Cấu trúc ngoa dụ

Một phần của tài liệu Hiện tượng lóng sử dụng trên một số báo chí dành cho giới trẻ (xét trên bình diện cấu trúc và ngữ nghĩa) (Trang 55 - 56)

- Câu không có tiểu từ tình thái đi kèm

2.2.2.2.3. Cấu trúc ngoa dụ

“Ngoa dụ (hay còn gọi là khoa trương, phóng đại, thậm xưng, cường điệu) là những từ ngữ, cách diễn đạt được dùng để nhân lên gấp nhiều lần những thuộc tính của khách thể hoặc hiện tượng, nhằm mục đích làm nổi bật

bản chất đối tượng cần miêu tả, gây ấn tượng đặc biệt mạnh mẽ”. [37.121]

Trong cuốn “Lối nói phóng đại trong tiếng Việt” Đào Thản cho rằng, cơ sở của lối nói phóng đại là tâm lý của người nói muốn rằng điều mình nói gây được sự chú ý và tác động cao nhất, làm người nhận hiểu được nội dung và ý nghĩa tới mức tối đa.

Qua khảo cứu 1179 lượt câu có sử dụng hiện tượng lóng trên báo chí dành cho giới trẻ, chúng tôi đã thống kê được 486 câu có sử dụng hiện tượng lóng thuộc cấu trúc ngoa dụ, chiếm 41,22%. Điều đó cho thấy, để thể hiện “cái tôi” với phong cách hiện đại, mới mẻ thì ngoa dụ là kiểu câu được ưa thích lựa chọn và sử dụng khá phổ biến, tạo nên nét cá tính riêng biệt.

Có thể thấy rằng, trên báo chí cấu trúc ngoa dụ có đi kèm hiện tượng lóng đã tạo nên hiệu quả đặc biệt bất ngờ. Qua ngoa dụ, sự vật, sự việc đang hướng tới được khắc họa nổi bật, thu hút sự chú ý của người nghe. Sự cường điệu hóa mọi hành vi, hoạt động, tính chất, trạng thái,…của chủ thể tạo cho phát ngôn một màu sắc lạ lẫm, trẻ trung và không dễ trộn lẫn.

Ví dụ:

- …phía sau sàn diễn của những người nổi tiếng (…) hình được bán lại

cho các tạp chí với mức giá “ở trên trời”. [TGHĐ, Số 103, T40, 2010]; (“giá

ở trên trời”: đắt đến mức khó có thể mua được)

- Nắm được nhu cầu và tâm lý nôn nóng (…) các trung tâm tin nhắn

phục vụ tra cứu điểm thi mọc lên như “nấm sau mưa”. [TGHĐ, Số 76, T6,

- Ngay sau khi nghe Nam kể …phán ngay một tràng xanh rờn…

[TGHĐ, T23, 2008] ; (xanh rờn: nói như đúng rồi)

Cấu trúc ngoa dụ nói chung và cấu trúc ngoa dụ có kèm hiện tượng “lóng” nói riêng đều muốn nhìn sâu vào bản chất sự vật, hiện tượng, bộc lộ nó ra một cách gián tiếp thông qua những hình ảnh được lựa chọn tinh tế. Trên văn phong báo chí, cấu trúc ngoa dụ nhằm đạt tới giá trị biểu cảm cao, trong từng lời ăn, tiếng nói mang phong cách khẩu ngữ, tạo nên tính hấp dẫn, cuốn hút cho độc giả.

Một phần của tài liệu Hiện tượng lóng sử dụng trên một số báo chí dành cho giới trẻ (xét trên bình diện cấu trúc và ngữ nghĩa) (Trang 55 - 56)