Tính khẩu ngữ dùng trong phạm vi giao tiếp hẹp

Một phần của tài liệu Hiện tượng lóng sử dụng trên một số báo chí dành cho giới trẻ (xét trên bình diện cấu trúc và ngữ nghĩa) (Trang 79 - 82)

- Câu không có tiểu từ tình thái đi kèm

3.3.1.1. Tính khẩu ngữ dùng trong phạm vi giao tiếp hẹp

Phong cách khẩu ngữ thể hiện tính khí, thói quen, nét riêng của mỗi cá nhân trong trao đổi, trò chuyện hay tâm sự với người khác. Người này có thể từ tốn, khoan thai, nghiêm túc, người kia lại đại khái qua loa, hấp tấp vội vàng, có người thích sự thẳng thắn, người lại ưa bóng bẩy tế nhị...Trên văn bản báo chí, người viết thường tập trung khai thác đặc điểm này, dùng lời nói như một phương tiện khắc họa tính cách nhân vật. Chẳng hạn, qua cách nói năng của nhân vật, người đọc có thể biết được nhân vật gốc gác ở miền nào, thành phần xuất thân ra sao và có những đặc điểm riêng gì về tính cách.

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hiện tượng lóng trên báo chí dành cho giới trẻ nên tính khẩu ngữ chủ yếu thể hiện qua giọng điệu của các nhân vật học sinh, sinh viên. Nhóm xã hội học trò này có các từ ngữ lóng liên quan đến học tập như: gian lận trong thi cử, kiểm tra (quay phim, cóp dê, bắt

kinh tế,…); đánh giá về trí tuệ, tính tình (leng keng, chập cheng, bã đậu, ấm

đầu, lạc bầy, nộp tiền ngu phí,…); tình bạn, tình yêu (cắt đuôi, cây si, bám

càng,…)

Tiếng lóng ra đời và phát triển như một phương tiện dùng trong phạm vi giao tiếp hẹp, lớp từ này thường được sử dụng trong một nhóm người

cùng hội cùng thuyền” có chung một mục đích hoạt động. Bởi vậy, mà nội

dung giao tiếp được giữ kín người ngoài nghe không thể hiểu được. Ví dụ khi đọc phóng sự trên báo, các bậc phụ huynh sẽ không thể hiểu được “khi dế yêu

hết đạn” nghĩa là gì, song các bạn trẻ thì dễ ràng nhận ra mục đích của đối

tượng muốn được chia sẻ đó là khi chiếc “điện thoại hết tiền”. Một điều dễ nhận thấy là giới trẻ hiện nay có một sở thích là đặt tên những con vật nhỏ bé, đáng yêu như “dế xinh” bên cạnh những từ vựng mang ý nghĩa mạnh, có tính

bạo lực” như “đạn” để gây được ấn tượng, tạo nên nét cá tính chuyên biệt.

Tính khẩu ngữ thể hiện khá rõ nét trên báo chí bởi phần lớn các câu có sử dụng hiện tượng lóng đều được đặt trong những tình huống hội thoại có sự trao đổi, chất vấn hay dãi bày trực tiếp hoặc gián tiếp giữa các nhân vật (lời đối thoại, độc thoại).

Ví dụ: Trong chuyên mục Sao sáng học đường một bạn trẻ chia sẻ:

Với tớ, cách đọc hiệu quả nhất là đọc thật nhiều sách và chỉ cần nhớ các ý

chính, cùng với việc vận dụng tư duy phân tích bạn sẽ thấy môn văn chẳng hề

khoai”. [TGHĐ, Số 64, T44, 2009].

Trong tiếng lóng từ khoai có nghĩa là không đến nỗi chua hay chát, nhưng cũng bùi bùi khó nuốt. Để chỉ một việc nào đó hơi khó khăn nhưng cũng có thể làm được. Với cách hiểu như vậy, danh từ khoai trong đoạn hội thoại trên đã bị biến thành tính từ mang nghĩa khuyên bảo, động viên sẽ không có gì là quá khó khăn trong việc học tập môn văn, chỉ cần bạn biết học thế nào cho đúng cách mà thôi.

Ví dụ: “Sáng nay, tự dưng mấy cái đèn pin ghé thăm làm mình khó chịu

Đèn pin thay cho mụn trứng cá, nếu nói bị mọc mụn trứng cá trên mặt

thì chẳng có gì đáng chú ý cả, nhưng cách nói đèn pin ghé thăm làm cho phát ngôn trở nên nhẹ nhàng, lịch sự và “nữ tính” hơn mà không làm cho đối tượng tiếp nhận phát ngôn khó hiểu, trong trường hợp hai vai giao tiếp có cùng độ tuổi. Tuy nhiên, nếu dùng cách nói này cho những người thuộc một phạm vi giao tiếp khác thì vấn đề hiểu hay không còn phụ thuộc vào khả năng tinh tế, nhạy bén với ngôn ngữ của giới trẻ, do đó chủ thể (người phát ngôn) cần phải có sự chọn lọc đối tượng tiếp nhận (thụ ngôn).

3.3.1.2. Tín hiệu mật dùng trong giao tiếp phi chính thức

Tiếng lóng không tuân theo bất kỳ một quy luật nào, mỗi người có thể tự tạo ra một kiểu viết lóng cho riêng mình. Trong thực tế rất dễ bắt gặp những câu từ được kết hợp với nhau một cách lộn xộn giữa các biểu tượng, viết tắt, con số, dấu câu,… tạo nên những tín hiệu dùng trong giao tiếp phi chính thức.

Viết tắt một cách tùy tiện theo ý thích là một hiện tượng phổ biến, đặc biệt là khi sử dụng các từ tiếng Anh để diễn đạt một ý nghĩa theo tiếng Việt. Ví dụ như khi nói em yêu anh thì I love you đã bị viết tắt thành ILU, hay see

you later viết tắt thành SUL,…mà nội dung biểu đạt vẫn được giữ nguyên.

Hầu hết các bạn trẻ ngày nay đều khá thuần thục việc sử dụng ngôn ngữ lóng và viết tắt là môi trường lý tưởng đảm bảo tính riêng tư. Người lớn hay các bậc phụ huynh khó lòng có thể kiểm soát được mọi hành vi của con cái. Ví dụ: PAW có nghĩa là bố mẹ đang quan sát đấy (parents are watching), TTYL có nghĩa là nói chuyện sau nhé (talk to you later)…Với mục đích giữ bí mật nội dung giao tiếp, đôi khi thay vì điều thực sự cần nói, giới trẻ có thể dùng hoặc bịa ra một từ khác, miễn là người tiếp nhận hiểu bạn đang muốn ảm chỉ điều gì.

Ngoài viết tắt giới trẻ còn dùng các biểu tượng hoặc kết hợp ký tự, dấu câu, con số để tạo nên những thông điệp riêng. Các dấu câu như @, $, *…rất

hay xuất hiện với ý nghĩa diễn tả cảm xúc vui, buồn của chủ thể. Ví dụ: $_$

(vui như được tiền), 8_0 (bị sốc), ### (thăng tiến), $% (thật 100%),…

Ví dụ: HHT, Số 738, 2008: “Tớ công nhận cái tên này cực kỳ đúng vì được chứng kiến một đôi vợ trẻ vừa chở nhau trên chiếc xích lô tí hon vừa

cười rất hạnh phúc ^ ^. Trong đó kí hiệu ^ ^ thay cho nụ cười vui vẻ, mãn

nguyện.

Ví dụ: HHT, Số 728, 2007: “Những ngày mưa nho nhỏ còn đỡ, những hôm mưa rầm rầm muốn thủng cả mái ngói thì áo mưa chỉ còn mang tính

chất minh họa :( .

(Kí hiệu :( thay cho nét mặt buồn, hay khóc nhè tủi thân)

Nhu cầu sử dụng và mở rộng phạm vi ảnh hưởng của các phương tiện thông tin trong xã hội hiện nay là một điều không thể phủ nhận. Các bạn trẻ ưa cái mới và thích khám phá, song không thể phủ nhận sự tung hoành của hàng loạt ký hiệu, mật mã với mục đích giữ bí mật nội dung giao tiếp đã làm biến dạng ngôn ngữ tiếng Việt, tạo lập nên một loại hình ngôn ngữ “độc” mà chỉ có “teen biết”, “teen hiểu”. Ngày nay, chúng ta có thể dễ dàng nhận ra xu hướng đó ở mọi nơi, trong mọi nền văn hóa và giáo dục khác nhau. Đây chính là cách “người trẻ phát triển ngôn ngữ riêng để giúp họ khác biệt so với dòng văn hóa chính thống”.

Một phần của tài liệu Hiện tượng lóng sử dụng trên một số báo chí dành cho giới trẻ (xét trên bình diện cấu trúc và ngữ nghĩa) (Trang 79 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)