- Câu không có tiểu từ tình thái đi kèm
2.3.5. Hiện tượng lóng được cấu tạo bằng hình thức tạp ngôn
(Hiện tượng pha tạp tiếng nước ngoài – Việt hóa ngôn ngữ)
Từ của một ngôn ngữ này được nhập vào một ngôn ngữ khác và được bản ngữ hoá, tức là thích nghi với các quy tắc hoạt động, hành chức của các từ
thuộc ngôn ngữ đó. Trên báo chí hiện nay không chỉ có sự thâm nhập, vay mượn tiếng nước ngoài, mà đã có sự pha tạp trộn lẫn …tạo nên một cách thức mới được gọi là hình thức tạp ngôn hay Việt hoá ngôn ngữ.
Ví dụ: “Bạn đọc H2T đang làm gì nhỉ ?” HHT,671
“…Bọn con trai cũng chóng cả mặt mày khi con gái chuyên văn cũng lừa bóng, chuyền banh, đội đầu…Pro chẳng kém gì con trai”.
[HHT,671,T16,2008] (pro: đẳng cấp)
Ví dụ: Mục “12 cá tính”, TGHĐ,86.
“Không tốn một xu nào lại vừa được đi đây đi đó, vừa được bổ sung
vốn kiến thức về văn hóa, du lịch…thật kool”. [TGHĐ,Số 86,T3,2009]
( thật kool: thật tuyệt)
Bên cạnh đó còn có một thứ tiếng lóng lai tiếng Anh, hoặc những “sáng tạo” bất ngờ từ ngoại ngữ (tiếng Anh, cấu trúc Việt) kiểu như: No star where
(không sao đâu), No four go (vô tư đi), Sugar you you go, Sugar I I go (đường anh anh đi, đường tôi tôi đi),…
Cách nói “song ngữ Việt – Anh” hiện nay đang là “mốt” của giới trẻ, được sử dụng phổ biến, thể hiện “đẳng cấp”, sự yêu chuộng ngoại ngữ. Thực ra các từ tiếng Anh được sử dụng đều khá thông dụng kiểu như: trận play off ( trận vòng loại), join vào (gia nhập vào), cho die luôn (cho chết luôn),… nhưng nếu quá lạm dụng rất có thể sẽ trở thành lố bịch, gây phản cảm cho người tiếp nhận.
2.4. Tiểu kết
Chương hai chúng tôi chủ yếu tập trung thống kê miêu tả các hiện tượng lóng được sử dụng trên báo chí. Cấu tạo của hiện tượng lóng được chúng tôi xem xét từ bình diện cấu trúc kết hợp. Qua quá trình khảo sát và thống kê trên 165 số báo Hoa học trò và 85 báo Thế giới học đường cho thấy, các hiện tượng lóng được sử dụng khá phong phú về số lượng và đa dạng về chủng loại, bao gồm những dạng thức chính:
- Dựa vào cấu trúc ngữ pháp hiện tượng lóng được cấu tạo dưới dạng từ, cụm từ, ngữ cố định. Trong đó phổ biến hơn cả là dưới dạng từ đơn, biểu hiện mức độ, trạng thái của hành động.
- Căn cứ vào mục đích thông báo, hiện tượng lóng có thể tồn tại dưới dạng thức là thành phần cấu tạo nên các kiểu câu: câu trần thuật, câu hỏi, câu mệnh lệnh, câu cảm thán, câu tỉnh lược.
- Căn cứ vào phương thức sử dụng để xây dựng hình tượng trong cấu trúc hình thức, hiện tượng lóng có thể tồn tại dưới dạng cấu trúc: so sánh, ẩn dụ, ngoa dụ.
Bên cạnh đó, chúng tôi dành sự quan tâm, miêu tả một số biểu hiện thường gặp của hiện tượng lóng như: từ tượng hình, tượng thanh, đồng âm, biến âm, biến thể tự do, tạp ngôn,… Đây có thể coi là dạng thức tồn tại chính của hiện tượng lóng với tư cách là một bộ phận từ vựng.
Hiện tượng lóng góp phần tạo nên tính sinh động cho ngôn ngữ, được thể hiện dưới hình thức là kết nối trực tiếp hoặc gián tiếp với các thành phần khác của câu. Những kết quả của việc khảo sát thống kê bước đầu cho thấy ngôn ngữ báo chí hiện nay khá phong phú, mang tính đặc tả sinh động. Đi tìm hiểu cấu trúc nội tại của hiện tượng lóng, chúng tôi hy vọng bạn đọc sẽ có cái nhìn toàn diện hơn về kiểu ngôn ngữ này, từ đó hiểu hơn về nghệ thuật sử dụng và vận dụng hiện tượng lóng trên báo chí.
CHƢƠNG 3
ĐẶC ĐIỂM NGỮ NGHĨA CỦA HIỆN TƢỢNG “LÓNG” SỬ DỤNG TRÊN MỘT SỐ BÁO CHÍ DÀNH CHO GIỚI TRẺ