Quy mô doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 42 - 43)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.3. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CẤU TRÚC VỐN

1.3.5. Quy mô doanh nghiệp

Quy mơ doanh nghiệp thường có tương quan thuận với tỷ suất nợ. Quy mô là dấu hiệu đầu tiên để các nhà đầu tư bên ngoài biết đến doanh nghiệp.

nguồn vốn từ bên ngoài hơn, mang lại lợi thế cho doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh như hiện nay. Marsh (1982) cho rằng các doanh nghiệp lớn thường sử dụng nợ dài hạn nhiều hơn trong khi các doanh nghiệp nhỏ sử dụng chủ yếu nợ ngắn hạn. Các doanh nghiệp lớn có thể tận dụng lợi thế quy mơ lớn trong việc tăng vay nợ dài hạn và thương lượng giảm chi phí nợ vay. Mặt khác, quy mơ là đại diện trái ngược cho xác suất phá sản. Những doanh nghiệp càng lớn thường có khả năng đa dạng hóa tốt và có dịng tiền ổn

định hơn nên xác suất phá sản nhỏ hơn các doanh nghiệp có quy mơ nhỏ.

Theo lý thuyết thơng tin bất cân xứng (Myer và Majluf 1984) thì quy mơ của cơng ty có mối quan hệ tỷ lệ thuận với nợ vay, bởi vì cơng ty lớn thường có rủi ro phá sản thấp và có chi phí phá sản thấp. Ngồi ra, các cơng ty lớn có chi phí vấn đề người đại diện của nợ vay thấp, chi phí kiểm sốt thấp, ít chênh lệch thơng tin hơn so với các cơng ty nhỏ hơn, dịng tiền ít biến động, dễ dàng tiếp cận thị trường tín dụng, và sử dụng nhiều nợ vay hơn để có lợi nhiều hơn từ tấm chắn thuế.

Fama và Jensen (1963), Rajan và Zingales (1995) cùng cho rằng, các công ty lớn có khuynh hướng cung cấp thơng tin cho các nhà cho vay nhiều hơn là các công ty nhỏ. Harris và Raviv (1990), Stulz (1990), Noe (1988) cũng cho rằng tỷ suất nợ có quan hệ thuận chiều với quy mô công ty.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)