6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.3. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CẤU TRÚC VỐN
1.3.8. Cơ hội tăng trưởng
Các nghiên cứu về quan hệ giữa cơ hội tăng trưởng của doanh nghiệp và tỷ lệ nợ không cho kết quả đồng nhất.
Theo thuyết trật tự phân hạng của Myers và Majluf (1984) giữa cơ hội tăng trưởng và tỷ lệ nợ có quan hệ thuận chiều. Đối với các công ty tăng
trưởng cao, nguồn vốn nội sinh có thể khơng đủ để tài trợ cho các cơ hội đầu tư của mình vì thế các doanh nghiệp này phải huy động thêm vốn từ bên
ngoài. Do đó, cơ hội tăng trưởng có tác động thuận chiều với tỷ suất nợ. Tuy nhiên, theo Myers (1984), nếu một cơng ty có tỷ suất nợ cao thì các cổ đơng của cơng ty có khuynh hướng khơng đầu tư nhiều vào các dự án của cơng ty vì lợi nhuận từ các khoản đầu tư này sẽ có lợi cho các chủ nợ hơn là các cổ
đông. Những chi phí như vậy là rất đáng kể, và do đó các cơng ty tăng
trưởng cao với nhiều dự án sinh lời thường dựa vào vốn chủ sở hữu nhiều hơn nợ vay.
Lý thuyết chi phí đại diện cho rằng các chủ sở hữu doanh nghiệp thường có xu hướng tranh giành lợi ích từ các chủ nợ. Cơ hội tăng trưởng cao gợi ý những kết quả kinh doanh khả quan, do đó các cổ đơng sẽ khơng muốn chia
sẻ ưu thế đối với các chủ nợ, các cổ đông thường có nhiều lựa chọn hơn đối
với các quyết định đầu tư, chi phí đại diện ở các doanh nghiệp này, vì thế
thường cao hơn so với các doanh nghiệp khác (Jensen và Meckling, 1976). Các lập luận này giải thích cho mối tương quan nghịch giữa cơ hội tăng trưởng của doanh nghiệp và tỷ suất nợ.
Các nghiên cứu thực nghiệm cũng cho thấy chiều ảnh hưởng của cơ hội tăng trưởng đến tỷ suất nợ là không thống nhất. Theo Chen (2003), Kester
(1985), có mối quan hệ thuận chiều giữa cơ hội tăng trưởng và tỷ suất nợ. Ngược lại, theo Deesomsak, Paudyal và Pescetto (2004), Titman và Wessels (1988), Kim và Sorensen (1986), cơ hội tăng trưởng ảnh hưởng ngược chiều đến tỷ suất nợ.