Tài sản cố định hữu hình

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 41 - 42)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.3. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CẤU TRÚC VỐN

1.3.3. Tài sản cố định hữu hình

Tài sản của doanh nghiệp gồm hai bộ phận là tài sản cố định và tài sản

lưu động, trong đó tài sản cố định bao gồm TSCĐ hữu hình và TSCĐ vơ hình. Các lý thuyết thường cho rằng tài sản cố định hữu hình có tương quan thuận với tỷ suất nợ. Lý thuyết đại diện cho rằng Tài sản cố định hữu hình có thể sử dụng như vật thế chấp khi vay mượn từ nguồn tài trợ bên ngoài, một tỷ lệ lớn tài sản cố định hữu hình của doanh nghiệp có thể giúp doanh nghiệp có được một mức lãi suất vay ngân hàng thấp hơn và cũng giúp giảm rủi ro của người cho vay từ chi phí đại diện của việc sử dụng nợ. Bởi vì nợ có thể được đảm

bảo bằng sự thế chấp tài sản cố định hữu hình, cơ hội để doanh nghiệp có thể thực hiện việc thay thế tài sản của mình sẽ bị giảm đi do sự hiện hữu của một tỷ lệ lớn nợ có đảm bảo, do đó mang lại một sự an tồn cho chủ nợ. Đối với

doanh nghiệp có nhiều tài sản cố định vơ hình, chi phí sử dụng vốn cao hơn

do sự kiểm soát việc sử dụng vốn vay khó khăn hơn. Theo Jensen và Meckling (1976), Myers (1984) sử dụng nợ đảm bảo giảm mâu thuẫn giữa

chủ nợ và chủ sở hữu doanh nghiệp, do đó sẽ làm giảm chi phí đại diện. Lý

thuyết về thơng tin bất cân xứng cũng giải thích được mối tương quan thuận

giữa tài sản cố định và tỷ suất nợ.

Lý thuyết đánh đổi cấu trúc vốn cho rằng bởi vì tài sản cố định hữu hình hữu ích trong việc thế chấp vay nợ, vậy nên các doanh nghiệp có lượng tài sản cố định hữu hình lớn thường có nhiều cơ hội để sử dụng nợ hơn. Theo

Williamson (1988), giá trị tài sản cố định hữu hình nhiều hơn cũng đồng

nghĩa với giá trị thanh khoản của doanh nghiệp càng cao, do vậy làm an lòng các chủ nợ.

Theo lý thuyết về chi phí khốn khó tài chính, trong cấu trúc tài sản của doanh nghiệp, tài sản hữu hình là loại tài sản có ý nghĩa quan trọng trong việc thế chấp để vay được các khoản nợ từ các tổ chức tín dụng. Lý thuyết này cho

rằng cấu trúc tài sản có quan hệ cùng chiều với cấu trúc vốn. Khi xảy ra phá sản, tài sản hữu hình có giá trị thanh lý cao hơn tài sản vơ hình vì tài sản cố

định vơ hình có khả năng mất giá trị nhiều hơn. Ngoài ra, tải sản cố định dễ định giá khi cho vay hơn tài sản vơ hình. Do đó, một doanh nghiệp có tỷ trọng

tài sản hữu hình cao sẽ sử dụng nhiều nợ hơn doanh nghiệp có tỷ trọng tài sản vơ hình cao vì như thế chi phí khốn khó tài chính sẽ thấp hơn khi doanh nghiệp rơi vào tình trạng phá sản.

Nghiên cứu thực nghiệm của Titman and Wessels (1988), Harris và Ravid (1990) cũng cho rằng doanh nghiệp có tỷ lệ TSCĐ hữu hình cao sẽ có tỷ suất nợ cao.

Do vậy, có thể nói tài sản cố định hữu hình có tương quan thuận với tỷ lệ nợ. Tuy nhiên, Berger và Urdell (1994) lại cho rằng doanh nghiệp có mối quan hệ thân thiết với các nhà tài trợ vốn thì có thể vay mượn mà không cần phải cung cấp nhiều bằng chứng thế chấp.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)