Hình thức cấu tạo

Một phần của tài liệu Hiện tượng lóng sử dụng trên một số báo chí dành cho giới trẻ (xét trên bình diện cấu trúc và ngữ nghĩa) (Trang 60 - 63)

- Câu không có tiểu từ tình thái đi kèm

2.3.2.2. Hình thức cấu tạo

Trong tiếng lóng, hiện tượng đồng âm xuất hiện khá nhiều trong khu vực những từ một và hai âm tiết.

- Hiện tượng đồng âm một âm tiết trong ngôn ngữ “lóng”

Ví dụ 1: Chuyên mục Mỗi kỳ một phong cách: “Kiểu tóc này được bình

loạn là hơi dừ so với tuổi”. [TGHĐ, Số 86, T42, 2009]

Từ dừ được hiểu là hơi già so với độ tuổi. Xét về vỏ ngữ âm nó hoàn toàn giống với từ dừ mang nghĩa là nhừ hay chín quá mức bình thường trong “nấu ăn không để ý, rau dừ hết cả”, nhưng về mặt ý nghĩa có sự biến đổi khác nhau trong từng văn cảnh.

Ví dụ 2: Chuyên mục Những trái tim đang lớn: “Cô bạn Ngọc Thúy

vốn là dân chuyên Văn nên có phần “rét” các môn tự nhiên”.

Từ rét nét nghĩa quen thuộc chỉ cảm giác lạnh về mặt thể xác dưới ảnh hưởng của thời tiết, khí hậu. Song trong ví dụ rét các môn tự nhiên thì rét ở đây có có sự biến đổi phụ âm đầu “gi” thành “r”, với nghĩa là học “kém hơn”, dẫn đến tâm lý “lo sợ” hơn so với các môn học xã hội.

- Hiện tượng đồng âm hai âm tiết trong ngôn ngữ “lóng”

Ví dụ 1: “Vậy là teen mình yên tâm rồi vì ngựa sắt không còn phải dãi

nắng dầm mưa nữa”. [HHT, 722, T7, 2007]

Từ ngựa sắt trong ví dụ trên được hiểu là xe đạp, xét về mặt hình thức

nó hoàn toàn giống với từ ngựa sắt trong “con ngựa sắt này nặng 1 tấn, được

làm từ loại sắt tốt và có tuổi thọ cao”, song về mặt ngữ nghĩa thì hoàn toàn

khác nhau.

Ví dụ 2: Chuyên mục Các vấn đề được quan tâm nhất năm 2009:

“Giá sách tăng, mọi chi phí đều tăng khiến những bạn Teen có hoàn cảnh khó

khăn lại càng mùng tơi hơn…” [TGHĐ, T10, 2009]

Thông thường mùng tơi được biết đến là một danh từ, chỉ một loại rau kết hợp với rau đay dùng để nấu canh cua rất ngon, hợp khẩu vị phần đông người dân Việt Nam. Song từ mùng tơi trong ví dụ trên xét về mặt từ loại nó là tính từ, mang nghĩa “nghèo khó”, túng thiếu.

2.3.2.3. Cách thức thể hiện

Ngôn ngữ khi có sự góp mặt của hiện tượng “lóng” thì những quy chuẩn chung nhất cũng có sự biến đổi. Xin dẫn ra đây một số biểu hiện cụ thể: - Dùng từ hoặc tổ hợp từ có sẵn, có chứa đơn vị đồng âm với từ muốn nói như: a kay - chim cú = cay cú, cá kiếm = kiếm, ca mơ run = run, a sê nôn = nôn…

Ví dụ 1: “Mỹ Xuân cười tít mít: cũng nhờ đều đặn mò tới các triển lãm giáo dục mà chân tớ in bóng hầu hết các khách sạn nổi tiếng rồi đấy New

World, Sheraton, Rex, Equatorial, Duxton…oách - xà - lách chưa!” [HHT,

683,T15,2006]

Ví dụ 2: Trang “Ẩm thực hẻm” HHT,853: “Quang cảnh tuyệt cú mèo,

chưa kể nếu bạn biết chơi piano có thể chơi ngay tại quán”.[HHT,

853,T18,2010]

(tuyệt cú mèo: tuyệt)

Ví dụ 3: Chuyên mục “Chuyển động học đường”, TGHĐ, 107

“Mặc dù bị những người dân ở gần đó quát và dọa sẽ báo công an nhưng nhóm D vẫn không hề ca – mơ – run. Cả nhóm tản ra, hứng khởi kéo nhau về một quán nước trên đường LTK ăn mừng và chia sẻ thắng lợi phẩm

là đoạn clip do H quay lại”. [TGHĐ, Số 107,T9,2010]

( ca – mơ – run: Run (sợ))

- Tạo nên đơn vị từ ngữ mới có chứa các yếu tố đồng âm với nhau. Ví dụ: ngất ngây con gà tây, tinh vi sờ ti con gà ri, …cách sử dùng ngôn từ như vậy nhằm mục đích nhấn mạnh, mang sắc thái biểu cảm.

Ví dụ 1: “… Bạn có tin được rằng, bạn í đã từng được 4 điểm môn Văn ngay từ khi chân ướt, chân ráo bước chân vào lớp 10 và từng khóc sưng cả mắt vì “thực tế phũ phàng đó”. Nhưng bằng những nỗ lực hết mình cùng tinh thần lạc quan luôn tin tưởng… ngày mai… sẽ khác ngày hôm qua, Táo Lê (nick name của bạn í) đã làm nên một cuộc bứt phá ngoạn mục, trở thành 1 trong 3 thí sinh giành giải nhất học sinh giỏi quốc gia môn văn năm học 2009

với điểm số “ngất ngây con gà tây”: 18”. [TGHĐ, Số 64,T14,2009]

(ngất ngây con gà tây: cao đến khó tả )

Ví dụ 2: “Cộng đồng “chán như con gián” là nơi các cư dân lấy điệp khúc “chán” làm lẽ sinh tồn, họ cứ mở miệng ra là “repeat” liên tục giai điệu

này, còn đều đặn hơn cả robot được lập trình”. [TGHĐ, Số 64,T12,2009]

(chán như con gián: sự chán chường, mệt mỏi)

Theo GS.TS Nguyễn Đức Dân: “Các em thích ngôn ngữ @ phải cẩn thận ở chỗ phân biệt nơi nào nên sử dụng, nơi nào không. Đặc biệt là trong sách vở, trong các bài học ở trường…Đồng thời không nên sử dụng cách nói

vô nghĩa kiểu “buồn như con chuồn chuồn”, lâu ngày sẽ thành thói quen

xấu”. (Nguồn báo điện tử)

- Hiện tượng đồng âm con chữ với con số, đây là một cách thể hiện sự linh hoạt, cá tính của giới trẻ. Ví dụ như “G9” là cách viết tắt của từ “good night” trong tiếng Anh, mang nghĩa là chúc ngủ ngon… Hay đơn cử một trường hợp tiêu biểu khác, cách viết 100K thay cho 100.000 đồng do Hoa học trò khởi xướng, nó đã trở thành một từ ngữ quen thuộc, hay nói đúng hơn bây giờ nó được ngầm định quy ước K như một đơn vị tiền tệ thay cho nghìn đồng. 100K là 100.000 đồng, 200K là 200.000 đồng.

Ví dụ 1: Chuyên mục “Chuyển động học đường”: “Nhìn lại 6 sự kiện

giáo dục “nóng” năm 2K9 ”.[TGHĐ, Số 98,T10,2010]

(năm 2K9: năm 2009)

Ví dụ 2: Trang Music báo TGHĐ, số 35 : …“Tại sao showbiz Việt vẫn chưa có một kênh MTV riêng? Xảy ra làm sao được khi năng lực cạnh tranh

của chúng ta đã về “mo”.” .[TGHĐ, Số 35,T42,2008]

( mo = con số “0”)

Đồng âm là một hiện tượng tồn tại khách quan, phổ biến của tiếng Việt, trong đó có việc sử dụng ngôn ngữ (ở đây từ đồng âm) với tư cách là phương tiện nghệ thuật độc đáo. Qua những thực tế vừa phân tích cho thấy, cần phải có cái nhìn biện chứng đối với hệ thống ngôn từ trong tiếng Việt, tránh sự áp đặt, máy móc về mặt ngữ nghĩa cho loại hình ngôn ngữ mang tính đa nghĩa này.

Một phần của tài liệu Hiện tượng lóng sử dụng trên một số báo chí dành cho giới trẻ (xét trên bình diện cấu trúc và ngữ nghĩa) (Trang 60 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)