Cấu trúc vốn tối ưu

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 27 - 28)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.1. CẤU TRÚC VỐN CỦA DOANH NGHIỆP

1.1.2. Cấu trúc vốn tối ưu

Cấu trúc vốn tối ưu là một hỗn hợp nợ dài hạn, cổ phần ưu đãi và vốn cổ phần, thường cho phép tối thiểu hóa chi phí sử dụng vốn bình quân của doanh nghiệp. Với một cấu trúc vốn có chi phí sử dụng vốn bình qn được tối thiểu hóa, giá trị thị trường của cổ phiếu doanh nghiệp đạt cực đại, do đó tổng giá

trị doanh nghiệp đạt cực đại, giá trị tài sản của chủ sở hữu đạt cực đại. Cấu

trúc vốn đề cập tới cách thức doanh nghiệp tìm kiếm nguồn tài chính thơng

qua các phương án kết hợp giữa bán cổ phần, quyền chọn mua cổ phần, phát hành trái phiếu và đi vay. Để đạt được cấu trúc vốn tối ưu thì cấu trúc vốn khi sử dụng nợ để tài trợ phải thỏa mãn được ba mục đích cho nhà đầu tư là:

(i) tối đa hóa lợi nhuận, (ii) tối thiểu hóa rủi ro, và

(iii) tối thiểu hóa chi phí sử dụng vốn.

Một cơng ty có thể có một cấu trúc vốn tối ưu bằng cách sử dụng đòn

bẩy tài chính phù hợp. Như vậy cơng ty có thể hạ thấp chi phí sử dụng vốn thơng qua việc gia tăng sử dụng nợ (vì khi sử dụng nợ cơng ty sẽ được hưởng lợi ích từ tấm chắn thuế).

Khi thiết lập, cấu trúc vốn tối ưu thường chiụ ảnh hưởng của một số yếu tố như rủi ro doanh nghiệp và thuế thu nhập doanh nghiệp, sự chủ động về tài chính, các tiêu chuẩn ngành, tác động của các tín hiệu cho thị trường tài chính về viễn cảnh tương lai của doanh nghiệp hay các hoạt động trong tương lai do các giám đốc của doanh nghiệp hoạch định, tác động của ưu tiên quản trị và

cả các hàm ý về quản trị của lý thuyết cấu trúc vốn.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)