Phân tích mơ hình hồi quy bội

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 84 - 94)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2. PHÂN TÍCH HỒI QUY CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CẤU

3.2.3. Phân tích mơ hình hồi quy bội

Để phân tích rõ hơn kết quả phân tích qua số liệu thống kê đã cung cấp

một cái nhìn tổng quát về các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của doanh nghiệp cộng với mơ hình lý thuyết đã xây dựng, đề tài tiến hành phân tích hồi quy tuyến tính bội để định lượng mối quan hệ giữa các biến và hình thành mơ hình thực tiễn.

Trên cơ sở đánh giá sự tồn tại mối quan hệ tương quan tuyến tính giữa các biến ngẫu nhiên, tác giả xác lập mơ hình hồi quy bội. Đối với mơ hình hồi quy tuyến tính bội, các biến được đưa vào mơ hình bằng một trong các

phương pháp là phương pháp đưa dần vào (Forward), phương pháp loại trừ

dần (Backward) hoặc phương pháp chọn từng bước (Stepwise)… để đảm bảo

các điều kiện của phân tích hồi quy tuyến tính như loại trừ hiện tượng đa cộng tuyến, từ đó xác lập mơ hình hồi quy tuyến tính giữa biến phụ thuộc và các

biến độc lập. Từ kết quả hồi quy tuyến tính được xác lập, xác định sử ảnh

hưởng của các nhân tố đến cấu trúc vốn của doanh nghiệp qua sự tồn tại của các biến độc lập trong mơ hình và hệ số góc của chúng.

Đề tài chọn phương pháp chọn từng bước (Stepwise), là sự kết hợp của

phương pháp đưa dần vào và loại trừ dần và là phương pháp được sử dụng

thông dụng nhất. Tác dụng của phương pháp này giúp ta tìm được những kết hợp của các biến độc lập sao cho kết quả hồi quy sẽ “tốt” theo hướng các giá trị thống kê t, F có ý nghĩa, và việc lựa chọn các kết hợp này sẽ được căn cứ

vào khả năng làm gia tăng giá trị của R2.

a. Phân tích hồi quy bội giữa tỷ lệ tổng nợ trên tổng vốn với các nhân tố ảnh hưởng

Kết quả thể hiện như sau:

Khi ta đưa biến thêm vào mơ hình thì hệ số xác định R2 tăng theo biến

được đưa vào mặc dù có những biến đưa vào khơng có ý nghĩa thống kê làm

cho mơ hình thường khơng phù hợp với dữ liệu thực tế. Trong tình huống này, R2 điều chỉnh từ R2 được sử dụng để phản ánh sát hơn mức dộ phù hợp của mơ hình vì nó khơng phụ thuộc vào độ lệch phóng đại của R2.

Bảng 3.6: Hệ số xác định độ phù hợp R2 của mơ hình hồi quy tuyến tính bội với biến phụ thuộc là TD

Model Summary Model R R Square Adjusted R Square Std. Error of the Estimate 1 .527(a) .277 .276 .208986433 2 .637(b) .406 .403 .189682721 3 .683(c) .467 .464 .179817928 4 .702(d) .493 .489 .175500498 5 .709(e) .503 .498 .174039773 6 .712(f) .507 .501 .173409176

a Predictors: (Constant), ROA

b Predictors: (Constant), ROA, GROWTH

c Predictors: (Constant), ROA, GROWTH, SIZE

d Predictors: (Constant), ROA, GROWTH, SIZE, LIQUID

e Predictors: (Constant), ROA, GROWTH, SIZE, LIQUID, RISK

Bằng phần mềm SPSS ta tính ra được R2 điều chỉnh ở bước thứ 6 có hệ

số xác định điều chỉnh lớn nhất với hệ số xác định điều chỉnh R2 = 0,501 với sig = 0,000 < 0,05 nên các biến được đưa vào mơ hình là: Tỷ suất sinh lời tài sản (ROA), Cơ hội tăng trưởng (GROWTH) , Quy mơ doanh nghiệp (SIZE), Tính thanh khoản (LIQUID), Rủi ro kinh doanh (RISK) và Tài sản cố định

hữu hình (TANG).

Điều này có nghĩa là mơ hình có thể giải thích được 50,1% thực tế sự

thay đổi của tỷ suất nợ của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng

khoán Việt Nam.

Sau khi kiểm tra các khuyết tật hiện tượng đa cộng tuyến, phương sai

không đồng nhất, khắc phục hiện tượng tự tuơng quan ta có bảng sau:

Bảng 3.7: Các tham số thống kê trong các mơ hình hồi quy bội biến TD bằng phương pháp Stepwise Coefficients (a) Model Unstandardized Coefficients Standardized Coefficients t Sig. B Std. Error Beta 6 (Constant) .068 .065 1.046 .296 ROA -1.456 .124 -.390 -11.735 .000 GROWTH -.125 .013 -.335 -9.861 .000 SIZE .089 .011 .264 8.232 .000 LIQUID -.001 .000 -.161 -4.963 .000 RISK -.044 .014 -.100 -3.106 .002 TANG .083 .039 .070 2.143 .033 a Dependent Variable: TD

Mơ hình hồn chỉnh:

TD = 0,068 – 1,456 ROA – 0,125 GROWTH + 0,89 SIZE – 0,001 LIQUID – 0,044 RISK + 0,083 TANG

Như vậy tỷ suất tổng nợ trên tổng vốn chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố

Tỷ suất sinh lời tài sản, Cơ hội tăng trưởng, Quy mơ doanh nghiệp, Tính thanh khoản, Rủi ro kinh doanh và Tài sản cố định hữu hình. Các biến này đều có sig nhỏ hơn 0,05 nên các nhân tố này đều có ý nghĩa thống kê.

Các biến bị loại bỏ là những biến ít có mối quan hệ với biến phụ thuộc, do đó số lượng biến giảm đi là cần thiết. Điều này đã làm cho độ phù hợp của mơ hình càng cao. Qua bước thứ 6 loại bỏ dần các biến độc lập ít có ảnh

hưởng đến tỷ lệ nợ. Các biến bị loại bỏ bởi mơ hình là Tấm chắn thuế phi nợ và Tỷ lệ vốn nhà nước.

Nhìn vào mơ hình ta thấy biến tỷ suất sinh lời tài sản có ảnh hưởng mạnh nhất đến tỷ suất nợ và tiếp đến là quy mô doanh nghiệp, cơ hội tăng trưởng,

tài sản cố định hữu hình, cịn nhân tố rủi ro kinh doanh và nhân tố tính thanh khoản có ảnh hưởng nhưng mức độ không nhiều.

Xét về mối quan hệ thuận chiều thì Quy mơ doanh nghiệp và Tài sản cố

định hữu hình có quan hệ thuận chiều với tỷ lệ tổng nợ với hệ số góc dương.

Hệ số góc của biến Quy mơ doanh nghiệp (SIZE) là 0,89. Điều này hoàn toàn phù hợp với giả thiết ban đầu nghĩa là khi quy mô doanh nghiệp tăng lên, dẫn

đến uy tín của doanh nghiệp cũng tăng lên tạo thuận lợi cho doanh nghiệp gia

tăng các khoản nợ để đáp ứng các nhu cầu về vốn. Điều này được giải thích

khi giá trị tài sản của doanh nghiệp lớn, quy mô doanh nghiệp cũng lớn sẽ sử dụng nhiều nợ hơn và chủ yếu là vay dài hạn để tài trợ hoạt động của mình

trong khi các doanh nghiệp có quy mơ nhỏ thay vì sử dụng nợ sẽ dùng nguồn vốn chủ sở hữu nhiều hơn. Điều này đúng với các lý thuyết về cấu trúc vốn

nguồn vốn vay mượn hơn các doanh nghiệp có quy mơ nhỏ.

Hệ số góc của biến Tài sản cố định hữu hình (TANG) là 0,083. Điều

này được lý giải như sau: khi giá trị còn lại tài sản cố định hữu hình cao sẽ dễ dàng tiếp cận với các nguồn vốn bên ngồi vì doanh nghiệp có cơ hội thế chấp các tài sản này. Các doanh nghiệp có tỷ trọng tài sản cố định hữu hình cao có xu hướng sử dụng nợ nhiều hơn các doanh nghiệp có tỷ trọng tài sản cố định hữu hình thấp. Việc đầu tư đổi mới tài sản cố định sẽ đạt được các mục tiêu, tăng số lượng, chất lượng của sản phẩm, giá thành hạ, tăng tiêu thụ dẫn đến

tăng lợi nhuận, đó chính là cơ sở để doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Nếu

chỉ trông chờ vào nguồn vốn tích lũy thì phải mất một thời gian dài doanh nghiệp mới đổi mới được tài sản cố định nên sẽ bị tụt xa, vì vậy các doanh

nghiệp phải đi vay để đổi mới. Các doanh nghiệp có tài sản cố định nhiều có

khả năng tiếp cận nguồn vốn hơn do tại Việt Nam hiện nay, các ngân hàng thương mại chú trọng đến tài sản đảm bảo khi cho vay, nhất là trong cho vay trung và dài hạn.

Xét về mối quan hệ ngược chiều thì các nhân tố Tỷ suất sinh lời tài sản, Cơ hội tăng trưởng, Tính thanh khoản và Rủi ro kinh doanh có tác động

ngược chiều với tỷ lệ tổng nợ trên tổng vốn, điều này cho thấy khi các nhân tố này tăng lên thì tỷ lệ tổng nợ trên tổng vốn của doanh nghiệp sẽ giảm hay nói cách khác nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp giảm.

Hệ số góc của biến Tỷ suất sinh lời tài sản (ROA) là -1,456 và hệ số góc của biến Cơ hội tăng trưởng (GROWTH) là -0,125. Điều này phù hợp với lý thuyết trật tự phân hạng vì khi sức sinh lời cao tương ứng với lợi nhuận cao,

các doanh nghiệp có xu hướng dùng lợi nhuận để bổ sung cho nguồn vốn kinh doanh, doanh nghiệp hạn chế vay nợ nhằm giảm chi phí sử dụng vốn. Các nguồn bên trong được ưu tiên sử dụng trước khi cần đến nguồn vốn bên ngoài như vay ngân hàng và phát hàng chứng khoán.

Theo lý thuyết trật tự phân hạng, thì các cơng ty tăng trưởng cao với nhiều dự án sinh lời thường dựa vào vốn chủ sở hữu nhiều hơn nợ vay. Tỷ suất sinh lời tài sản và cơ hội tăng trưởng của một số doanh nghiệp là cao gợi ý những kết quả kinh doanh khả quan, doanh nghiệp có tương lai tốt. Tuy nhiên tình hình kinh tế đang khó khăn với xu hướng giảm lãi suất, các ngân

hàng dù rất muốn thúc đẩy tín dụng tăng trưởng nhưng vẫn phải đề phịng nợ xấu, dẫn đến tình trạng nhiều doanh nghiệp có phương án kinh doanh tốt

nhưng có thể do vướng nợ quá hạn nên khó tiếp cận được nguồn vốn. Bên

cạnh đó, trong điều kiện lãi suất có xu hướng giảm, những doanh nghiệp tốt

lại khơng mặn mà với việc vay vốn vì e ngại lợi nhuận làm ra chỉ ngang bằng với lãi suất cho vay. Điều đó khiến các nhà quản trị của doanh nghiệp ưu tiên sử dụng vốn chủ sở hữu hơn là các nguồn vốn bên ngồi.

Tính thanh khoản và rủi ro kinh doanh cũng có ảnh hưởng ngược chiều

với cấu trúc vốn nhưng mức độ ảnh hưởng không nhiều với hệ số góc lần lượt là -0,001 và -0,044. Nghĩa là doanh nghiệp có tính thanh khoản càng cao thì việc vay nợ càng giảm. Điều này được giải thích như sau: Trong những năm gần đây, doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong việc tiêu thụ hàng hóa dẫn

đến hàng tồn kho ứ đọng nhiều chiếm tỷ trọng lớn trong tài sản ngắn hạn. Hệ

số khả năng thanh toán nếu cao thường do sự tác động của hàng tồn kho là

chủ yếu, một bộ phận khơng tạo ra doanh thu và lợi nhuận, vì vậy khơng đáp

ứng được nhu cầu thanh tốn trong ngắn hạn, đây là nhân tố được các tổ chức

tín dụng quan tâm để đảm bảo cho các khoản vay nợ của doanh nghiệp.

Đối với doanh nghiệp có rủi ro kinh doanh càng lớn, niềm tin của các

nhà đầu tư vào doanh nghiệp khơng cao, vì vậy khả năng tiếp cận nguồn vốn từ bên ngoài thấp. Nếu độ biến thiên của lợi nhuận cao, thì doanh nghiệp sẽ có nguồn thu nhập ít bền vững, khả năng phá sản cao. Trong điều kiện thực tế hiện nay, khi ngân hàng luôn dè chừng với nợ xấu và phải đối mặt với tình

trạng thơng tin không minh bạch trên báo cáo tài chính của một số doanh nghiệp thì đối với một doanh nghiệp có rủi ro kinh doanh lớn, khả năng phá sản cao, việc tiếp cận nguồn vốn vay của ngân hàng sẽ bị hạn chế.

b. Phân tích hồi quy bội giữa tỷ lệ nợ dài hạn trên tổng vốn với các nhân tố ảnh hưởng

Tương tự như phân tích hồi quy bội giữa tỷ lệ tổng nợ trên tổng vốn với các nhân tố ảnh hưởng, đề tài thực hiện hồi quy trên SPSS theo phương pháp Stepwise và thu được kết quả như sau:

Bảng 3.8: Hệ số xác định độ phù hợp R2 của mơ hình hồi quy tuyến tính bội với biến phụ thuộc là LTD

Model Summary Model R R Square Adjusted R Square Std. Error of the Estimate 1 .390(a) .152 .150 .126311946 2 .553(b) .306 .304 .114361459 3 .596(c) .355 .352 .110352968 4 .617(d) .381 .376 .108280679 5 .645(e) .416 .410 .105284724

a Predictors: (Constant), SIZE

b Predictors: (Constant), SIZE, TANG

c Predictors: (Constant), SIZE, TANG, TAX

d Predictors: (Constant), SIZE, TANG, TAX, ROA

e Predictors: (Constant), SIZE, TANG, TAX, ROA, GROWTH

Bằng phần mềm SPSS ta tính ra được hệ số xác định R2 điều chỉnh ở

bước thứ 5 có hệ số lớn nhất với hệ số điều chỉnh R2 = 0,410 với sig = 0,000 < 0,05 nên các biến được đưa vào mơ hình là: Quy mơ doanh nghiệp (SIZE),

Tài sản cố định hữu hình (TANG), Tấm chắn thuế phi nợ (TAX), Tỷ suất sinh lời tài sản (ROA) và Cơ hội tăng trưởng (GROWTH).

Bảng 3.9: Các tham số thống kê trong các mơ hình hồi quy bội biến LTD khi lần lượt đưa thêm biến vào theo phương pháp Stepwise

Coefficients (a) Model Unstandardized Coefficients Standardized Coefficients t Sig. B Std. Error Beta 5 (Constant) -.455 .040 -11.268 .000 SIZE .066 .007 .352 9.995 .000 TANG .356 .027 .543 13.414 .000 TAX -.060 .009 -.272 -6.764 .000 ROA -.412 .073 -.202 -5.643 .000 GROWTH .043 .008 .206 5.433 .000 a Dependent Variable: LTD Mơ hình hồn chỉnh:

LTD = -0,455 + 0,066 SIZE + 0,356 TANG – 0,06 TAX – 0,412 ROA + 0,043 GROWTH.

Như vậy tỷ suất nợ dài hạn trên tổng vốn chịu ảnh hưởng bởi nhân tố Tỷ suất sinh lời tài sản, Tài sản cố định hữu hình, Tấm chắn thuế phi nợ, Quy mơ doanh nghiệp và Cơ hội tăng trưởng. Các biến này đều có sig nhỏ hơn 0,05

nên các nhân tố tồn tại trong mơ hình này đều có ý nghĩa thống kê.

Các biến bị loại bỏ là những biến ít có mối quan hệ với biến phụ thuộc, do đó số lượng biến giảm đi là cần thiết. Điều này đã làm cho độ phù hợp của mơ hình cao hơn. Qua bước thứ 5 loại bỏ dần các biến độc lập ít có ảnh

hưởng đến tỷ lệ nợ dài hạn, đó là biến Rủi ro kinh doanh và biến Tỷ lệ vốn

Nhìn vào mơ hình ta thấy biến tỷ suất sinh lời tài sản có ảnh hưởng mạnh nhất đến tỷ suất nợ và tiếp đến là tài sản cố định hữu hình, cịn nhân tố quy

mơ doanh nghiệp, nhân tố tấm chắn thuế phi nợ và nhân tố cơ hội tăng trưởng có ảnh hưởng nhưng mức độ khơng nhiều.

Xét về mối quan hệ thì Quy mơ doanh nghiệp và Tài sản cố định hữu

hình và Cơ hội tăng trưởng có quan hệ thuận chiều với tỷ lệ nợ dài hạn với hệ số góc dương. Và các nhân tố Tỷ suất sinh lời tài sản và Tấm chắn thuế phi nợ có hệ số gốc âm lần lượt là -0,412 và -0,06.

Hay nói cách khác, Quy mô doanh nghiệp và Tài sản cố định hữu hình

và Cơ hội tăng trưởng có quan hệ cùng chiều với tỷ lệ nợ dài hạn, và Tỷ suất sinh lời tài sản và Tấm chắn thuế phi nợ có mối quan hệ ngược chiều với tỷ lệ nợ dài hạn.

Việc lý giải cho kết quả hồi quy bội đối với biến tỷ lệ nợ dài hạn được

giải thích tương tự như trong phần hồi quy tuyến tính bội với biến phụ thuộc là tỷ lệ tổng nợ trên tổng vốn. Tuy nhiên, đối với tỷ lệ nợ dài hạn thì sau khi hồi quy và loại bỏ hiện tượng đa cộng tuyến thì có mơ hình vẫn tồn tại biến

tấm chắn thuế phi nợ với hệ số góc là -0,06 và biến rủi ro kinh doanh bị loại bỏ. Điều này phù hợp với nghiên cứu của DeAngelo và Masulis (1980), tức là khi doanh nghiệp có tấm chắn thuế phi nợ cao từ chi phí khấu hao được khấu trừ thuế sẽ có xu hướng giảm tỷ lệ nợ trong cơ cấu vốn để giảm chi phí kiệt

quệ tài chính do việc sử dụng nợ mang lại. Vậy khi doanh nghiệp có chi phí khấu hao càng cao thì tấm chắn thuế phi nợ càng cao, doanh nghiệp càng ít cần đến tấm chắn thuế từ nợ và doanh nghiệp sẽ có xu hướng dùng vốn chủ sở hữu nhiều hơn. Do đó, nhân tố tấm chắn thuế phi nợ có tương quan nghịch

với tỷ lệ nợ dài hạn trong cơ cấu vốn.

Đối với biến Cơ hội tăng trưởng của doanh nghiệp, hệ số góc trong mơ

0,125, cịn đối với mơ hình hồi quy bội với biến phụ thuộc là tỷ lệ nợ dài hạn thì hệ số góc mang dấu dương 0,043. Điều này có thể được lý giải như sau:

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 84 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)