6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3.1. PHÂN TÍCH YẾU TỐ ĐẶC ĐIỂM NGÀNH ẢNH HƯỞNG ĐẾN
CẤU TRÚC VỐN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHỐN VIỆT NAM
Phương pháp phân tích phương sai Anova là một trong những bước căn bản để so sánh các số liệu thống kê. Phương pháp này cho biết có hay khơng sự sai khác có ý nghĩa giữa các giá trị trung bình. Phân tích Anova có các hàm Anova 1 yếu tố, Anova 2 yếu tố không lặp lại và Anova 2 yếu tố có lặp lại.
Để phân tích tỷ lệ cấu trúc vốn trung bình giữa các ngành, tác giả sử dụng
hàm Anova 1 nhân tố trên bộ số liệu của 100 công ty của 10 ngành trong 5 năm từ 2009 đến 2013.
3.1.1. Tỷ lệ tổng nợ trên tổng vốn
Từ bảng số liệu cho thấy FA=15,6154 > F9;490;0.95 = 1,898983, chứng tỏ tỷ lệ tổng nợ trên tổng vốn khác nhau giữa các ngành, tức yếu tố ngành có ảnh hưởng tới tỷ lệ tổng nợ trên tổng vốn. Cụ thể, ngành xây dựng là ngành có tỷ lệ tổng nợ trung bình cao nhất, trung bình là 68,19%, sau đó đến các ngành
thép (61,47%), ngành dầu khí (60,4%), ngành thương mại (57,24%), ngành thủy sản (56,53%), ngành bất động sản (52,56%), ngành dược và y tế
(50,21%), ngành viễn thông (42,81%), ngành điện lực (42,17%) và cuối cùng thấp nhất là ngành giáo dục (33,22%).
Bảng 3.1: Kết quả phân tích tỷ lệ tổng nợ trên tổng vốn bằng hàm Anova 1 nhân tố
Anova: Single Factor
SUMMARY
Groups Count Sum Average Variance
Xây dựng 50 34,09697 0,68194 0,01583 Thép 50 30,73729 0,61475 0,01781 Dầu khí 50 30,20106 0,60402 0,04060 Thương mại 50 28,61997 0,57240 0,03818 Thủy sản 50 28,26478 0,56530 0,05221 Bất động sản 50 26,28029 0,52561 0,01986 Dược và y tế 50 25,10484 0,50210 0,05208 Viễn Thông 50 21,40644 0,42813 0,04581 Điện lực 50 21,08470 0,42169 0,05829 Giáo dục 50 16,61161 0,33223 0,01701 ANOVA Source of
Variation SS df MS F P-value F crit
Between Groups 5,02696 9 0,55855 15,6154 1.656E-22 1,898983 Within Groups 17,5270 490 0,03576 Total 22,55392 499
3.1.2. Tỷ lệ nợ dài hạn trên tổng vốn
Bảng 3.2: Kết quả phân tích tỷ lệ nợ dài hạn trên tổng vốn bằng hàm Anova 1 nhân tố
Anova: Single Factor
SUMMARY
Groups Count Sum Average Variance
Điện lực 50 12,052190 0,241044 0,042197 Bất động sản 50 10,382987 0,207660 0,011399 Xây dựng 50 8,837585 0,176752 0,031896 Thương mại 50 7,927471 0,158549 0,040727 Dầu khí 50 7,341529 0,146831 0,017153 Dược và y tế 50 3,895152 0,077903 0,022804 Thủy sản 50 3,239977 0,064800 0,010259 Thép 50 2,644594 0,052892 0,004994 Giáo dục 50 2,500311 0,050006 0,007930 Viễn Thông 50 2,180766 0,043615 0,005844 ANOVA Source of
Variation SS df MS F P-value F crit
Between Groups 2,38894 9 0,26544 13,59808 1,463E-19 1,898983 Within Groups 9,56492 490 0,01952 Total 11,95386 499
Tương tự như trên yếu tố ngành có ảnh hưởng tới tỷ lệ nợ dài hạn trên
tổng vốn do FA= 13,59808 > F9;490;0.95 =1,898983. Cụ thể, ngành điện là ngành có tỷ lệ nợ dài hạn trung bình cao nhất, trung bình là 24,1%, sau đó đến các ngành bất động sản (20,76%), ngành xây dựng (17,68%), và ngành thương
mại (15,85%), tỷ lệ này thấp nhất ở ngành viễn thơng (4,36%). Nhìn chung tỷ lệ nợ dài hạn của các ngành là khác nhau khá thấp, đa phần các ngành có tỷ lệ nợ dài hạn dưới 10%.
Như vậy, có thể khẳng định yếu tố ngành có ảnh hưởng rõ ràng đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp nghiên cứu. Mỗi một ngành có đặc thù riêng
về cơ cấu tài sản, nhu cầu vốn khác nhau, do đó cấu trúc vốn của các các công ty trong các ngành khác nhau là khác nhau.
Kết quả trên cho thấy có sự khác nhau trong tỷ lệ sử dụng nợ và tỷ lệ sử dụng nợ dài hạn giữa các ngành. Cụ thể, các công ty hoạt động trong các lĩnh vực công nghiệp nặng như Xây dựng, Thép, Dầu khí là những ngành có tỷ lệ tổng nợ trên tổng vốn cao do nhu cầu đầu tư rất lớn. Ngành thủy sản cũng có tỷ lệ sử dụng nợ cao vì các công ty thuộc ngành này thường kinh doanh xuất khẩu và thường được hưởng ưu đãi cho vay từ các ngân hàng theo chính sách của Nhà nước. Ngành giáo dục và điện lực là hai ngành có tỷ lệ tổng nợ thấp hơn các ngành khác. Điều này có thể được lý giải do các doanh nghiệp hoạt
động trong ngành điện lực đa số là những doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà
nước nên sử dụng chủ yếu vốn chủ sở hữu. Do đó, các cơng ty ngành điện lực tuy hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp nặng nhưng được sử dụng phần lớn vốn chủ sở hữu hay vốn nhà nước thay vì sử dụng nợ phải trả cao như các doanh nghiệp thuộc các ngành công nghiệp nặng khác. Các công ty hoạt động trong ngành giáo dục thường cần ít vốn đầu tư và khơng có nhiều các dự án đầu tư dài hạn nên nhu cầu vay vốn là không lớn.
có tỷ lệ tổng nợ tương đối thấp hơn so với một số ngành công nghiệp nặng
khác nhưng lại có tỷ lệ nợ dài hạn cao nhất. Điều này có thể được lý giải bởi
đặc trưng riêng của ngành này thường đầu tư cho các dự án dài hạn là chủ
yếu, và các doanh nghiệp hoạt động trong ngành thường là các công ty thuộc sở hữu nhà nước nên việc tiếp cận vốn vay dài hạn từ các tổ chức tín dụng là dễ dàng hơn so với những ngành khác. Mặt khác, các dự án đầu tư dài hạn của ngành điện lực ngồi những dự án mang tính sinh lợi cao vẫn có những dự án khă năng sinh lợi về mặt tài chính khơng cao nhưng có ý nghĩa lớn về mặt kinh tế - xã hội thì vẫn được Nhà nước chỉ định thực hiện đầu tư, do đó việc
vay nợ các ngân hàng hay các quỹ hỗ trợ tín dụng thuộc Nhà nước cũng trở nên tương đối dễ dàng hơn so với các ngành khác. Các ngành Bất động sản,
Xây dựng cũng có tỷ lệ nợ dài hạn cao do các công ty hoạt động trong các
lĩnh vực này thường cần nhiều vốn tài trợ cho các tài sản dài hạn.