Từ thuần Việt

Một phần của tài liệu Hiện tượng lóng sử dụng trên một số báo chí dành cho giới trẻ (xét trên bình diện cấu trúc và ngữ nghĩa) (Trang 70 - 72)

- Câu không có tiểu từ tình thái đi kèm

3.1.1.2. Từ thuần Việt

Bên cạnh việc mượn lớp từ Hán Việt làm phương tiện, báo chí dành cho giới trẻ còn sử dụng nhiều từ thuần Việt để tạo nên hiện tượng lóng. Với việc làm này, báo chí có những tìm tòi và đóng góp hết sức độc đáo.

Hiện tượng lóng được tạo ra từ những từ thuần Việt tuy không nhiều song cũng rất phong phú. Có được điều đó là do người viết báo đã sử dụng từ thuần Việt từ nhiều nguồn khác nhau như trong văn học dân gian và ngôn ngữ sinh hoạt hàng ngày.

Ai cũng biết không gì dân tộc, đại chúng và mang tính biểu cảm cao bằng thành ngữ, tục ngữ - thể loại văn học bản địa, thuần Việt được nhiều thế hệ dày công cô đúc, là sự kết tinh của thông tuệ và minh triết ngàn đời. Vì vậy, để tạo nên hiệu quả thẩm mỹ, khảm vào tâm lý người đọc những thông tin nóng hổi, vấn đề nhạy cảm, khó nói dưới mọi hình thức,…bất kỳ nhà báo nào cũng có ý thức sử dụng thành ngữ, tục ngữ trong quá trình sáng tạo của mình. Vận dụng tri thức văn học trong sáng tạo tác phẩm báo chí là đặc điểm, xu hướng tất yếu của báo chí Việt Nam. Có thể nói rằng, không có một chất liệu văn học nào lại dễ sử dụng và xuất hiện trên báo chí với một tần xuất lớn

như thành ngữ, tục ngữ. Điều đó cũng góp phần tạo nên một ngôn ngữ báo chí “bình dân” bên cạnh một ngôn ngữ báo chí “bác học”.

Gần đây, việc sử dụng thành ngữ, tục ngữ trên báo chí có phần thường xuyên hơn, làm cho ngôn ngữ báo chí sinh động và gần với độc giả hơn. Đặc biệt giới trẻ nhiều khi tìm mua báo chỉ vì một cái tên ăn khách, khéo léo sử dụng thành ngữ, tục ngữ như:

“Điểm thi Đại học – kẻ ăn không hết, người lần chẳng ra”. [Báo TGHĐ]

“Gia sư không hợp đồng ngậm bồ hòn làm ngọt!”. [Báo HHT]

Nhiều thành ngữ, tục ngữ quen thuộc bắt gặp với tần xuất không nhỏ trên báo chí như: lươn ngắn còn chê trạch dài, múa rìu qua mắt thợ, mất bò mới lo làm chuồng, đâm bị thóc trọc bị gạo, gậy ông đập lưng ông, lọt sàng

xuống nia, liệu cơm gắp mắm, già néo đứt dây, mỡ nó rán nó,… Sử dụng

thành ngữ trên báo chí đạt một hiệu quả rất lớn, nó giúp người nói bày tỏ được mọi suy nghĩ của mình một cách ý nhị, thâm thúy, sâu sa, thích hợp, đúng lúc. Bày tỏ thái độ, tình cảm qua các thành ngữ bao giờ cũng đạt được sự sâu sắc và thỏa đáng.

Do nhiều nguyên nhân, ý nghĩa của thành ngữ bị biến tấu đi, thiếu chuẩn xác so với nghĩa gốc, có lúc thành ngữ đưa ra không đúng bối cảnh hoặc bị “tam sao thất bản”.

Ví dụ: thành ngữ ra môn ra khoai bị biến thành ra ngô ra khoai:

chuyện tình cảm phải ra ngô ra khoai chứ! [HHT,789]

Hay trường hợp Dâu ông nọ chăn tằm bà kia phê phán sự cố tình nhầm lẫn để hưởng lợi, qua thời gian bị biến chuyển thành Râu ông nọ cắm cằm bà kia. Ví dụ: Bị hích một cú, đầu đinh lấy quyết tâm học thuộc bài “tỉnh tò” đến gặp kẹp nơ. Hắn luống cuống, lắp bắp râu ông nọ cắm cằm bà kia khiến kẹp

nơ phải cao chạy xa bay. [HHT.784]

Hình ảnh “cao chạy xa bay” diễn tả sự biến mất một cách nhanh chóng, biệt tăm, không luyến tiếc. Câu thành ngữ khiến chúng ta liên tưởng tới câu thơ:

Liệu mà cao chạy xa bay Ái ân ta có ngần này mà thôi.”

(Truyện Kiều - Nguyễn Du)

Một phần của tài liệu Hiện tượng lóng sử dụng trên một số báo chí dành cho giới trẻ (xét trên bình diện cấu trúc và ngữ nghĩa) (Trang 70 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)