Từ tượng hình

Một phần của tài liệu Hiện tượng lóng sử dụng trên một số báo chí dành cho giới trẻ (xét trên bình diện cấu trúc và ngữ nghĩa) (Trang 56 - 57)

- Câu không có tiểu từ tình thái đi kèm

2.3.1.1.1. Từ tượng hình

Là những từ có tác dụng gợi tả hình ảnh, dáng điệu của sự vật, sự việc: lom khom, lừng lững, lụp xụp, lung linh,…

Ví dụ 1: “Sức nóng bỏng của học hành thi cử tưởng như giảm nhiệt vào những ngày cuối tháng 7… Các trung tâm luyện thi cấp tốc trên mật đất và cả online tạm thời “ngừng hoạt động”. Chuỗi cửa hàng bán phao thi và

photocopy chuyển sang giai đoạn ngáp ruồi”. [TGHĐ, Số 76, T6, 2009]

(ngáp ruồi: ế ẩm, không có khách ghé thăm)

Ví dụ 2: “Chắc là trong một tương lai khá gần, Vol.1 sẽ xuất xưởng, vì các ca khúc đã thu âm gần hết rồi. B. đang chuẩn bị quay clip và cố gắng hoàn tất thật sớm để giới thiệu đến công chúng sự “lột xác” của mình”.

[TGHĐ, Số 103, T34, 2010]

(lột xác: sự thay đổi hình ảnh khác hẳn so với thời gian trước đây)

2.3.1.1.2. Từ tượng thanh

Là các từ dùng chất liệu ngôn ngữ để mô phỏng, bắt chước các âm thanh có trong tự nhiên và trong đời sống xã hội, được dùng để biểu hiện sự vật về mặt âm thanh như các từ : ùng, oàng, khúc khích, leng keng,… Trong

lịch sử nghiên cứu về từ tượng thanh, có người cho rằng chúng không phải là từ, chỉ là một dạng bắt chước âm thanh. Nhưng sau này hầu như ai cũng công nhận hiển nhiên chúng là từ bởi cũng như các dạng từ loại khác, từ tượng thanh cũng có vỏ vật chất và nội dung ý nghĩa, hoạt động tự do trong lời nói. Trong ngôn ngữ lóng, từ tượng thanh được biểu hiện khá thú vị:

Ví dụ 1: “Đó là chưa kể người nói có chất giọng địa phương hay bắn

tằng tằng”. [TGHĐ, Số 107,T15,2010]

(bắn tằng tằng: mô phỏng âm thanh của tiếng súng tiểu liên, khi nói âm

phát ra quá nhanh, dồn dập, khiến người nghe căng thẳng vì không kịp định hình nội dung)

Ví dụ 2: “Chị dâu muội hễ mở miệng ra thì nói như chém chả…”.

[HHT,846,T22,2010]

(chém chả: nói với âm điệu gắt gỏng, đi kèm một thái độ gay gắt, dễ

gây cảm giác ức chế, khó chịu cho người nghe)

Một phần của tài liệu Hiện tượng lóng sử dụng trên một số báo chí dành cho giới trẻ (xét trên bình diện cấu trúc và ngữ nghĩa) (Trang 56 - 57)