SỬ DỤNGTRÊN MỘT SỐ BÁO CHÍ DÀNH CHO GIỚI TRẺ 2.1 Khảo sát thống kê

Một phần của tài liệu Hiện tượng lóng sử dụng trên một số báo chí dành cho giới trẻ (xét trên bình diện cấu trúc và ngữ nghĩa) (Trang 38 - 39)

2.1. Khảo sát thống kê

Ở chương mở đầu, chúng tôi đã giới thiệu cơ sở lý thuyết để xác định hiện tượng lóng (bao gồm: chữ viết, ký hiệu, mật mã). Kết quả khảo sát cho thấy, trên báo chí hiện nay hiện tượng này khá phổ biến, xuất hiện nhiều hơn cả dưới dạng chữ viết thông thường. Bản thân các hiện tượng lóng này lại được chia thành những tiểu loại với lượt sử dụng khác nhau. Xét trên bình diện ngữ pháp, chúng được cấu tạo dưới dạng từ, cụm từ, ngữ cố định. Bên cạnh những từ lóng quen thuộc được sử dụng nhiều lần, không ít từ chỉ xuất hiện 1 đến 2 lần và chỉ tồn tại trong ngữ cảnh cụ thể.

Khảo sát các chuyên mục trên nhiều lĩnh vực như tin tức cập nhật, văn học nghệ thuật, thông tin giải trí,…và các chuyên mục khác cho thấy: trong 165 số báo Hoa học trò và 85 số báo Thế giới học đường, chúng tôi đã thống kê được 604 hiện tượng lóng (không kể sự trùng lặp). Trong đó, hiện tượng lóng xuất hiện nhiều dưới dạng cấu tạo chữ viết bao gồm từ, cụm từ, câu với số lượng 551, dưới dạng mật mã là 23 ký tự ( tương ứng với 23 chữ cái trong tiếng Việt) và 30 kí hiệu lóng biểu hiện những cung bậc cảm xúc khác nhau.

Qua khảo sát chúng tôi đưa ra bảng thống kê sau:

Từ Cụm từ Câu Mật mã Kí hiệu

Hiện tƣợng lóng Số lượng 431 98 22 23 30

Tỷ lệ % 71,6 16,3 3,65 3,8 4,56

Bảng 2.1. Thống kê các dạng thức của hiện tượng lóng

Việc các nhà báo trẻ sử dụng các hiện tượng lóng với tần số khác nhau, điều này không phải là một sự ngẫu nhiên mà là một việc làm có chủ ý, nhằm đạt được mục đích diễn đạt. Trên cơ sở khảo sát, chúng tôi tiến hành tìm hiểu cấu tạo ngữ pháp và chức năng ngữ nghĩa của hiện tượng lóng.

Một phần của tài liệu Hiện tượng lóng sử dụng trên một số báo chí dành cho giới trẻ (xét trên bình diện cấu trúc và ngữ nghĩa) (Trang 38 - 39)