Chính sách tiền tệ

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 71 - 75)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.7. PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG KINH TẾ VĨ MÔ ẢNH

2.7.3. Chính sách tiền tệ

Chính sách tiền tệ là một trong những cơng cụ mà Nhà nước sử dụng để

điều tiết nền kinh tế vĩ mô. Nguồn vốn cho nền kinh tế chủ yếu vẫn được huy động và phân bổ qua hệ thống ngân hàng vận hành theo sự điều tiết của chính

sách tiền tệ. Do đó, chính sách tiền tệ có ý nghĩa quyết định đối với sự vận động của dòng vốn đầu tư và ngay cả chiến lược kinh doanh của doanh

nghiệp. Việc vay vốn của ngân hàng là hồn tồn khơng dễ dàng cho các doanh nghiệp trong tình trạng Chính phủ đang cố gắng đưa ra các giải pháp

thắt chặt tiền tệ để kiềm chế lạm phát như hiện nay. Với xu hướng lãi suất cho vay duy trì ở mức cao như hiện nay, các doanh nghiệp lại càng khó khăn hơn trong việc tiếp cận nguồn vốn của ngân hàng. Do đó, nhân tố lãi suất có tác

động rất lớn đến hoạt động của các doanh nghiệp.

6.8 6.9 7.1 7.3 7.8 8.4 8.2 8.5 6.2 5.3 6.7 5.9 5.03 5.42 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 T l ( %) Năm TỶ LỆ TĂNG TRƯỞNG GDP

Trong nhiều năm qua, chính sách tiền tệ đã được duy trì theo hướng ổn định lãi suất danh nghĩa và làm giảm nhẹ VND so với USD. Tuy nhiên trong

giai đoạn 2009-2013 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế nên chính

sách tiền tệ đã được điều chỉnh thay đổi liên tục cho phù hợp với từng giai đoạn cụ thể địi hỏi doanh nghiệp phải ln có những kế hoạch hành động phù

hợp kịp thời để không bị tác động tiêu cực đến kết quả hoạt động kinh doanh.

Để thực hiện phát triển hoạt động kinh doanh, ngồi vốn tự có và vốn

huy động qua các hình thức phát hành chứng khoán, các doanh nghiệp nói

chung do nhu cầu vốn lớn, đều phải sử dụng đến nguồn vốn tín dụng của ngân hàng. Các doanh nghiệp cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay đang chịu tác động mạnh mẽ từ các chính sách của chính phủ, cụ thể là sau năm 2009 với mục tiêu kích thích kinh tế và hỗ trợ lãi suất đã

gây ra áp lực lạm phát cao trong giai đoạn cuối 2009 và đầu năm 2010. Do

vậy, các nhà điều hành chính sách đã tỏ ra thận trọng hơn khi áp dụng chính sách tiền tệ linh hoạt và từng bước nâng cao tiêu chuẩn an toàn của hệ thống ngân hàng. Trước tiên, Thông tư 13 (Thông tư 19 sửa đổi) ban hành ngày

20/05/2010 và có hiệu lực từ ngày 01/10/2010 quy định việc tăng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu CAR từ 8% lên 9% và tổng số vốn cho vay không vượt quá 80% tổng số vốn huy động được. Về cơ bản, những quy định của Thông tư 13 được xây dựng theo hướng nâng cao hơn các tiêu chuẩn an toàn, siết chặt hơn

việc sử dụng các nguồn vốn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng.

Bước sang năm 2011, kinh tế tồn cầu bắt đầu le lói phục hồi nhưng cịn nhiều khó khăn, tác động tiêu cực đến tình hình kinh tế trong nước. Trong 6 tháng đầu năm, lạm phát tăng 13,29% so với đầu năm và tăng 20% so cùng kỳ năm trước, gây khó khăn cho nỗ lực kiềm chế lạm phát dưới 15% theo mục tiêu đề ra, thị trường bất động sản và chứng khoán sụt giảm mạnh. NHNN đã

trợ ổn định kinh tế vĩ mơ, bảo đảm an tồn hệ thống, thực hiện mạnh mẽ các biện pháp điều hành nhằm kiểm soát tốc độ tăng trưởng tín dụng dưới 20%. Tình hình kinh tế những tháng cuối năm đã có dấu hiệu cải thiện, GDP năm

2011 tăng 5,89%, lạm phát so cùng kỳ năm trước bắt đầu có dấu hiệu chững lại và giảm dần từ mức 22% trong tháng 10/2011 xuống 20% trong tháng 11 và 18,13% trong tháng 12. Để định hướng thị trường, ngay từ đầu năm 2012, NHNN đã đưa ra mục tiêu giảm lãi suất huy động xuống còn 9-10%/năm vào cuối năm 2012 đồng thời đưa ra lộ trình giảm trung bình mỗi q 1%/năm. Đến cuối năm 2012, lãi suất huy động VND giảm mạnh từ 3-6%/năm, lãi suất

cho vay giảm từ 5-9%/năm so với cuối năm 2011 và trở về mức lãi suất của năm 2007. Lãi suất cho vay ưu tiên giảm về mức 12%/năm, cho vay sản xuất kinh doanh khác và cho vay tiêu dùng ở mức 12-15%/năm, riêng lãi suất cho vay đối với các khách hàng tốt chỉ còn 9-11%/năm. Và đến năm 2013 thì trần lãi suất huy động đã giảm về mức khoảng 7%/năm. Như vậy, từ năm 2011 đến nay, tín dụng tăng chậm hơn so với giai đoạn trước đây. Việc điều hành

lãi suất đã định hướng, dẫn dắt thị trường, đồng thời có sự điều chỉnh linh

hoạt, phù hợp với những diễn biến kinh tế vĩ mô và tiền tệ; mặt bằng lãi suất cho vay và huy động đã giảm mạnh so với cuối năm 2011. (Theo Xuân Thanh (2013) “Chính sách tiền tệ 2011-2013: Những nỗ lực khơng thể phủ nhận”, Nghiên cứu và Trao đổi ngày 27/09/2013, website Ngân hàng Nhà nước www.sbv.gov.vn).

Trên thực tế, chính sách tiền tệ đóng vai trị vơ cùng quan trọng, không chỉ trong việc hỗ trợ doanh nghiệp về nguồn vốn lưu động, mà còn ảnh hưởng tới sức cầu của người tiêu dùng. Do vậy, sự thay đổi trong chính sách tiền tệ của Nhà nước sẽ gây ảnh hưởng đến mặt bằng lãi suất, và qua đó, ảnh hưởng

đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trong chương này, tác giả tập trung vào phân tích 3 nội dung chính: Một là, phân tích tổng quan thực trạng cấu trúc vốn của mẫu 100 doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, qua đó có được

những nhận định sau:

Ø Mặc dù quy mơ vốn có tăng lên nhưng các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa chú trọng việc hoạch định cấu trúc vốn, dẫn đến cấu trúc vốn của

doanh nghiệp vẫn còn bất hợp lý, tỷ lệ vốn chủ sở hữu cao, tỷ lệ nợ ngắn hạn lớn, trong khi nợ dài hạn chiếm một tỷ lệ khá khiêm tốn, trung bình chỉ khoảng 12,2%.

Ø Các doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào nợ ngắn hạn và gặp khó khăn trong việc huy động nợ dài hạn, nên phải sử dụng một phần nợ ngắn hạn

đầu tư dài hạn, dẫn đến hiện tượng bất cân xứng kỳ hạn trả nợ làm tăng nguy

cơ mất khả năng thanh toán.

Ø Phần lớn các doanh nghiệp nhà nước vẫn tiếp tục được hưởng lợi

trong việc tiếp cận nguồn vốn vay, nhất là vay dài hạn.

Hai là, tác giả trình bày thiết kế mơ hình để xây dựng các nhân tố tác động đến cấu trúc của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán

Việt Nam. Tác giả đưa ra các cơ sở để xây dựng mơ hình, cách đo lường các biến độc lập và biến phụ thuộc.

Ba là, tác giả trình bày tóm lược các đặc điểm của nên kinh tế vĩ mô và sự ảnh hưởng của các nhân tố vĩ mô này đến cấu trúc vốn của các doanh

CHƯƠNG 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ ĐẾN CẤU TRÚC VỐN

CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT

TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 71 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)