TỔNG QUAN VỀ MỘT SỐ DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT TRÊN

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 48 - 51)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.1. TỔNG QUAN VỀ MỘT SỐ DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT TRÊN

THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHỐN VIỆT NAM

Để có thể nhìn nhận một cách khách quan và khoa học về một vấn đề

kinh tế, người ta thường sử dụng các nghiên cứu chọn mẫu. Mẫu được chọn mang tính đại diện cho tổng thể nghiên cứu, người ta sẽ rút ra được các đặc

trưng của tổng thể trên cơ sở các đặc trưng của mẫu. Tổng thể nghiên cứu là các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, mẫu nghiên cứu được chọn là 100 doanh nghiệp, đảm bảo tính chất đại diện cho

tổng thể nghiên cứu. Các doanh nghiệp được chọn ở đây phân bố đồng đều ở các ngành: Bất động sản, Dầu khí, Dược và y tế, Điện lực, Giáo dục, Thủy

sản, Thương mại, Thép, Viễn thông và Xây dựng. Thời điểm nghiên cứu là

năm 2014 và các số liệu được cung cấp trong 5 năm là 2009, 2010, 2011,

2012 và 2013. Như vậy, các doanh nghiệp được chọn làm mẫu nghiên cứu

phản ánh tương đối chính xác những đặc trưng của tổng thể nghiên cứu. Vì

thế đối tượng nghiên cứu của đề tài là 100 doanh nghiệp, nhưng kết quả

nghiên cứu có thể sử dụng một cách hữu ích cho việc phân tích cấu trúc vốn của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

Bảng 2.1: Vốn của các doanh nghiệp được nghiên cứu qua các năm Đơn vị tính: Triệu đồng STT Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 2013 1 Tổng VCSH 2 Số tiền 68.855.504 85.004.403 92.680.125 100.258.054 114.393.908 3 Tốc độ tăng giảm 23% 9% 8% 14% Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

Số liệu bảng 2.1 cho thấy tổng vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp liên tục tăng qua các năm. Quy mơ vốn gia tăng góp phần cải thiện năng lực tài chính đối với doanh nghiệp khi mơi trường kinh doanh ngày càng có nhiều cơ hội và thách thức mới cũng như áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn. Tuy nhiên tốc độ tăng vốn chủ sở hữu giảm dần qua các năm từ 23% xuống 8% ở năm 2012 thể hiện lượng vốn huy động được qua thị trường chứng khoán giảm dần do sự suy giảm của thị trường chứng khoán, ảnh hưởng từ các cuộc suy thoái kinh tế. Tuy nhiên, sang năm 2013, sự ổn định của kinh tế vĩ mô và hàng loạt những chính sách quản lý, tái cấu trúc thị trường chứng khoán đã đem lại những kết quả khả quan hơn với lượng vốn tăng 14% so với năm 2012. Với nền tảng này, bước vào năm

Bảng 2.2: Bảng quy mô chi tiết các nguồn vốn Đơn vị tính: Triệu đồng STT Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 2013 1 Tổng nợ Số tiền 104.051.278 138.184.273 164.116.273 162.785.438 158.605.940 Tốc độ tăng giảm 33% 19% -1% -3% 2 Nợ dài hạn Số tiền 43.707.989 54.727.791 58.984.381 60.509.733 48.363.885 Tốc độ tăng giảm 25% 8% 3% -20% 3 Nợ ngắn hạn Số tiền 60.343.289 83.456.482 105.131.892 102.275.705 110.242.055 Tốc độ tăng giảm 38% 26% -3% 8% 4 VCSH Số tiền 68.855.504 85.004.403 92.680.125 100.258.054 114.393.908 Tốc độ tăng giảm 23% 9% 8% 14% Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

Qua bảng chi tiết các nguồn vốn của các doanh nghiệp qua các năm nghiên cứu, có thể thấy được quy mô vốn tăng đều qua các năm và tốc độ tăng của tổng nợ mạnh nhất là vào năm 2010. Nợ dài hạn tăng 25% và nợ ngắn hạn tăng đến 38% so với năm 2009. Đây là 1 tỷ lệ rất cao cho thấy nhu cầu vốn

mạnh mẽ của các doanh nghiệp để đầu tư mở rộng hoạt động sản xuất kinh

doanh. Tuy nhiên, đến năm 2013, thì tốc độ tăng trưởng tín dụng giảm lại, nợ dài hạn giảm 20% và nợ ngắn hạn chỉ tăng 8%, điều này phù hợp với thực tế rằng các ngân hàng ở thời điểm này đang khó khăn trong việc tìm đầu ra, đặc biệt là khó tìm doanh nghiệp tốt để cho vay. Theo ơng Nguyễn Hồng Minh, Phó giám đốc Ngân hàng nhà nước chi nhánh TP. Hồ Chí Minh, tăng trưởng

tín dụng chậm lại một phần vì cho vay ngoại tệ giảm sút rất mạnh. So với cuối 2012, dư nợ cho vay ngoại tệ giảm 19%, trong khi cho vay tiền đồng tăng

11,61%. Một phần nữa là nhu cầu vay vốn tiền đồng cũng chững lại. Theo ông Minh đến hiện tại, lãi suất khơng cịn là vấn đề tác động lớn đến doanh nghiệp, vì thực tế lãi suất đã giảm khá nhiều trong thời gian qua. Trong khi đó, những vấn đề khó khăn của doanh nghiệp như tiêu thụ hàng hóa khó, dẫn đến tồn kho chưa giải quyết được, khiến cho doanh nghiệp không vay thêm nhiều.

Theo một giám đốc chi nhánh tại TP. Hồ Chí Minh của Ngân hàng

Quốc tế (VIB), trong thời gian qua, doanh nghiệp chủ yếu vay vốn lưu động (vay ngắn hạn), khơng có mấy doanh nghiệp vay để đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh (vay dài hạn)”. (Theo Thời báo Kinh tế Sài Gịn ngày 31/10/2013 – “TP. HCM: Doanh nghiệp có nợ xấu vẫn được vay mới” – Thanh Thương).

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)