Tỷ lệ nợ dài hạn trên tổng vốn

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 55 - 57)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.2. CẤU TRÚC VỐN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT TRÊN

2.2.2. Tỷ lệ nợ dài hạn trên tổng vốn

Tỷ lệ nợ dài hạn trên tổng vốn cho biết tỷ lệ nợ dài hạn so với tổng vốn. Tỷ lệ này được được tính bằng cách chia nợ dài hạn cho tổng vốn:

Tỷ lệ nợ dài hạn trên tổng vốn = Nợ dài hạn / Tổng vốn

Trong đó nợ dài hạn và tổng vốn được lấy từ báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Nợ dài hạn của các doanh nghiệp bao gồm hai bộ phận chính: vay dài hạn ngân hàng và phát hành trái phiếu. Tuy nhiên ở Việt Nam, thị trường trái phiếu doanh nghiệp không phát triển nên nợ dài hạn chủ yếu là vay dài hạn ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác.

Tỷ lệ nợ dài hạn trên tổng vốn cũng tương tự như tỷ lệ tổng nợ trên tổng vốn, tuy nhiên ở đây ta chỉ quan tâm đến nợ dài hạn, là những khoản nợ chưa phải trả trong năm tới. Mục đích của việc sử dụng tỷ lệ nợ dài hạn trên tổng vốn là để thấy được mức độ tài trợ bằng vốn vay một cách thường xuyên (qua

đó thấy được rủi ro về mặt tài chính mà công ty phải chịu) qua việc loại bỏ

các khoản nợ ngắn hạn (tín dụng thương mại phi lãi suất và những khoản phải trả ngắn hạn). Nguồn: Tác giả tự tổng hợp Hình 2.3: Biu đồ t l n dài hn trên tng vn 2009 2010 2011 2012 2013 Cao nhất 63.992% 65.039% 66.654% 62.821% 61.123% Trung bình 12.602% 13.639% 12.566% 11.547% 10.678% Thấp nhất .000% .000% .024% .000% .000% .000% 10.000% 20.000% 30.000% 40.000% 50.000% 60.000% 70.000% Cao nhất Trung bình Thấp nhất

Tỷ lệ nợ dài hạn trên tổng vốn của các công ty trung bình qua các năm nghiên cứu là 12,2%, cao nhất có công ty sử dụng đến 66,65 % nợ dài hạn, nhưng cũng có công ty không sử dụng nguồn tài trợ dài hạn này. Tỷ lệ này trung bình dao động từ 11,55%-13,64% và có xu hướng giảm qua các năm, trong đó tỷ lệ trung bình năm 2010 cao nhất là 13,64%. Tuy nhiên, sang năm 2011, tỷ lệ trung bình vay ngân hàng dài hạn giảm xuống còn 12,57% do Chính phủ kìm hãm tăng trưởng tín dụng và lãi suất tăng cao (có lúc lên đến hơn 20%/năm) và không ổn định khiến cho doanh nghiệp không dám vay nợ

vì sợ không trả được lãi với lãi suất quá cao như vậy. Bước sang năm 2012, tỷ

lệ này tiếp tục giảm và năm 2013, tỷ lệ này giảm xuống còn 10,68%. Lãi suất giảm, nhiều doanh nghiệp muốn được vay trung và dài hạn nhưng các ngân hàng thương mại lại chưa yên tâm cho vay vì e ngại nợ xấu. Mặt khác, các doanh nghiệp vẫn gặp khó khăn trong việc vay trung và dài hạn vì trong khi doanh nghiệp đang cần nguồn vốn trung và dài hạn có lãi suất thấp để đầu tư

cho tương lai, nhưng các gói tín dụng của một số ngân hàng lại chủ yếu giảm lãi suất ở các kỳ hạn ngắn.

Tỷ lệ nợ dài hạn trên tổng vốn ở các nước đang phát triển là 22%, theo Booth et al, 2001, (Trung Quốc là 7% theo Chen, 2003), ở các nước G7 là 41%, theo Rajan and Zingales (1995). Từ đó ta thấy rằng tỷ lệ nợ dài hạn của các công ty ở mẫu nghiên cứu còn khá thấp so với các nước khác.

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

Hình 2.4: Biu đồ h s n dài hn trên tng vn ca các ngành

Có thể thấy tỷ lệ nợ dài hạn trên tổng vốn rất khác nhau giữa các ngành. Ngành điện có tỷ lệ nợ dài hạn trên tổng vốn lớn nhất trong tất cả các ngành, với giá trị trung bình là 24% và giảm dần qua các năm. Năm 2009 tỷ lệ trung bình vay dài hạn của ngành điện là cao nhất do ảnh hưởng của gói kích cầu của chính phủ năm 2009. Tỷ lệ này giảm dần qua các năm và đến năm 2013 chỉ còn 17%. Bên cạnh đó, ngành bất động sản và ngành xây dựng cũng có tỷ

lệ nợ dài hạn khá cao, với tỷ lệ nợ dài hạn trên tổng vốn trung bình lần lượt là 21% và 18%. Và cũng có ngành sử dụng nợ dài hạn rất ít là ngành giáo dục và ngành viễn thông với tỷ lệ khoảng 4% - 5%.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)