Giá trị tiêu cực

Một phần của tài liệu Hiện tượng lóng sử dụng trên một số báo chí dành cho giới trẻ (xét trên bình diện cấu trúc và ngữ nghĩa) (Trang 84 - 86)

- Câu không có tiểu từ tình thái đi kèm

3.3.2.2. Giá trị tiêu cực

Nếu coi sự thay đổi của ngôn ngữ giới trẻ là một tấm phên có hai mặt thì mặt thứ hai của nó chính là những ngôn ngữ bậy bạ, gây xúc phạm đến người khác và đó cũng là một mặt không tránh khỏi cũng như trong xã hội luôn tồn tại người xấu, kẻ tốt. Do vậy, nếu không biết sử dụng phù hợp thì nó sẽ làm vẩn đục ngôn ngữ sẵn có; sử dụng không đúng lúc, đúng chỗ sẽ gây khó chịu, trở ngại trong giao tiếp. Hiện nay nhiều người sử dụng tiếng lóng đang lạm dụng nó một cách bừa bãi, làm mất đi những ý nghĩa tốt đẹp ban đầu của nó và gây ra hiểu nhầm tai hại cho người khác. Xin được minh họa bằng một câu chuyện ngắn cho điều mà chúng tôi đang nói đến:

Câu chuyện kể về một ông bố từ quê lên thăm con, tình cờ nghe được thì thầm to nhỏ của vợ chồng người con trai.

Con trai: Tình hình em định như thế nào với ông cụ?

Con dâu: Anh cứ yên tâm, em đã chuẩn bị cho cụ một băng đạn rồi!

Con trai: Thôi chẳng mấy khi cụ lên, em cứ biếu cụ ba băng cho đã.

Con dâu: Vâng! Anh cứ yên tâm, trước lúc cụ về em sẽ giải quyết… Ông bố run lên cầm cập và cả đêm không sao chợp mắt được, sáng hôm sau ông đòi về sớm. Mặc sức cho hai vợ chồng người con giữ thế nào ông cũng không ở lại, vừa nói vừa khóc: “Tôi ăn ở với anh chị có đến mức nào mà anh chị lại nỡ giết tôi…”. Vợ chồng người con không hiểu chuyện gì, gạn hỏi mãi, ông bố vừa khóc vừa thuật lại câu chuyện mà mình đã nghe được đêm qua…”.

Rõ ràng đoạn hội thoại trên có thể không khó hiểu cho thế hệ 8X, 9X và thậm chí là 10X. Song nó tạo cảm giác gợn cho những bậc phụ huynh, tâm lý hoang mang là một điều không tránh khỏi. Chúng ta thừa nhận hiện tượng lóng thể hiện cá tính của giới trẻ, nhưng không có nghĩa những hành động thể hiện sự khéo léo, chu đáo của người con dâu dành cho bố chồng lại được phát ngôn thành băng đạn hay giải quyết…. Các từ lóng gây ấn tượng mạnh như

đạn với nghĩa là tiền, bắn với nghĩa là biếu, tặng gây ra sự phản cảm, tạo nên những tiếng cười chua chát.

Ngoài việc dễ gây ra hiểu lầm không đáng có, nhiều hiện tượng lóng còn được thể hiện trực tiếp những ngôn từ dung tục, khiếm nhã, vi phạm tính thẩm mỹ của văn phong báo chí.

Ví dụ: Chuyên mục Tuổi trưởng thành: Lần đầu tiên, Y bị ngã, kẻ đứng đằng sau cố tình ôm trọn lấy cả người, áp sát, cọ cần câu vào mình một

cách trơ trẽn…” (…) “Hải Yến … thì trên dưới 2 lần bị làm bàn vào những

chỗ hiểm mà không biết tỏ cùng ai…”. [TGHĐ, Số 80, T16, 2009]

Ở ví dụ trên, tác giả đã sử dụng kết hợp nhiều từ ngữ lóng mang ý nghĩa mô phạm, tục tiễu; xét về mặt ý nghĩa nó không nói giảm, nói tránh một

cách tế nhị, mà còn gợi tả hình ảnh với sắc thái biểu cảm tiêu cực. Như cần câu dùng để chỉ bộ phận sinh dục nam, làm bàn chỉ hành động lén lút sờ xoạt vào chỗ kín đáo,…Theo chúng tôi những ngôn từ như trên chỉ có thể xuất hiện trong phạm vi giao tiếp thiếu lành mạnh của một số đối tượng, không nên sử dụng trên trang báo, bởi mục đích hướng tới không phải là giáo dục giới tính.

Một phần của tài liệu Hiện tượng lóng sử dụng trên một số báo chí dành cho giới trẻ (xét trên bình diện cấu trúc và ngữ nghĩa) (Trang 84 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)