Cấu trúc ẩn dụ

Một phần của tài liệu Hiện tượng lóng sử dụng trên một số báo chí dành cho giới trẻ (xét trên bình diện cấu trúc và ngữ nghĩa) (Trang 52 - 55)

- Câu không có tiểu từ tình thái đi kèm

2.2.2.2.2. Cấu trúc ẩn dụ

Ẩn dụ là biện pháp dùng tên gọi của đối tượng này làm tên gọi của đối

tượng khác dựa trên sự liên tưởng về mối quan hệ tương đồng giữa hai đối

tượng về mặt nào đó (như màu sắc, tính chất, trạng thái,…)”. [ 37.122]

Có hai hình thức chuyển nghĩa trong cơ chế ẩn dụ: - Dùng cái cụ thể nói cái cụ thể (Ẩn dụ cụ thể - cụ thể)

- Dùng cái cụ thể nói cái trừu tượng (Ẩn dụ cụ thể - trừu tượng) Cơ chế chuyển nghĩa của ẩn dụ thường dựa trên các tiêu chí: - Dựa vào sự giống nhau về hình thức giữa sự vật và hiện tượng - Dựa vào vị trí giữa các sự vật và hiện tượng

- Dựa vào sự giống nhau về cách thức thực hiện giữa sự vật và hiện tượng - Dựa vào sự giống nhau về tính chất, trạng thái, kết quả giữa các đối tượng.

Tiến hành khảo sát 165 số báo Hoa học trò và 85 số báo Thế giới học đường, chúng tôi nhận thấy cấu trúc ẩn dụ xuất hiện trong 388 câu có sử dụng

hiện tượng lóng, trên tổng số 1179 lượt khảo sát được, chiếm tỷ lệ 32,9%. Con số đưa ra cho thấy cấu trúc ẩn dụ khá phổ biến trong ngôn ngữ “lóng”.

Thế giới hình ảnh được thể hiện trong cấu trúc ẩn dụ rất phong phú và đa dạng. Đó là thế giới tự nhiên chân thực với những hành động của con người với mối qua lại với nhau và với môi trường xung quanh. Báo chí dành cho giới trẻ thường sử dụng cấu trúc này như một phương tiện bộc lộ cá tính thông minh, dí dỏm. Những hành động, lời nói có đi kèm hiện tượng “lóng”, được diễn đạt dưới hình thức so sánh ngầm, tạo nên sắc thái biểu cảm cao.

Ví dụ 1: “Thỉnh thoảng thôi, nếu ba mẹ không kịp “bơm máu” thì phải

vay nóng của bạn bè vậy”. [TGHĐ, Số 104, T19, 2010]

Bơm máu một việc làm trong y học để cứu sống bệnh nhân. Không có

máu bệnh nhân sẽ chết, điều này được giới trẻ ví như không có tiền không thể tiếp tục duy trì cuộc sống. Cách nói này khá thông dụng trong giới trẻ, đặc biệt là những bạn phải sống xa gia đình, góp phần đắc lực thể hiện mức độ cấp thiết cần chi viện và hỗ trợ kinh phí trong thời gian sớm nhất.

Ví dụ 2:

- “Trong lúc hai đứa vẫn còn “tám” đủ thứ …[HHT,Số 678,

T17,2006]

- “Ôi đúng là lần ấy, T tám dữ quá nên quên mất giờ diễn. Thành thật

xin lỗi Cải Bắp nhé. Mà phải công nhận là mình hợp gu nhỉ, T tám với G mãi

mà không chán”. [HHT, Số 716, T39, 2007]

Đi tìm hiểu nguồn gốc từ tám xin đưa ra một cách lý giải: Xưa người miền Nam có tích về một bà nhiều chuyện không có việc gì để làm, cả ngày đi từ đầu phố đến cuối phố nghe ngóng chuyện người này rồi kể lại cho người kia, nhiều khi thêm mắm thêm muối thành ra sai bét. Dân tình xung quanh không ai ưa nên cứ thấy bà Tám là tránh, hoặc chuyện gì “trong nhà chưa tỏ, ngoài ngõ đã thông” thủ phạm đích thị là bà Tám. Ngày nay “tám” được sử dụng ngầm chỉ hành vi buôn chuyện, tán phét với nhau những kh i rảnh rỗi không có việc gì làm, …

Trong cấu trúc ẩn dụ, một hình ảnh về sự vật, hiện tượng có thể được diễn tả bằng nhiều ngôn ngữ “lóng” khác nhau. Ví dụ như cùng là cách diễn

đạt không còn đồng tiền nào trong túi giới trẻ biến tấu thành viêm màng túi,

ung thư màng ví, hết đạn,…

Ví dụ:

-Khi dế yêu của bạn “hết đạn”, hay vì bất cẩn bạn đánh rơi túi tiền

của mình đi đâu mất… những lúc như thế, ắt hẳn “thằng bạn thân” là đối

tượng bạn “nhớ” đến trước tiên. [TGHĐ, Số 72, T12, 2009]

- Sự xông xênh đôi khi là hoang phí khiến cho bạn không ít khi bị rơi

vào tình trạng “ung thư màng ví”. [TGHĐ, Số 96, T18, 2009]

- Sống tự lập cũng đồng nghĩa với việc bạn phải tự chăm sóc chính bản

thân mình, phải biết chi tiêu đúng mực để không bị viêm màng túi vào những

ngày cuối tháng. [TGHĐ, Số 53, T11,2009]

Ngược lại, trong cấu trúc ẩn dụ có khi nhiều hình ảnh “lóng” khác nhau lại dùng để diễn tả một sự vật, hiện tượng hay nội dung tư tưởng. Ví dụ như khi trong lòng thấy yêu mến, thích thích một người bạn khác giới, giới trẻ dùng từ rung rinh, cảm nắng,…

Ví dụ:

- Thực ra là tý hon có hơi rung rinh một tẹo. [HHT, Số 777, T14, 2008]

- Những câu chuyện xảy ra ở trường học như “cảm nắng” của An, rồi hai cô nàng cùng kết một anh chàng và ra sức “lôi kéo” và trở thành “tình

địch” của nhau. [TGHĐ, Số 47, T41, 2009]

Ẩn dụ là phương thức so sánh rất đặc biệt, được sử dụng phổ biến trong ngôn ngữ lóng nói chung và hiện tượng “lóng” trên báo chí nói riêng, nó thể hiện tư duy linh hoạt và sáng tạo của giới trẻ. Hiện tượng lóng sử dụng trong cấu trúc ẩn dụ thể hiện sự khám phá ra một đối tượng có nhiều nét tương đồng hay nhiều đối tượng có chung một nét nghĩa tương đồng. Trên cơ sở đó, nó được tạo ra bởi lớp vỏ ngữ âm sinh động, đa dạng giữa một bên là đối tượng

đem ra so sánh với một bên là đối tượng được so sánh, mang lại giá trị biểu cảm sắc nét và đầy cá tính.

Một phần của tài liệu Hiện tượng lóng sử dụng trên một số báo chí dành cho giới trẻ (xét trên bình diện cấu trúc và ngữ nghĩa) (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)