Phân tích mối quan hệ tương quan giữa các biến

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 79 - 83)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2. PHÂN TÍCH HỒI QUY CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CẤU

3.2.1. Phân tích mối quan hệ tương quan giữa các biến

Để xác định mối quan hệ giữa các biến trong mơ hình, đề tài sử dụng

phân tích hệ số tương quan nhằm đo lường mức độ quan hệ giữa các biến độc lập với nhau và giữa các biến độc lập với các biến phụ thuộc.

Mức độ tương quan giữa các biến được tính bằng hệ số tương quan r

(Pearson).

Kết quả phân tích hệ số tương quan với mẫu quan sát 100 công ty giai

Bảng 3.3: Phân tích hệ số tương quan Pearson Correlations

ROA SIZE TANG TAX GROWTH LIQUID STATE RISK TD LTD

ROA 1 -,005 -,075 ,053 ,255(**) ,276(**) ,082 ,123(**) -,498(**) -,218(**) SIZE -,005 1 -,042 -,183(**) ,032 -,005 ,198(**) ,142(**) ,245(**) ,334(**) TANG -,075 -,042 1 ,448(**) -,263(**) -,108(*) ,400(**) -,009 ,184(**) ,295(**) TAX ,053 -,183(**) ,448(**) 1 ,020 ,081 ,403(**) -,045 -,097(*) -,049 GROWTH ,255(**) ,032 -,263(**) ,020 1 ,161(**) -,036 ,085 -,437(**) ,015 LIQUID ,276(**) -,005 -,108(*) ,081 ,161(**) 1 ,023 ,029 -,307(**) -,083 STATE ,082 ,198(**) ,400(**) ,403(**) -,036 ,023 1 ,077 ,025 ,195(**) RISK ,123(**) ,142(**) -,009 -,045 ,085 ,029 ,077 1 -,126(**) ,066 TD -,498(**) ,245(**) ,184(**) -,097(*) -,437(**) -,307(**) ,025 -,126(**) 1 ,405(**) LTD -,218(**) ,334(**) ,295(**) -,049 ,015 -,083 ,195(**) ,066 ,405(**) 1

*. Tương quan có ý nghĩa ở mức ý nghĩa 0,05 (2-tailed). **. Tương quan có ý nghĩa ở mức ý nghĩa 0,01 (2-tailed).

Để xác định mối quan hệ giữa các biến trong mơ hình, đề tài sử dụng

phân tích hệ số tương quan nhằm đo lường mức độ quan hệ giữa các biến độc lập với nhau, giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc. Kết quả bằng SPSS ở bảng 3.3 cho ra kết quả về mối quan hệ tương quan như sau:

Mối quan hệ tương quan giữa các biến phụ thuộc và các biến độc lập:

Kết quả phân tích tính tốn hệ số tương quan cho thấy, tất cả các yếu tố

đều có quan hệ tương quan với chỉ tiêu nghiên cứu. Hệ số tương quan giữa tỷ

suất nợ và các nhân tố ảnh hưởng đều có giá trị tuyệt đối lớn hơn 0. Cụ thể:

Ø Xét mối tương quan giữa biến phụ thuộc là tỷ lệ tổng nợ trên tổng vốn với các biến độc lập:

Các nhân tố có hệ số tương quan cao nhất phản ánh mối quan hệ rõ ràng với tỷ suất nợ đó là Tỷ suất sinh lời tài sản có rTD,ROA = -0,498, Cơ hội tăng

trưởng rTD,GROWTH = -0,437 và Tính thanh khoản rTD,LIQUID = -0,307.

Các nhân tố có mối quan hệ tương quan ít rõ hơn là quy mô doanh nghiệp rTD,SIZE = 0,245, Tài sản cố định hữu hình rTD,TANG = 0,184, Rủi ro kinh doanh rTD, RISK = -0,126, Tấm chắn thuế phi nợ rTD,TAX = -0,097 và Tỷ lệ vốn nhà nước rTD, STATE = 0,025.

Tuy nhiên nhìn chung hệ số tương quan giữa các biến độc lập và biến tỷ lệ tổng nợ trên tổng vốn đều khác 0, chứng tỏ các nhân tố trên đều ảnh hưởng

đến cấu trúc vốn.

Hệ số tương quan r mang giá trị dương phản ánh mối quan hệ tương quan thuận chiều giữa các nhân tố với cấu trúc vốn. Và ngược lại, hệ số tương quan mang giá trị âm thì có mối quan hệ tương quan ngược chiều giữa các nhân tố độc lập với cấu trúc vốn.

Các nhân tố có mối quan hệ tương quan thuận chiều với cấu trúc vốn đó là: Quy mơ doanh nghiệp, Tài sản cố định hữu hình, Tỷ lệ vốn nhà nước.

là: Tỷ suất sinh lời tài sản, Tấm chắn thuế phi nợ, Cơ hội tăng trưởng, Tính thanh khoản và Rủi ro kinh doanh.

Ø Xét mối tương quan giữa biến phụ thuộc là tỷ lệ nợ dài hạn trên tổng vốn với các biến độc lập

Các nhân tố có hệ số tương quan cao nhất phản ánh mối quan hệ rõ ràng với tỷ lệ nợ dài hạn đó là Quy mơ doanh nghiệp rLTD, SIZE = 0,334, Tài sản cố

định hữu hình rLTD, TANG = 0,295 và Tỷ suất sinh lời tài sản rLTD, ROA = -0,218.

Các nhân tố có mối tương quan ít rõ hơn là Tỷ lệ vốn nhà nước rLTD,

STATE = 0,195, Tính thanh khoản rLTD, LIQUID = -0,083, Rủi ro kinh doanh rLTD,

RISK = 0,066, Tấm chắn thuế phi nợ rLTD, TAX = -0,049 và Cơ hội tăng trưởng rLTD, GROWTH = 0,015.

Quan hệ tương quan thuận chiều với tỷ suất nợ dài hạn: Quy mô doanh nghiệp, Tài sản cố định hữu hình, Tỷ lệ vốn nhà nước, Rủi ro kinh doanh và Cơ hội tăng trưởng.

Quan hệ tương quan ngược chiều với tỷ suất nợ dài hạn: Tỷ suất sinh lời tài sản, Tính thanh khoản và Tấm chắn thuế phi nợ.

Xét mối tương quan giữa các biến độc lập với nhau

Khi xét về mối tương quan giữa các biến độc lập, ta thấy hệ số tương

quan giữa các biến đều nhỏ hơn 0,5. Các biến có quan hệ tương quan khá chặt chẽ như: Biến Tài sản cố định hữu hình (TANG) có mối tương quan thuận với biến Tấm chắn thuế phi nợ (TAX) và biến Tỷ lệ vốn nhà nước với hệ số tương quan lần lượt là r TANG,TAX = 0,448 và rTANG,STATE = 0,400 đều với mức ý nghĩa 1%. Biến Tấm chắn thuế phi nợ (TAX) có mối tương quan thuận với biến Tỷ lệ vốn nhà nước (STATE) với hệ số tương quan rTAX,STATE = 0,403. Các biến cịn lại có hệ số tương quan thấp và ít chặt chẽ hơn. Với kết quả từ bảng phân tích mối tương quan giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc và giữa các biến độc lập với nhau, có thể thấy rằng vẫn có thể tồn tại hiện tượng

đa cộng tuyến giữa các biến độc lập. Do đó, để tránh hiện tượng đa cộng tuyến

ta phải thực hiện các phương pháp loại bỏ biến trong khi phân tích hồi quy bội.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 79 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)