6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.3. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CẤU TRÚC VỐN
1.3.9. Rủi ro kinh doanh
Rủi ro kinh doanh là những rủi ro liên quan đến những hoạt động của
doanh nghiệp trong tương lai. Những doanh nghiệp có rủi ro kinh doanh cao thường phải đối mặt với mối lo về chi phí phá sản kỳ vọng cao hơn.
Nghiên cứu của Bradley, Jarrel và Kim (1984) trên 821 doanh nghiệp thuộc 25 ngành công nghiệp khác nhau đã chỉ ra rằng khi rủi ro kinh doanh càng cao, niềm tin của các nhà đầu tư vào doanh nghiệp bị giảm đi làm khả
năng tiếp cận các nguồn vốn từ bên ngoài của doanh nghiệp thấp.
Lý thuyết đánh đổi cấu trúc vốn cũng cho rằng rủi ro kinh doanh có mối quan hệ ngược chiều với tỷ lệ nợ. Theo lý thuyết này, rủi ro kinh doanh càng cao thì càng gia tăng khả năng khốn khó tài chính cho doanh nghiệp. Tương tự, chi phí đại diện liên quan đến việc sử dụng nợ vay sẽ càng nhiều hơn nếu như rủi ro phá sản của doanh nghiệp cao hơn. Như vậy, đối với các doanh
nghiệp có rủi ro kinh doanh nhiều hơn, chi phí khốn khó tài chính và chi phí
đại diện đều cao hơn các doanh nghiệp khác và đây là những trở ngại cho việc
huy động vốn của doanh nghiệp.
Một số nghiên cứu khác về cấu trúc vốn cũng ủng hộ mối tương quan nghịch giữa rủi ro kinh doanh và tỷ suất nợ. Đó là các nghiên cứu của Titman và Wessels (1988), Friend và Hasbrouck (1988). Tuy nhiên, nghiên cứu của Kim và Sorrenson (1986) lại tìm thấy mối quan hệ cùng chiều giữa rủi ro kinh doanh và tỷ lệ nợ.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Ở chương 1 tác giả đã trình bày các khái niệm cơ bản của cấu trúc vốn,
thành phần của cấu trúc vốn và các lý thuyết về cấu trúc vốn và các nhân tố
ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của doanh nghiệp.
Tác giả cũng đã làm rõ khái niệm cấu trúc vốn tối ưu và chỉ ra được tầm quan trọng của việc xây dựng cấu trúc vốn tối ưu đối với mỗi doanh nghiệp.
Tác giả đi sâu nghiên cứu các lý thuyết kinh điển về cấu trúc vốn là lý thuyết M&M, lý thuyết trật tự phân hạng, lý thuyết đánh đổi cấu trúc vốn, lý
thuyết chi phí đại diện và lý thuyết tín hiệu.
Sau khi trình bày các thuyết kinh điển về cấu trúc vốn, tác giả đã rút ra các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất nợ. Từ đó rút ra mức độ phù hợp của các
thuyết ứng với tác động của từng nhân tố đến cấu trúc vốn.
Từ các quan điểm của các nghiên cứu trước đây, có thể thấy rằng cấu
trúc vốn của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố khác nhau.
Trong chương này, tác giả trình bày một số nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc
vốn của doanh nghiệp bao gồm: Hiệu quả hoạt động kinh doanh, tài sản cố định hữu hình, tấm chắn thuế phi nợ, quy mơ doanh nghiệp, tính thanh khoản,
hình thức sở hữu doanh nghiệp, cơ hội tăng trưởng và rủi ro kinh doanh. Các nhân tố này có thể có ảnh hưởng thuận chiều và ngược chiều với cấu trúc vốn của doanh nghiệp.
Tóm lại, ở chương 1, tác giả đã trình bày một cách tổng quan và rõ ràng về lý thuyết cấu trúc vốn làm tiền đề ứng dụng vào việc phân tích ở chương
CHƯƠNG 2
THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CẤU TRÚC VỐN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP