Hiện tượng lóng trong câu tỉnh lược

Một phần của tài liệu Hiện tượng lóng sử dụng trên một số báo chí dành cho giới trẻ (xét trên bình diện cấu trúc và ngữ nghĩa) (Trang 49 - 51)

- Câu không có tiểu từ tình thái đi kèm

2.2.2.1.5. Hiện tượng lóng trong câu tỉnh lược

Từ lâu hiện tượng tỉnh lược đã được xem như là một thủ pháp nằm trong bình diện tổ chức phát ngôn và chịu sự chi phối bởi mục đích thông báo nhất định. Tỉnh lược được hiểu là rút gọn một phân đoạn thông báo đã được hiện diện trong hiện thực giao tiếp. Và những căn cứ để giải mã thông báo là tìm ra cấu trúc cú pháp và cấu trúc ngữ nghĩa của câu.

Theo Phạm Văn Tình: Ở những câu mà chủ ngữ, hoặc vị ngữ, hoặc có khi cả chủ ngữ + vị ngữ đều bị tỉnh lược. Yếu tố hiện diện trên văn bản chỉ là một ngữ, một từ. Bản thân nó chưa đủ cơ sở để xác lập quan hệ cú pháp nội bộ. Muốn hiểu được nghĩa, người nghe bắt buộc phải tự tìm ra một cấu trúc giả định khả dĩ đáp ứng được việc tiếp nhận phát ngôn đó. Cấu trúc giả định như vậy, nhiều khi đơn giản nhưng nhiều khi khá phức tạp, phụ thuộc nhiều vào dụng ý phát ngôn của người nói hoặc đặc tính mơ hồ đa nghĩa của cấu trúc.

Thành phần hay yếu tố bị tỉnh lược trong phát ngôn là đối tượng “không được nói tới” nhưng vẫn phải ngầm xác định trong mạch thông báo không thể bỏ qua. Muốn hiểu được nghĩa phát ngôn, cần thực hiện một phép quy chiếu tái lập lại cấu trúc phát ngôn để tìm ra ngữ nghĩa của thông báo.

Trong cấu trúc của một phát ngôn thì tỉnh lược đồng sở chỉ và tỉnh lược đồng chức năng được các nhà nghiên cứu quan tâm nhiều nhất. Các ngữ đoạn tỉnh lược ở đây được gọi là các ngữ đoạn hồi chỉ zero. Hiện tượng này thường bắt gặp trong giao tiếp. Gần đây, do nhu cầu của giới trẻ phát ngôn nhanh gọn nhưng vẫn đảm bảo nghĩa gốc, nó xuất hiện khá phổ biến trên báo chí.

Việc giản lược không những nhằm vào các từ loại giữ vai trò thứ yếu, không có ý nghĩa từ vựng, mà nó còn cả những từ có chức năng như thành phần chính trong câu. Xin dẫn ra đây một vài ví dụ:

Ví dụ 1: Chuyên mục “Hot hifi 100 độ C”, HHT, Số 685

“[zero] cũng là dân 8X. Ngoại hình đủ làm trái tim phe kẹp nơ rung

rinh…”. [HHT, Số 685, T32,2007]

(phe kẹp nơ : phái nữ ; rung rinh: thích thích)

Phát ngôn trong ví dụ trên là lời nhận xét về một chàng trai thuộc thế hệ 8X, mang ý nghĩa gián tiếp khen ngợi vẻ bề ngoài của anh chàng này. Ví dụ trên được cấu tạo bởi câu tỉnh lược. Câu tỉnh lược này bị bỏ mất thành phần chủ ngữ, nếu khôi phục lại thành phần đó, câu đầy đủ sẽ là: “Chàng cũng là dân 8X. Ngoại hình đủ làm trái tim phe kẹp nơ rung rinh…”

Ví dụ 2: “[zero] Lớt phớt mà điểm vẫn topten. Thật đáng mặt dân chơi

học đường”.[TGHĐ, 2010]

(điểm topten: cách nói nửa tây, nửa ta, chỉ những học sinh có điểm số xếp thứ hạng cao; cách gọi dân chơi học đường: chỉ những học sinh mải chơi, thích thể hiện mình theo chiều hướng xấu, thường là tiêu cực, phá phách).

Cũng như phân tích ở trên, ví dụ trích dẫn được cấu tạo bởi câu tỉnh lược thành phần. Hai thành phần chính là chủ ngữ và vị ngữ đều bị khuyết, song nội dung cần biểu đạt không thay đổi. Khôi phục lại câu đầy đủ sẽ là:

Hắn / học hành lớt phớt mà điểm vẫn dành điểm số cao. Trong đó, hắn là chủ

ngữ, học hành giữ vai trò là vị ngữ chính trong câu.

Yêu cầu tất cả các câu đều đảm bảo đầy đủ các thành phần chính và phụ là một điều khó thực hiện với ngôn ngữ báo chí. Bởi yêu cầu truyền tải một khối lượng thông tin lớn, nhưng dung lượng cho một bài báo có hạn, nên việc tỉnh lược thành phần là điều thường xuyên bắt gặp. Nguyên tắc khắt khe của báo chí, bên cạnh đảm bảo nội dung, phần trình bày cần hấp dẫn, lôi cuốn… do đó trong văn phong báo chí chấp nhận cả cách nói bóng gió, úp

mở. Các thành phần câu có thể bị tỉnh lược, nếu sự thiếu vắng của nó không làm cho các bài báo trở nên tối nghĩa hoặc không thể hiểu nổi (tất nhiên là với mức độ cho phép, không áp dụng cho mọi trường hợp). Ngoài lý do tiết kiệm dung lượng ngôn từ, hiện tượng giản lược còn tạo tính hấp dẫn, lôi cuốn cho từng bài báo, kích thích trí tò mò của độc giả.

Một phần của tài liệu Hiện tượng lóng sử dụng trên một số báo chí dành cho giới trẻ (xét trên bình diện cấu trúc và ngữ nghĩa) (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)