Hiện tượng lóng – thành phần cấu tạo nên các kiểu câu 1 Hiện tượng lóng trong câu trần thuật

Một phần của tài liệu Hiện tượng lóng sử dụng trên một số báo chí dành cho giới trẻ (xét trên bình diện cấu trúc và ngữ nghĩa) (Trang 44 - 45)

2.2.2.1.1. Hiện tượng lóng trong câu trần thuật

Theo Cao Xuân Hạo “Câu trần thuật là câu của những hành động ngôn trung có tính chất nhận định, trình bày… Câu trần thuật chính danh là những câu có giá trị ngôn trung chỉ là trình bày, nhận định, không yêu cầu trả lời, không yêu cầu thực hiện một hành động nào khác và không bộc lộ tình

cảm, cảm xúc.” [44.123]

Với những đặc tính nêu trên, câu trần thuật rất phù hợp với việc truyền tải thông tin một cách chân thực, mọi ý nghĩ đều có thể diễn tả một cách chính xác theo quan điểm của cá nhân. Đây là một trong những cách diễn đạt được khá nhiều bạn trẻ lựa chọn, bởi phần đông những cây bút trẻ đều thích thể hiện chính kiến riêng của mình, không lệ thuộc vào cách suy nghĩ, định hướng của người khác. Với lý do này, hiện tượng lóng dưới dạng câu trần thuật chiếm tỷ lệ khá cao. Ngoài những câu trần thuật thông thường, còn sử dụng kết hợp nhiều phương thức không theo khuôn mẫu, để nhấn mạnh, giải thích và tránh sự nhàm chán. Có một điều thú vị là tuyệt đại đa số các câu trần thuật có sử dụng ngôn từ “lóng” thường ở dạng khẳng định, câu phủ định là rất hiếm.

Ví dụ: Trang truyện ngắn, HHT, Số 697

“Trường mới có thêm một hotboy học trên Nam một lớp, hotboy trông siêu ku – te. Không giống Nam, hotboy chả bao giờ chạy huỳnh huỵch trên những sân bóng đá bụi mù mịt, mà thường chỉ lướt vài vòng trên sân bóng rổ

còn thơm mùi sơn mới”. [HHT,Số 697, T18,2007]

Khi nói về câu khẳng định và câu phủ định, Cao Xuân Hạo đã nêu rõ:

Trong ngữ pháp hình thức, câu khẳng định và câu phủ định là hai dạng đối lập với nhau của câu trần thuật. Câu phủ định được miêu tả như một hình thức trần thuật có thêm một vị từ tình thái phủ định “không” hay “chưa”. Đó là những câu mà trung tâm của phần thuyết là một vị từ chỉ tính chất hay trạng thái. Những câu này dù mang hình thức “khẳng định” hay “phủ định” thì cũng vẫn là những nhận định có tính chất miêu tả. Giá trị thông báo và giá trị ngôn trung hai bên không khác nhau, và nghĩa của câu phủ định thường được diễn đạt bằng một câu “khẳng định” dùng một vị từ trái nghĩa

với vị từ của nó. [44.134]. Dùng hình thức thay thế dạng phủ định bằng dạng

khẳng định sẽ làm cho câu mang tính chất chủ động, linh động và mạnh mẽ hơn trong ý tưởng. Hơn nữa, để tránh mọi rủi do khiến người đọc có thể hiểu sai nghĩa, hoặc suy diễn theo nhiều cách khác nhau, người viết rất hạn chế dùng cách nói trái chiều với sự khẳng định. Điều này lý giải nguyên nhân vì sao hiện tượng “lóng” ít xuất hiện dưới hình thức của câu phủ định.

Ví dụ:Trang truyện ngắn, HHT, Số 776

“Cô ấy không chỉ chảnh, cô ấy còn “không bình thường” nữa. Tôi trở lên lớp với cái suy nghĩ: “Nói gì thì nói, Kim không thể là một thiên thần,

theo mọi nghĩa”. [HHT, Số 776, T34, 2008]

(chảnh: kiêu ngạo)

Một phần của tài liệu Hiện tượng lóng sử dụng trên một số báo chí dành cho giới trẻ (xét trên bình diện cấu trúc và ngữ nghĩa) (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)