Thông tin kiểu “kí hiệu vui”

Một phần của tài liệu Hiện tượng lóng sử dụng trên một số báo chí dành cho giới trẻ (xét trên bình diện cấu trúc và ngữ nghĩa) (Trang 76 - 79)

- Câu không có tiểu từ tình thái đi kèm

3.2.2. Thông tin kiểu “kí hiệu vui”

Trong giao tiếp, con người không chỉ có nhu cầu trao đổi thông tin mà còn trao đổi tâm tư, nguyện vọng. Các trạng thái tình cảm, cảm xúc của con người có thể được thể hiện bằng lời, hoặc bằng các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ dưới dạng “kí hiệu vui”. Qua tìm hiểu, quan sát các “kí hiệu vui” được sử dụng trên báo chí, chúng tôi có thêm một cơ hội tiếp cận với những thông tin thú vị về thế giới nội tâm của con người.

Các “kí hiệu vui” có nội dung biểu hiện là trạng thái, tình cảm, cảm xúc phong phú của con người. Có thể dẫn ra các dạng biểu hiện cụ thể:

- “Kí hiệu vui” biểu hiện sự vui vẻ, hạnh phúc

Dạng biểu hiện: (n_n) : cười

(^_^) : vui vẻ, hạnh phúc

Tiếng cười được sử dụng phổ biến trong giao tiếp của người Việt. Để giữ được sự ý tứ, hòa thuận người Việt Nam rất hay cười, nụ cười thể hiện sự tán đồng, vui vẻ, tạo không khí thân mật cho cuộc thoại.

Ví dụ: Trang thông tin - quảng cáo trên HHT

Nếu bạn xóa tin nhắn này tức là bạn yêu tôi. Nếu lưu lại nó tức là bạn

thích tôi. Còn nếu làm lơ nó tức là bạn nhớ tôi…vậy thì sẽ làm gì với nó?...;!)”. [HHT,710,T6,2007]

(chú thích ; !) = cười mãn nguyện)

Nụ cười có thể gặp ở những lúc ít chờ đợi nhất như khi buồn, chán nản, cười để người khác bớt lo lắng. Tiếng cười trong giao tiếp thể hiện nhiều nét nghĩa tình thái khác nhau. Đôi khi nó bao hàm sắc thái chế giễu, nửa đứng đắn, nửa đùa cợt, mang ý đồ ranh mãnh,…

Ví dụ: “Đã đến lúc mình muốn cho bạn biết cảm xúc thật của mình

rồi… mình muốn nói là…I lo…I love…I love you: - )”. [HHT,710,T6,2007]

(chú thích : - )= cười mỉm đầy ranh mãnh)

-“Kí hiệu vui” biểu hiện sự bực tức, khó chịu

Khó chịu là biểu hiện khi trong người có cảm giác không thoải mái, tinh thần đang phải chịu áp lực về điều gì đó không hợp, không thích. Thực

tế, thái độ này biểu hiện bằng các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ nhiều hơn bằng lời. Dưới dạng “kí hiệu vui”: (¬_¬) : bực bội

Thái độ bực tức đi kèm sự cau mày, biểu hiện sự khó chịu của nhân vật đối thoại: (¬_¬") : rất bực mình

Biểu hiện thái độ không hài lòng nếu như trong giao tiếp đương diện phải tinh ý mới phát hiện ra được, thì dưới dạng “kí hiệu vui” điều này rất dễ nhận ra. Ánh mắt “khó chịu” đã được thay bằng một nét ngang gập (¬), thái độ cau mày được thay bằng hai nét phẩy ("),…khi nhìn thấy kí hiệu này chúng ta có thể cảm nhận ánh mắt đó đang đè nặng một thái độ giận dữ.

- “Kí hiệu vui” biểu hiện sự ngạc nhiên

Ngạc nhiên: “Rất lấy làm lạ, cảm giác hoàn toàn bất ngờ với mình. [8, T662]. Kết quả khảo sát tư liệu cho thấy, thái độ ngạc nhiên, sửng sốt, ngỡ ngàng,…có thể được biểu hiện qua những kí hiệu như:

(O_O) : Sửng sốt, ngạc nhiên

(*^*) : Ngạc nhiên, kinh ngạc

(@_@) : Choáng váng, chóng mặt

- “Kí hiệu vui” biểu hiện sự bối rối, ngượng ngùng

Bối rối là sự lúng túng, mất bình tĩnh và chưa tìm ra cách xử trí. Ngượng ngùng là cảm giác mất tự nhiên trước người khác, thường đi kèm với hành động, cử chỉ gượng gạo, không tự nhiên.

Bối rối và ngượng ngùng là những trạng thái, cảm xúc gần nhau, có liên quan đến nhau. Trong giao tiếp trực tiếp, nhiều khi đối tượng giao tiếp cố che giấu đi sự bối rối bằng các điệu bộ, cử chỉ song sự ngượng ngùng, lúng túng rất dễ bị lộ ra.

Dưới dạng “kí hiệu vui” trạng thái này được thể hiện:

(p_q) : Bối rối, ngượng ngùng

Qua tìm hiểu những thông tin ngầm ẩn phía sau kí hiệu rất cá tính của thế hệ trẻ chúng tôi đưa ra bảng thống kê sau:

TT Kí hiệu Ý nghĩa TT Kí hiệu Ý nghĩa

1 (n_n) Cười 16 (X_X) Chết 2 (._.) Uh oh 17 (=_=) Chán 3 (-__-) Đau, buồn ngủ, mệt 18 (*-*) Yêu thích 4 (;_ Khóc 19 (!__!) Buồn

5 (T_T) Khóc, buồn 20 (o_O) Hoài nghi, ngờ vực

6 (@_@) Choáng váng 21 (*O*) Không thể tin được

7 (O_O) Sửng sốt, ngạc nhiên 22 (-O-) Kiêu căng, khoe khoang

8 “+, day ,+”

1 ngày vui vẻ 23 ([o]) Khóc lóc, kêu la

9 (^_^) Vui vẻ, hạnh phúc 24 ([-]) Khóc lóc, kêu la 10 *(^O^)* Vui hơn, hạnh phúc

hơn

25 (p_q) Bối rối, ngượng

11 (¬_¬) Bực bội 26 (;O Khóc căy đắng 12 (¬_¬") Bực mình 27 (_O_) duh

13 (o_o) "Không đùa chứ ???" 28 (.O.') Bối rối, ngượng 14 (*^*) Ngạc nhiên, kinh ngạc 29 ; !) cười thật to

15 (>_<) Ối 30 : - ) cười mỉm đầy ranh mãnh

Bảng 3.2. Một số kí hiệu vui thường gặp trên báo chí

Khách quan thừa nhận việc hình thành kiểu “ngôn ngữ teen” góp phần làm phong phú, sinh động, mới mẻ và trẻ trung ngôn ngữ vốn có. Có thể nói, dùng ngôn ngữ 9X đang là một cách thể hiện sự không bị lạc hậu với thời đại.

Khai thác triệt để những thế mạnh của ngôn ngữ giới trẻ giúp cho những tờ báo như Hoa học trò, Thế giới học đường,.. định hình cho mình một phong cách riêng - phong cách teen. Xét ở một khía cạnh nào đó, hiện tượng ngôn ngữ này đã phần nào chinh phục được cả những độc giả khó tính nhất. Không ít người đã qua độ tuổi này cũng phải thừa nhận rằng “nghe nó cũng vui vui”. Tuy nhiên, việc quá lạm dụng ngôn ngữ teen là một điều không nên. Hiện tượng ngôn ngữ teen đang được sử dụng rộng rãi và bùng nổ trong giới trẻ mà không có một định hướng nào. Do đó loại ngôn ngữ này vẫn đang tồn tại song song hai dòng, một bên là những ngôn ngữ trong sáng, mới mẻ, một bên là những từ ngữ khó hiểu, sai chính tả, sai lạc trầm trọng so với tiếng Việt (như mật mã, kí hiệu riêng)… Những ngôn ngữ này dù có thể được chấp nhận trong đời sống, song khó có thể chấp nhận trong ngôn ngữ chính thống, nếu quá lạm dụng rất dễ dẫn đến hiện tượng “loạn ngôn”.

Một phần của tài liệu Hiện tượng lóng sử dụng trên một số báo chí dành cho giới trẻ (xét trên bình diện cấu trúc và ngữ nghĩa) (Trang 76 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)