6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.4. CÁC GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU
2.4.1. Hiệu quả hoạt động kinh doanh
Hiệu quả càng cao thì lợi nhuận càng nhiều, doanh nghiệp sẽ càng có xu hướng sử dụng nguồn vốn nội tai hơn là đi vay, hay nói cách khác phần lợi
nhuận này này dùng để tái đầu tư. Đề tài giả thuyết hiệu quả hoạt động của
doanh nghiệp có quan hệ ngược chiều với tỷ suất nợ. Chỉ tiêu mà tác giả sử dụng để đo lường hiệu quả hoạt động kinh doanh là Tỷ suất sinh lời tài sản.
2.4.2. Tài sản cố định hữu hình
Tài sản cố định là thước đo cơ bản nhất thể hiện giá trị tài sản có mối quan hệ mật thiết với tỷ suất nợ của doanh nghiệp. Qua những nghiên cứu thực
nghiệm, hầu hết các doanh nghiệp khẳng định rằng tài sản có ý nghĩa rất lớn liên quan đến tỷ lệ nợ trong cấu trúc vốn của doanh nghiệp. Tài sản thế chấp
dường như là một điều kiện tốt nhất và quan trọng nhất để các chủ nợ xem xét có nên cấp tín dụng cho doanh nghiệp hay khơng. Đề tài giả thuyết cấu trúc tài sản cố định của doanh nghiệp có quan hệ thuận chiều với tỷ suất nợ.
2.4.3. Tấm chắn thuế phi nợ
Doanh nghiệp có tấm chắn thuế phi nợ (khấu hao) càng cao thì càng ít cần đến tấm chắn thuế nên càng ít vay nợ. Đề tài giả thuyết tấm chắn thuế phi nợ (tỷ lệ khấu hao trên tổng tài sản) có quan hệ ngược chiều với tỷ suất nợ.
2.4.4. Quy mô doanh nghiệp
Quy mô được xem là dấu hiệu cho các nhà đầu tư và chủ nợ. Các doanh
nghiệp có quy mơ lớn thường được biết nhiều và tạo được uy tín trên thị trường tài chính. Vì vậy, các doanh nghiệp có quy mơ lớn có khả năng vay nợ nhiều hơn các doanh nghiệp có quy mơ nhỏ. Điều này càng đúng với thực tế của thị
trường kinh tế Việt Nam, một thị trường mà thông tin được cho là bất cân
xứng, thông tin của doanh nghiệp tới nhà đầu tư thường khơng đầy đủ và chính xác. Cho nên thường doanh nghiệp có quy mơ lớn được các nhà đầu tư tin cậy hơn, nhất là các tổ chức tín dụng hơn là các doanh nghiệp có quy mơ nhỏ. Đề tài giả thuyết quy mô doanh nghiệp có quan hệ thuận chiều với tỷ suất nợ.
2.4.5. Tính thanh khoản
Tính thanh khoản có thể có tác động thuận chiều và ngược chiều đến
quyết định cấu trúc vốn. Kết quả tổng quan về tình hình sử dụng nợ của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam qua các năm nghiên cứu chỉ ra rằng trong điều kiện kinh tế khó khăn hiện nay và các khó khăn vướng mắc gặp phải trong việc đáp ứng các điều kiện để vay ngân hàng, thì các doanh nghiệp có nhiều tài sản thanh khoản có thể sử dụng các tài sản này tài trợ cho các khoản đầu tư của mình hơn là đi vay nợ. Do đó, đề tài giả
thuyết tính thanh khoản của cơng ty có quan hệ ngược chiều với tỷ suất nợ.
2.4.6. Hình thức sở hữu của doanh nghiệp
Trong điều kiện thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh
nghiệp Việt Nam, những doanh nghiệp thuộc các ngành nghề lĩnh vực kinh tể chủ chốt thường là những doanh nghiệp có nền tảng Nhà nước bao cấp hay nói cách khác thuộc sở hữu của Nhà nước (tỷ lệ sở hữu Nhà nước trên 51% số cổ phần) nên mặc dù trên nguyên tắc không đáp ứng được những yêu cầu về
các chỉ tiêu tài chính khi xét duyệt cho vay của các tổ chức tín dụng nhưng các doanh nghiệp này vẫn dễ dàng tiếp cận nguồn vốn vay hơn là các doanh nghiệp cổ phần có tỷ lệ sở hữu Nhà nước thấp. Đề tài giả thuyết tỷ lệ góp vốn của Nhà nước của cơng ty có quan hệ thuận chiều với tỷ suất nợ.
2.4.7. Cơ hội tăng trưởng
Cơ hội tăng trưởng gợi ý những kết quả kinh doanh khả quan của doanh nghiệp trong tương lai. Khi doanh nghiệp trong giai đoạn tăng trưởng, niềm
tin của các nhà đầu tư vào doanh nghiệp sẽ cao, vì vậy khả năng tiếp cận
nguồn vốn từ bên ngoài càng lớn. Đề tài giả thuyết cơ hội tăng trưởng có quan hệ thuận chiều với tỷ suất nợ.
2.4.8. Rủi ro kinh doanh
Rủi ro kinh doanh chính là sự chênh lệch giữa lợi nhuận thực tế so với lợi nhuận kỳ vọng. Đó là sự không chắc chắn, biến thiên của kết quả kinh
doanh. Doanh nghiệp có rủi ro kinh doanh càng cao thì có khả năng phá sản càng cao, khả năng tiếp cận các nguồn vốn từ bên ngoài thấp. Đề tài giả
thuyết rủi ro kinh doanh có quan hệ ngược chiều với tỷ suất nợ.