CẤU TRÚC VỐN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT TRÊN

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 51)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.2. CẤU TRÚC VỐN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT TRÊN

THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

Về lý thuyết nghiên cứu cấu trúc vốn thì chỉ đề cập đến cấu trúc vốn dài hạn (bao gồm nợ dài hạn và vốn chủ sở hữu). Phần nợ ngắn hạn không được

chuyển liên tục. Nhưng khi xem xét thực tế về cấu trúc vốn của các doanh nghiệp tỷ lệ nợ ngắn hạn ln duy trì ở một mức trung bình cao hơn cả tỷ lệ nợ dài hạn, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nợ. Vì lý do này, khi nghiên cứu cấu trúc vốn của các doanh nghiệp trên thực tế, việc đưa nợ ngắn hạn vào xem xét là hết sức cần thiết. Vì vậy ngồi 2 chỉ tiêu nợ dài hạn và vốn chủ sở hữu trên tổng vốn, tác giả còn xem xét thêm 2 chi tiêu là tổng nợ và nợ ngắn hạn trên tổng vốn. Giai đoạn 2009-2013 là giai đoạn chứng kiến nhiều sự biến động

của nền kinh tế Việt Nam nói chung và thị trường chứng khốn Việt Nam nói riêng. Vì vậy cấu trúc vốn của các doanh nghiệp trong thị trường cũng có nhiều biến động do tác động của nền kinh tế. Qua các số liệu thu thập từ các báo cáo tài chính trong giai đoạn này của 100 công ty niêm yết trên 2 sàn giao dịch chứng khoán HOSE và HNX ta được kết quả nghiên cứu dưới đây.

2.2.1. Tỷ lệ tổng nợ trên tổng vốn

Tỷ lệ tổng nợ trên tổng vốn phản ánh quy mô vốn của công ty. Tỷ lệ này

được tính bằng cách lấy tổng nợ (bao gồm các khoản nợ vay ngắn hạn và nợ

dài hạn) chia cho tổng vốn. Tỷ lệ tổng nợ trên tổng vốn giúp nhà đầu tư có

một cái nhìn khái quát về sức mạnh tài chính, cấu trúc tài chính của doanh nghiệp và làm thế nào doanh nghiệp có thể chi trả cho các hoạt động. Trên

thực tế, nếu nợ phải trả chiếm quá nhiều trong tổng nguồn vốn có nghĩa là doanh nghiệp đi vay mượn nhiều hơn số vốn hiện có, nên doanh nghiệp có thể gặp rủi ro trong việc trả nợ, đặc biệt là doanh nghiệp càng gặp nhiều khó khăn hơn khi lãi suất ngân hàng tăng cao. Các chủ nợ hay ngân hàng cũng thường xem xét, đánh giá kỹ tỷ lệ nợ (và một số chỉ số tài chính khác) để quyết định có cho doanh nghiệp vay hay khơng. Tuy nhiên, việc sử dụng nợ cũng có một

ưu điểm, đó là chi phí lãi vay sẽ được trừ vào thuế thu nhập doanh nghiệp. Do đó, doanh nghiệp phải cân nhắc giữa rủi ro về tài chính và ưu điểm của vay nợ để đảm bảo một tỷ lệ hợp lý nhất. Tỷ số này nên dao động trong khoảng 30%-

70%. Ngành thương mại thường cao hơn ngành sản xuất, tỷ số này có thể thay

đổi tùy chính sách tài chính của doanh nghiệp. Nếu tỷ số này cao hơn 70%,

thì doanh nghiệp sẽ có nguy cơ gặp khó khăn lớn về tài chính khi mơi trường kinh doanh bất lợi. Tuy nhiên khi tỷ suất này quá thấp, dưới 30% thì khơng phải là tốt vì doanh nghiệp không biết khai thác sử dụng nguồn vốn vay để

giúp công ty gia tăng thêm nguồn vốn kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn. Tỷ lệ tổng nợ trên tổng vốn có giá trị trung bình qua các năm là 52,48%, trong đó giá trị cao nhất là 96,55% và có doanh nghiệp giá trị thấp nhất là

2,18%. Tỷ lệ tổng nợ trung bình này tương đối ổn định qua các năm. Tỷ lệ tổng nợ trên tổng vốn ở các nước đang phát triển là 51%, theo Booth et al, 2001,

(Trung Quốc có tỷ lệ là 46%, theo Chen, 2003), ở các nước G7 có giá trị trung bình là 66% (nước Mỹ là 66.1%), theo Rajan and Zingales (1995). Như vậy, tỷ lệ tổng nợ trên tổng vốn trong mẫu nghiên cứu là các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam so với các nước khác là tương đối đồng đều.

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

Hình 2.1: Biểu đồ hệ số tổng nợ trên tổng vốn qua các năm nghiên cứu

2009 2010 2011 2012 2013 Cao nhất 96.406% 94.760% 95.747% 96.127% 96.549% Trung bình 52.044% 52.528% 52.741% 52.756% 52.399% Thấp nhất 8.746% 6.498% 2.183% 3.901% 3.196% .000% 10.000% 20.000% 30.000% 40.000% 50.000% 60.000% 70.000% 80.000% 90.000% 100.000% Cao nhất Trung bình Thấp nhất

Biểu đồ 2.2 cho thấy trung bình những ngành sử dụng nợ nhiều nhất là ngành xây dựng (68%), ngành thép (61%) , ngành dầu khí (60%), ngành thủy sản (57%) và ngành thương mại (57%). Đây là những ngành cần phải đầu tư tài sản cố định ban đầu lớn và nhu cầu vốn lưu động thường xuyên cao. Tỷ lệ nợ của các ngành này khá cao, trong khoảng 50%-70% trên tổng vốn. Ngành giáo dục có tỷ số nợ thấp nhất với tỷ lệ nợ trung bình qua các năm là 33%. Hầu hết các công ty trong ngành này đều xuất phát từ các công ty nhà nước và có vốn góp của nhà nước, nên khơng phải đầu tư lớn cho tài sản cố định, mặt khác lượng VCSH của ngành khá mạnh do có vốn góp của nhà nước. Nhìn chung tỷ lệ tổng nợ trên tổng vốn trung bình của các doanh nghiệp Việt Nam vẫn nằm trong giới hạn an toàn.

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

Hình 2.2: Biểu đồ hệ số tổng nợ trên tổng vốn theo các ngành

Bất động

sản Dầu khí Dược

và Y tế Điện lực Giáo dục Thủy sản Thương mại Thép ThôngViễn dựngXây 2009 51% 59% 48% 47% 39% 50% 52% 62% 42% 71% 2010 51% 62% 48% 44% 36% 55% 57% 63% 45% 65% 2011 51% 63% 50% 44% 42% 59% 60% 55% 44% 69% 2012 55% 61% 51% 39% 30% 58% 59% 63% 43% 68% 2013 55% 57% 54% 37% 29% 61% 59% 63% 40% 69% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 2009 2010 2011 2012 2013

2.2.2. Tỷ lệ nợ dài hạn trên tổng vốn

Tỷ lệ nợ dài hạn trên tổng vốn cho biết tỷ lệ nợ dài hạn so với tổng vốn. Tỷ lệ này được được tính bằng cách chia nợ dài hạn cho tổng vốn:

Tỷ lệ nợ dài hạn trên tổng vốn = Nợ dài hạn / Tổng vốn

Trong đó nợ dài hạn và tổng vốn được lấy từ báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Nợ dài hạn của các doanh nghiệp bao gồm hai bộ phận chính: vay dài hạn ngân hàng và phát hành trái phiếu. Tuy nhiên ở Việt Nam, thị trường trái phiếu doanh nghiệp không phát triển nên nợ dài hạn chủ yếu là vay dài hạn ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác.

Tỷ lệ nợ dài hạn trên tổng vốn cũng tương tự như tỷ lệ tổng nợ trên tổng vốn, tuy nhiên ở đây ta chỉ quan tâm đến nợ dài hạn, là những khoản nợ chưa phải trả trong năm tới. Mục đích của việc sử dụng tỷ lệ nợ dài hạn trên tổng vốn là để thấy được mức độ tài trợ bằng vốn vay một cách thường xuyên (qua

đó thấy được rủi ro về mặt tài chính mà cơng ty phải chịu) qua việc loại bỏ

các khoản nợ ngắn hạn (tín dụng thương mại phi lãi suất và những khoản phải trả ngắn hạn).

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

Hình 2.3: Biểu đồ tỷ lệ nợ dài hạn trên tổng vốn

2009 2010 2011 2012 2013 Cao nhất 63.992% 65.039% 66.654% 62.821% 61.123% Trung bình 12.602% 13.639% 12.566% 11.547% 10.678% Thấp nhất .000% .000% .024% .000% .000% .000% 10.000% 20.000% 30.000% 40.000% 50.000% 60.000% 70.000% Cao nhất Trung bình Thấp nhất

Tỷ lệ nợ dài hạn trên tổng vốn của các cơng ty trung bình qua các năm nghiên cứu là 12,2%, cao nhất có cơng ty sử dụng đến 66,65 % nợ dài hạn,

nhưng cũng có cơng ty khơng sử dụng nguồn tài trợ dài hạn này. Tỷ lệ này trung bình dao động từ 11,55%-13,64% và có xu hướng giảm qua các năm,

trong đó tỷ lệ trung bình năm 2010 cao nhất là 13,64%. Tuy nhiên, sang năm 2011, tỷ lệ trung bình vay ngân hàng dài hạn giảm xuống cịn 12,57% do Chính phủ kìm hãm tăng trưởng tín dụng và lãi suất tăng cao (có lúc lên đến

hơn 20%/năm) và không ổn định khiến cho doanh nghiệp khơng dám vay nợ vì sợ khơng trả được lãi với lãi suất quá cao như vậy. Bước sang năm 2012, tỷ lệ này tiếp tục giảm và năm 2013, tỷ lệ này giảm xuống còn 10,68%. Lãi suất giảm, nhiều doanh nghiệp muốn được vay trung và dài hạn nhưng các ngân hàng thương mại lại chưa yên tâm cho vay vì e ngại nợ xấu. Mặt khác, các doanh nghiệp vẫn gặp khó khăn trong việc vay trung và dài hạn vì trong khi doanh nghiệp đang cần nguồn vốn trung và dài hạn có lãi suất thấp để đầu tư cho tương lai, nhưng các gói tín dụng của một số ngân hàng lại chủ yếu giảm lãi suất ở các kỳ hạn ngắn.

Tỷ lệ nợ dài hạn trên tổng vốn ở các nước đang phát triển là 22%, theo

Booth et al, 2001, (Trung Quốc là 7% theo Chen, 2003), ở các nước G7 là

41%, theo Rajan and Zingales (1995). Từ đó ta thấy rằng tỷ lệ nợ dài hạn của các cơng ty ở mẫu nghiên cứu cịn khá thấp so với các nước khác.

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

Hình 2.4: Biểu đồ hệ số nợ dài hạn trên tổng vốn của các ngành

Có thể thấy tỷ lệ nợ dài hạn trên tổng vốn rất khác nhau giữa các ngành. Ngành điện có tỷ lệ nợ dài hạn trên tổng vốn lớn nhất trong tất cả các ngành, với giá trị trung bình là 24% và giảm dần qua các năm. Năm 2009 tỷ lệ trung bình vay dài hạn của ngành điện là cao nhất do ảnh hưởng của gói kích cầu

của chính phủ năm 2009. Tỷ lệ này giảm dần qua các năm và đến năm 2013 chỉ cịn 17%. Bên cạnh đó, ngành bất động sản và ngành xây dựng cũng có tỷ lệ nợ dài hạn khá cao, với tỷ lệ nợ dài hạn trên tổng vốn trung bình lần lượt là 21% và 18%. Và cũng có ngành sử dụng nợ dài hạn rất ít là ngành giáo dục và ngành viễn thông với tỷ lệ khoảng 4% - 5%.

2.2.3. Tỷ lệ nợ ngắn hạn trên tổng vốn

Tỷ lệ nợ ngắn hạn trên tổng vốn cho biết mức độ sử dụng nợ ngắn hạn để tài trợ cho các hoạt động thường xuyên của doanh nghiệp. Tỷ số này được

tính bằng nợ ngắn hạn chia cho tổng vốn. Trong đó nợ ngắn hạn và tổng vốn

được lấy từ báo cáo tài chính.

Bất động

sản Dầu khí Dược

và Y tế Điện lực Giáo dục Thủy sản Thương mại Thép ThôngViễn dựngXây 2009 19% 17% 6% 30% 7% 10% 10% 8% 2% 17% 2010 19% 18% 6% 29% 6% 9% 18% 4% 6% 20% 2011 20% 17% 8% 25% 13% 6% 17% 4% 5% 19% 2012 24% 13% 8% 19% 4% 4% 16% 5% 6% 17% 2013 21% 9% 11% 17% 4% 3% 19% 5% 3% 15% 0% 5% 10% 15% 20% 25% 30% 35% 2009 2010 2011 2012 2013

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

Hình 2.5: Biểu đồ hệ số nợ ngắn hạn trên tổng vốn

Nợ ngắn hạn là nguồn tài trợ được sử dụng phổ biến sau vốn cổ phần

thường. Tỷ lệ nợ ngắn hạn trung bình của các cơng ty qua các năm nghiên cứu là 40,28%, cao nhất đến 96,37%, thấp nhất là 0,35%. Như vậy, bên cạnh một số cơng ty duy trì tỷ lệ nợ ngắn hạn rất cao thì cũng có những cơng ty hầu như khơng sử dụng nợ ngắn hạn. Tỷ lệ này nhìn chung có xu hướng tăng nhẹ qua các năm với tốc độ tăng thấp. Trong năm 2012, thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, trong đó trọng tâm là thực hiện Nghị quyết 01/NQ-CP, Nghị quyết 13/NQ-CP của Chính phủ, Chỉ thị 01/CT-NHNN và các giải pháp về tiền tệ và hoạt động ngân hàng của Ngân hàng nhà nước, thực hiện các giải

pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, các ngân hàng liên tục giảm lãi suất. Nhiều doanh nghiệp được vay với những gói tín dụng với mức lãi suất

thấp (có gói tín dụng mức lãi suất dưới 10%/năm) đã có tác động lan toả, dần tạo nên mặt bằng lãi suất cho vay ổn định và giảm đáng kể, góp phần tháo gỡ khó khăn cho sản xuất. Lãi suất giảm tạo điều kiện để doanh nghiệp tiếp cận nhiều hơn với nguồn vốn vay của các ngân hàng, trong đó chủ yếu là nợ ngắn

2009 2010 2011 2012 2013 Cao nhất 96.373% 94.231% 90.347% 91.454% 93.077% Trung bình 39.442% 38.889% 40.175% 41.208% 41.721% Thấp nhất 2.599% 5.232% .354% 3.901% 2.817% .000% 10.000% 20.000% 30.000% 40.000% 50.000% 60.000% 70.000% 80.000% 90.000% 100.000% Cao nhất Trung bình Thấp nhất

hạn. Đa số các ngân hàng đều nhận định trong tình trạng khó khăn về kinh tế như hiện nay, các doanh nghiệp đều rất khó để phát triển, nhiều doanh nghiệp hoạt động chưa có hiệu quả nên việc cho vay ngắn hạn sẽ giúp cho ngân hàng bảo tồn nguồn vốn của mình tốt hơn, hạn chế tối đa các rủi ro và nợ xấu. Mặt khác, bản thân doanh nghiệp nếu vay dài hạn nhưng năng lực duy trì sản xuất kinh doanh kém thì nợ ngân hàng có thể là gánh nặng tiếp tục kìm hãm sản xuất. Tuy nhiên, tăng trưởng tín dụng năm 2012 thấp hơn nhiều so với mục tiêu đề ra là do các nhân tố bên ngồi cầu tín dụng ngoài lãi suất; nợ xấu gia tăng; thanh khoản của một số ngân hàng thương mại cổ phần gặp khó khăn; một số tổ chức tín dụng chưa chấp hành nghiêm các quy định lãi suất huy động tối đa của Ngân hàng nhà nước. Năm 2013 lãi suất vay ngân hàng vẫn

tiếp tục giảm nhẹ nên doanh nghiệp vẫn duy trì được mức vay ngắn hạn, tỷ lệ trung bình nợ ngắn hạn trên tổng vốn là 41,72%, có tăng nhẹ so với năm 2012.

Tỷ lệ nợ ngắn hạn trung bình cao hơn tỷ lệ nợ dài hạn trung bình. Nhìn chung, các doanh nghiệp trong mẫu nghiên cứu vay ngân hàng ngắn hạn nhiều hơn vay dài hạn và nguồn tài trợ này chủ yếu để tài trợ cho vốn lưu động đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh trong ngắn hạn.

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

Hình 2.6: Biểu đồ tỷ lệ nợ ngắn hạn trên tổng vốn

Xét theo ngành, ngành thép và ngành xây dựng là ngành vay ngắn hạn nhiều nhất (chiếm tới hơn 50%) do nhu cầu vốn lưu động lớn nhất. Bên cạnh

đó, ngành thủy sản cũng sử dụng nhiều nợ vay ngắn hạn để dự trữ nguyên liệu đầu vào cho sản xuất, tỷ lệ nợ ngắn hạn trung bình khoảng 49%. Ngành dầu

khí và thương mại cũng có tỷ lệ sử dụng nợ ngắn hạn khá cao. Trong đó,

ngành dầu khí là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn và ngày càng phát triển, do đó trong điều kiện lãi suất giảm, các doanh nghiệp sản xuất kinh

doanh ở lĩnh vực này dễ tiếp cận vốn vay ngắn hạn ngân hàng hơn. Ngành điện và ngành giáo dục là 2 ngành sử dụng ít nợ ngắn hạn nhất (chỉ khoảng

18% đến 28%).

2.2.4. Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng vốn

Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng vốn được tính bằng cách lấy vốn chủ sở hữu chia cho tổng vốn. Chỉ tiêu này phản ánh mức độ tự chủ về tài chính của doanh nghiệp, trong 100 đồng vốn thì có bao nhiêu đồng là vốn chủ sở hữu.

Bất động

sản Dầu khí Dược

và Y tế Điện lực Giáo dục Thủy sản Thương mại Thép ThôngViễn dựngXây 2009 36% 44% 43% 24% 37% 41% 46% 56% 49% 56% 2010 43% 47% 44% 16% 36% 47% 49% 59% 44% 46% 2011 41% 52% 44% 17% 31% 53% 53% 58% 46% 52% 2012 34% 51% 44% 21% 26% 54% 44% 58% 42% 53% 2013 36% 58% 43% 20% 25% 58% 42% 59% 49% 56% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 2009 2010 2011 2012 2013

Tỷ số này cao nghĩa là doanh nghiệp an tồn về tài chính nhưng có thể làm ROE (tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu) không cao tương xứng với hiệu quả kinh doanh.

Tỷ lệ vốn cổ phần trung bình là 45,47% và tương đối ổn định qua các

năm, nghĩa là trong cấu trúc vốn của các doanh nghiệp nguồn tài trợ từ vốn cổ phần là nguồn tài trợ chính, tỷ trọng nợ dài và trung hạn chiếm tỷ lệ thấp hơn. Trong số các công ty được khảo sát, có cơng ty hầu như chỉ sử dụng vốn cổ

phần, chiếm đến 96,8%, nhưng cũng có cơng ty tỷ lệ vốn cổ phần rất thấp, chỉ 3,14%. Như vậy có thể nói, nguồn tài trợ từ vốn cổ phần vẫn là nguồn tài trợ

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)