Giá trị miêu tả chân thực cuộc sống 1 Giá trị biểu cảm tích cực

Một phần của tài liệu Hiện tượng lóng sử dụng trên một số báo chí dành cho giới trẻ (xét trên bình diện cấu trúc và ngữ nghĩa) (Trang 82 - 84)

- Câu không có tiểu từ tình thái đi kèm

3.3.2. Giá trị miêu tả chân thực cuộc sống 1 Giá trị biểu cảm tích cực

3.3.2.1. Giá trị biểu cảm tích cực

Sự phát triển của tiếng lóng trong tiếng Việt vô cùng thú vị và phong phú. Trong vòng 20 năm qua có ít nhất khoảng năm nghìn từ - ngữ lóng xuất hiện. Nếu chúng ta cho rằng tiếng Việt phát triển hết sức chậm rãi và điềm đạm thì con số đó thực cũng gây sửng sốt, bất ngờ cho những người quan tâm, thật tiếc cho đến hiện nay chưa có công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện về hiện tượng này. Trong quan niệm của nhiều trí thức vẫn tồn tại suy nghĩ coi ngôn ngữ lóng là thứ ngôn ngữ rẻ tiền, phục vụ cho tầng lớp cặn

bã, dưới đáy xã hội. Qua việc tìm hiểu hiện tượng lóng, chúng tôi xin đưa ra ý kiến chủ quan của bản thân về giá trị sử dụng của hiện tượng này.

Tiếng lóng là một hiện tượng ngôn ngữ xã hội có vai trò đáng kể đối với vốn từ vựng toàn dân. Sau một thời gian tồn tại bất ổn định trong phạm vi xã hội hẹn hẹp, biết bao từ lóng đã không còn là… “lóng”, hoặc chúng biến mất hoặc chúng trở thành đơn vị từ ngữ toàn dân, được sử dụng rộng rãi trong giao tiếp và trên các tác phẩm văn chương, báo chí.

Khác với vài năm trước đây, khi ngôn ngữ mã hóa thời @ được sử dụng một cách bừa bãi thể hiện sự “sành điệu”, “chịu chơi”, các bạn trẻ hiện nay bắt đầu sử dụng tiếng lóng một cách có chọn lọc hơn, mục đích chính là mang tính giải trí “vui là chính”, bởi thực tế cho thấy những từ lóng không phù hợp đã bị cộng đồng đào thải một cách vô điều kiện.

Tiếng lóng có khi còn thể hiện tinh thần phản kháng, công khai, bí mật. Nhiều tiếng lóng nói thay nỗi lòng của con người, mang theo hơi thở của niềm vui, nỗi buồn và sự sẻ chia. Nhìn về mặt tích cực, tiếng lóng là tiếng nói tâm tình, là tinh thần trào lộng, thể hiện khí phách, sáng tạo và trí tuệ của tuổi trẻ.

Xin dẫn ra một số trường hợp tiêu biểu:

Ví dụ: “Chắc phải nhờ đến...đám “bà tám” này đảm bảo “thông tấn xã

tấn xã con vịt” sẽ rò rỉ tin cho cả trường bổ tai”. [TGHĐ, T85,2009]

Cách nói thể hiện sự thông minh, dí dỏm. Các bạn trẻ đã sử dụng những hình ảnh quen thuộc, nhỏ bé, xinh xắn như con vịt để chỉ những người hay chuyện. Cách nói này vừa thể hiện được nội dung người nói muốn truyền đạt, vừa làm giảm tính căng thẳng cho phát ngôn. Trong ví dụ trên, bà tám

được hiểu là những người nhiều chuyện, thông tấn xã con vịt chỉ những người chuyên đưa ra những tin đồn nhảm nhí, không đúng với sự thật.

Hay với mục đích nói giảm, nói tránh thay cho từ nhàm chán, nhạt nhẽo các bạn trẻ dùng từ “thiếu muối”. Trong chuyện mục Xa lộ giải trí:

Có những từ trong ngôn ngữ chính thống lại trở thành tiếng lóng có tính chất thời sự, mang ý nghĩa tế nhị, thay cho những điều không tiện nói ra (ở đây chúng tôi muốn đề cập đến trường hợp thay thế của hiện tượng “lóng” cho những từ vựng mang ý nghĩa dung tục, khó chấp nhận trong phát ngôn). Ví dụ: Trên bảo dưới không nghe nghĩa lóng mang ẩn ý bất lực hoặc rối loạn cường dương không giao hợp được; chưa đi đến chợ đã hết tiền chỉ người đàn ông bị xuất tinh sớm, hay từ về đích có ý nghĩa thỏa mãn, đạt được cực khoái trong quan hệ tình dục.

Mặc dù bị coi là thứ ngôn ngữ phi chính thống, phi chuẩn mực nhưng hiện tượng lóng có một đời sống sôi động và là thứ ngôn ngữ có sức hấp dẫn đặc biệt. Xin đơn cử ví dụ, từ chuối cách đây vài năm không biết từ đâu và vì lý do gì xuất hiện với nét nghĩa mới toanh là dở hơi, vớ vẩn, linh tinh,… nó nhanh chóng được chấp nhận và sử dụng một cách lý thú. Hiện nay, từ chuối

được biến tấu thành chuối.com, chuối cả nải, chuối cả buồng, chuối cả vườn,

chuối cả rừng... Khi muốn tỏ ý chê bai ai đó, tránh dùng những từ ngữ thẳng

thừng như ngở ngẩn, dở hơi… để tăng giá trị biểu cảm giới trẻ nói như sau:

Cái cách hắn tỏ tình không phải là chuối cả nải, chuối cả buồng mà là chuối

cả rừng”.

Một phần của tài liệu Hiện tượng lóng sử dụng trên một số báo chí dành cho giới trẻ (xét trên bình diện cấu trúc và ngữ nghĩa) (Trang 82 - 84)