xây dựng Trung tâm trở thành Trung tâm Thông tin – Thƣ viện tiên tiến, hiện đại, đứng đầu trong hệ thống Thƣ viện Đại học Việt Nam, ngang tầm với các thƣ viện đại học lớn ở khu vực và trên thế giới nhằm

đảm bảo cung cấp các sản phẩm và dịch vụ thông tin – thƣ viện chất lƣợng cao, phục vụ đắc lực cho công tác nghiên cứu khoa học, đào tạo đẳng cấp quốc tế của ĐHQGHN theo hƣớng đại học nghiên cứu.

Mục tiêu cụ thể đến năm 2020: Bảo đảm hoạt động hiệu quả mơ hình thƣ viện truyền thống và chuyển nhanh sang mơ hình thƣ viện số, kết nối, liên thơng chia sẻ nguồn lực thông tin với trung tâm thông tin – thƣ viện các trƣờng đại học, các viện nghiên cứu, các cơ quan thông tin trong phạm vi quốc gia, khu vực và thế giới, đáp ứng yêu cầu phục vụ cho công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học của ĐHQGHN.

Cụ thể, Đề án phát triển trong giai đoạn 2014 -2019 đã xác định định hƣớng chính của Trung tâm là ƣu tiên phát triển thƣ viện số, đẩy mạnh phát triển các dịch vụ và sản phẩm thông tin theo mơ hình của đại học nghiên cứu song song với phát triển thƣ viện truyền thống, phát triển các dịch vụ thƣ viện đặc biệt là dịch vụ cho nghiên cứu, giảng dạy của các cán bộ, giảng viên, nhà nghiên cứu của ĐHQGHN, thúc đẩy việc viết các bài báo quốc tế. Thƣ viện khơng chỉ có phục vụ sinh viên mà còn chuyển hƣớng dịch vụ và sản phẩm thông tin lấy trọng tâm là các nhà nghiên cứu ĐHQGHN.

Theo đó, mọi hoạt động của Trung tâm trong thời gian tới sẽ tập trung vào các nội dung cụ thể đã xác định, nhằm sớm đạt mục tiêu đề ra trong Chiến lƣợc phát triển Trung tâm đến năm 2020 "xây dựng Trung tâm trở thành Trung tâm

thông tin-thư viện hiện đại, ngang tầm với các thư viện đại học lớn ở khu vực và trên thế giới, đóng góp quan trọng vào sự nghiệp giáo dục đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao của Đại học Quốc gia Hà Nội" (Chiến lƣợc phát triển 2020

tầm nhìn 2050).

Nhƣ vậy, từ những thông tin khái quát về hai thƣ viện, có thể rút ra những điểm tƣơng đồng và khác biệt nhƣ sau:

- Cả hai thƣ viện đều là thƣ viện chính của ĐHQG, có những điểm tƣơng đồng về môi trƣờng phục vụ.

- Cả hai thƣ viện đều xây dựng đƣợc kho tài liệu phong phú, đa dạng với giá trị cao, phục vụ nhu cầu NDT mục tiêu của mình.

- Cả hai thƣ viện đều xây dựng những kế hoạch, mục tiêu ngắn hạn và dài hạn cho mình, cùng có hƣớng phát triển thƣ viện điện tử và cùng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động marketing của thư viện james hardiman đại học quốc gia irland, galway và khả năng áp dụng tại trung tâm thông tin thư viện đại học quốc gia hà nội (Trang 34 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)