6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.2. MỘT SỐ LÝ THUYẾT VỀ CẤU TRÚC VỐN TỐI ƯU
1.2.4. Lý thuyết trật tự phân hạng
Lý thuyết trật tự phân hạng khởi đầu từ những cơng trình nghiên cứu của Myers và Majluf (1984). Các ông cho rằng có một trật tự ưu tiên khi tài trợ
các khoản đầu tư: đầu tiên là việc sử dụng các nguồn vốn hiện có bên trong
doanh nghiệp, tiếp theo là các khoản vay nợ, cuối cùng là huy động VCSH
mới. Do thông tin bất cân xứng giữa người bên trong và người bên ngoài, các doanh nghiệp sẽ thích tài trợ bởi các nguồn vốn bên trong hơn là nguồn vốn bên ngoài để tránh bán các chứng khoán dưới mệnh giá. Nếu các khoản tài trợ bên ngồi là khơng thể tránh khỏi thì các khoản nợ ít rủi ro sẽ được ưu tiên sử dụng và cuối cùng là khoản tăng vốn góp thơng qua việc huy động từ các cổ đông mới. Theo quan điểm của nhà đầu tư bên ngoài, vốn cổ phần và nợ đều
có rủi ro, tuy nhiên mức độ rủi ro ở vốn cổ phần cao hơn. Vì thế, các nhà đầu tư ln u cầu một tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần cao hơn trên nợ. Trật tự phân hạng trên phản ánh chi phí tương đối của các nguồn lực tài trợ là có sự
khác nhau. Do vậy, Myers và Majluf (1984) cho rằng sẽ khơng có một cấu trúc tài chính tối ưu đối với các doanh nghiệp. Lý thuyết này về sau được mở rộng bởi nhiều nhà nghiên cứu khác như Krasher (1986), Brennan và Kraus (1987), Noe (1989).
Tóm lại, lý thuyết trật tự phân hạng như sau:
ü Các doanh nghiệp thích tài trợ nội bộ hơn tài trợ bên ngoài.
ü Các doanh nghiệp điều chỉnh tương ứng các tỷ lệ chi trả cổ tức mục tiêu theo các cơ hội đầu tư, trong khi tránh các thay đổi xung đột trong cổ tức.
ü Các chính sách cổ tức cứng nhắc, cộng với các dao động khơng thể dự đốn trong khả năng sinh lợi và các cơ hội đầu tư, nghĩa là dịng tiền phát sinh nội bộ đơi khi lớn hơn các chi tiêu vốn và đôi khi lại nhỏ hơn. Nếu lớn
hơn, doanh nghiệp sẽ thanh toán hết nợ hoặc đầu tư vào chứng khoán. Nếu
nhỏ hơn, doanh nghiệp rút số dư tiền mặt của mình trước hoặc bán các chứng khoán thị trường.
ü Nếu cần đến tài trợ từ bên ngoài, các doanh nghiệp phát hành chứng khốn an tồn nhất trước. Nghĩa là bắt đầu với nợ, rồi đến các chứng khoán
ghép như trái phiếu chuyển đổi, sau cùng cổ phần thường là giải pháp cuối
cùng.
ü Khơng có hỗn hợp nợ – vốn cổ phần thường mục tiêu được xác định rõ, bởi vì có 2 loại vốn cổ phần thường, nội bộ và từ bên ngoài, một ở đầu,
một ở cuối của trật tự phân hạng.
ü Mỗi tỷ lệ nợ quan sát được của mỗi doanh nghiệp phản ánh các nhu cầu tích lũy của doanh nghiệp đối với tài trợ từ bên ngoài.
Lý thuyết trật tự phân hạng giải thích tại sao các doanh nghiệp có khả năng sinh lợi nhất thường vay ít hơn, khơng phải vì họ có các tỷ lệ đòn bẩy
mục tiêu thấp mà vì họ khơng cần nguồn tài trợ bên ngồi. Cịn các doanh nghiệp có khả năng sinh lợi ít hơn thì phát hành nợ vì họ khơng có nguồn vốn nội bộ đủ cho đầu tư vốn và vì tài trợ nợ đứng đầu trong trật tự phân hạng
nguồn tài trợ bên ngoài. Ngoài ra, lý thuyết này cũng giải thích mối tương quan nghịch trong ngành giữa khả năng sinh lợi và đòn bẩy tài chính. Các
lệ đầu tư sẽ tương tự nhau. Các doanh nghiệp sinh lợi ít nhất sẽ có ít nguồn
vốn nội bộ hơn và sẽ phải vay mượn thêm.