Cấu trúc so sánh

Một phần của tài liệu Hiện tượng lóng sử dụng trên một số báo chí dành cho giới trẻ (xét trên bình diện cấu trúc và ngữ nghĩa) (Trang 51 - 52)

- Câu không có tiểu từ tình thái đi kèm

2.2.2.2.1. Cấu trúc so sánh

“So sánh là phương thức chuyển nghĩa (tu từ), một biện pháp nghệ thuật trong đó việc biểu đạt bằng ngôn ngữ hình tượng được thực hiện trên cơ sở đối chiếu và tìm ra dấu hiệu tương đồng nhằm làm nổi bật thuộc tính, đặc

điểm của sự vật, hoặc hiện tượng khác”.[36,T485]

Tiến hành khảo sát 165 số báo Hoa học trò và 85 số báo Thế giới học đường, chúng tôi đã thống kê được 1179 lượt xuất hiện của hiện tượng lóng trong câu, trong đó 284 câu có cấu trúc so sánh, chiếm tỷ lệ 24,09%. Kết quả khảo sát cho thấy, so sánh là lối nói mang tính nghệ thuật, đạt hiệu quả cao trong miêu tả và được giới trẻ ưa thích khi sử dụng kèm ngôn ngữ “lóng”. Hiện tượng lóng trong cấu trúc so sánh thường gặp ở các câu đơn có cấu trúc đối xứng.

Ở mỗi vế của cấu trúc này tương đương với một đối tượng (đối tượng đem ra so sánh và đối tượng dùng để so sánh), giữa các vế trong cấu trúc so sánh có hoặc không có từ để so sánh. Các dạng thường gặp:

- So sánh ngang bằng: dạng [A là B], [A như B]

Ví dụ: Buồn như con chuồn chuồn, ghét như con bọ chét, phê như con tê tê,…

Ví dụ: “Từ chuyện xích mích nhỏ như con thỏ lẽ ra có thể hòa giải bằng nụ cười hoặc một lời xin lỗi nhã nhặn thì lại được người trong cuộc “đẩy” tới một trận chiến có “màu, vị” giang hồ thực sự”. (TGHĐ, Số 107, T8, 2010]

Ví dụ: Vợ hắn phì nhiêu không bằng thùng phi di động nhà mình.

(Vợ hắn không béo bằng vợ mình)

Phì nhiêuthùng phi di động chỉ người có số đo, cân nặng vượt quá

mức bình thường, đối tượng nói tới thường là những người phụ nữ có thân hình mập mạp, không cân xứng.

- So sánh hơn kém: dạng [A hơn B], [A kém B]

Ví dụ: Chuyên mục “5 TV - Một hiện tượng tâm lý thú vị

“Con trai bối rối: Hình như trái tim con trai lóng ngóng và “ngốc

xít” hơn trái tim con gái. Mỗi lần muốn thể hiện sự quan tâm tới một ai

đó, dù chỉ là một lời hỏi thăm thôi, tớ cũng thấy mình “có vấn đề” lắm. Tớ cũng từng làm đứa bạn thân tớ òa khóc khi tớ…an ủi nó”. [HHT, Số 683, T15, 2006]

(ngốc xít : ngốc nghếch, khờ khạo)

Một phần của tài liệu Hiện tượng lóng sử dụng trên một số báo chí dành cho giới trẻ (xét trên bình diện cấu trúc và ngữ nghĩa) (Trang 51 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)