Cơ sở ngữ nghĩa

Một phần của tài liệu Hiện tượng lóng sử dụng trên một số báo chí dành cho giới trẻ (xét trên bình diện cấu trúc và ngữ nghĩa) (Trang 33 - 36)

Từ ngữ lóng tiếng Việt được hình thành trên cơ sở vốn từ của tiếng Việt. Trong cuộc sống hàng ngày cũng như trên văn bản báo chí, hiện tượng “lóng” được tạo ra từ các vật liệu có sẵn và bằng các phương thức tạo từ vốn có. Để tạo ra những hiện tượng “lóng” khác nhau, người ta sử dụng linh hoạt sự chuyển nghĩa của từ theo nhiều hình thức khác nhau.

- Chuyển một nét nghĩa của từ cho nhau: Ví dụ: từ phì nhiêu có các nét nghĩa:

a. Sự màu mỡ được phù sa bồi đắp

b. Đất tốt thuận lợi cho trồng trọt, sinh trưởng nhanh

Từ béo phì có các nét nghĩa:

a. Cân nặng không tương xứng với chiều cao b. Hấp thụ chất một cách dễ dàng, dẫn tới phát phì Như vậy, giữa hai tính từ phì nhiêubéo phì nét nghĩa tương đồng với nhau. Vì thế, trong trường hợp nhất định, phì nhiêubéo phì có thể sử dụng thay cho nhau. Ví dụ: “Dịp này các bạn hơi phì nhiêu một chút,

cố gắng tích cóp tiền bạc để đi quấn tóc, hút mỡ bụng nhé!” [TGHĐ, Số

48+49, T88, 2009]

Có thể minh họa rõ hơn bằng các thí dụ sau:

+ Đeo ba lô ngược: người phụ nữ mang thai (khai thác nét nghĩa hình

dáng chiếc balô để ngược tạo nghĩa lóng “bụng mang thai của người phụ nữ”).

+ Diễn viên: kẻ trộm cắp điêu nghệ (khai thác nét nghĩa khả năng

diễn xuất tài tình để tạo nghĩa lóng chỉ sự biến báo nhanh tới mức không bị phát hiện).

+ Hàng: gái mại dâm (khai thác nét nghĩa kẻ mua dâm và bọn chủ chứa coi đây chỉ là thứ hàng hóa có kẻ mua, người bán).

-Chuyển hoàn toàn nét nghĩa của từ này cho từ khác:

Đây là trường hợp tạo hiện tượng “lóng” bằng cách người nói (viết) sử dụng những từ không có một nét nghĩa nào giống để thay thế (hai từ khác nhau hoàn toàn về nghĩa). Như vậy, ở đây từ được thay thế mang một nét nghĩa hoàn toàn mới do từ thay thế mang lại. Tuy nhiên, nét nghĩa này chỉ mang tính lâm thời và nó chỉ tồn tại trong một hoàn cảnh và khoảng thời gian nhất định. Có thể coi đây là hình thức tạo từ lóng cơ bản nhất, phổ biến nhất của tiếng Việt.

Ví dụ 1: Từ củ hành trong phát ngôn:

“Củ hành nó đi, nó đang ở trong rừng kìa!” (ngôn ngữ của các game

thủ), thì từ “củ hành” ở đây mang nét nghĩa là “bắn, giết.

Ví dụ 2: Từ tanh tưởi trong trường hợp:

“…học hành tanh tưởi làm nức lòng các thần dân chung lớp”. [TGHĐ,

Số 99, T8, 2010], từ “tanh tưởi” ở đây lại có nghĩa là học rất giỏi.

Từ củ hành không có một nét nghĩa nào chung với từ bắn, giết, hay từ

tanh tưởi không có nét nghĩa nào chung với giỏi song chúng lại được dùng để

thay thế cho nhau, mang sắc thái biểu cảm mới mẻ, tạo sự chú ý đối với người tiếp nhận.

-Chuyển sắc thái biểu cảm của từ đồng nghĩa cho nhau:

Ví dụ 1: “Mang trong mình ánh hào quang của sự nổi tiếng, ai cũng phải ghen tỵ và không khỏi ngưỡng mộ cô khi sở hữu một gia tài „kếch xù”…

[TGHĐ, Số 34, T48, 2009]

Ví dụ 2: …“chương trình được tổ chức bởi kênh truyền hình Discovery

và hãng điện thoại Nokia khá là xôm tụ…”. [HHT, Số 671, T17, 2008]

Ví dụ (1) + (2) hay từ kếch xùxôm tụ đều mang nét nghĩa chỉ sự nổi tiếng, có nhiều tài sản, song so với nghĩa từ giàu có đã có sự thay đổi về sắc thái biểu cảm.

Trong tiếng Việt nói chung và tiếng lóng nói riêng, vốn từ đồng nghĩa vô cùng phong phú và đa dạng. Những từ đồng nghĩa giống nhau hoàn toàn về nghĩa nhưng mỗi từ lại mang sắc thái biểu cảm khác nhau. Trong phạm vi báo chí, khi sử dụng từ đồng nghĩa thay thế cho nhau, bao giờ các nhà báo cũng phải xem xét đến sắc thái biểu cảm của từ cho phù hợp với văn cảnh giao tiếp.

Từ lóng kếch xù, xôm tụ mang sắc thái biểu cảm khác với từ giàu có

thông thường:

Kếch xù: mang sắc thái biểu cảm trầm trồ, ngưỡng mộ Giàu có: mang sắc thái biểu cảm trung bình.

Một phần của tài liệu Hiện tượng lóng sử dụng trên một số báo chí dành cho giới trẻ (xét trên bình diện cấu trúc và ngữ nghĩa) (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)