Một số khái niệm cơ bản

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục ý thức trách nhiệm thông qua môn học GDCD cho học sinh ở các trường trung học cơ sở huyện Thuận Thành- tỉnh Bắc Ninh (Trang 25 - 29)

1.2.1. Quản lý

Quản lý là một phạm trù xuất hiện từ lâu, khi xã hội phân chia giai cấp có lẽ đã có sự quản lý. Quản lý nói lên mối quan hệ giữa “người chủ” với đối tượng quản lý – “người bị quản lý”. Quản lý bắt nguồn từ phân cơng lao động của xã hội lồi người nhằm điều khiển, phối hợp các hoạt động riêng lẻ của cá nhân tạo thành hoạt động chung thống nhất, hướng tới hoàn thành mục tiêu chung có hiệu quả. Bàn về khái niệm “quản lý”, có thể nói, xuất phát từ những khía cạnh nghiên cứu khác nhau mà nhiều nhà nghiên cứu trong và ngồi nước đã có những cách quan niệm của riêng họ về quản lý.

Nghiên cứu về phạm trù này, đã có nhiều cách hiểu khác nhau. Trong phạm vi đề tài, tơi khơng trích dẫn các quan điểm đó. Tuy nhiên, phải thống nhất rằng dù ở thời kì nào, giai đoạn nào của lịch sử xã hội, quản lý đều thể hiện mối quan hệ hai chiều giữa người quản lý và đối tượng quản lý. Trong xã hội tư bản, kể cả xã hội XHCN, quản lý đôi khi nhầm lẫn giữa người chủ sử dụng lao động với người lao động. Tuy nhiên đó chỉ là trong một lĩnh vực nhất định. Hiện nay, xã hội đang có sự giao lưu, hội nhập quốc tế, khái niệm quản lý cần được hiểu rộng hơn, sâu hơn. Song dù có sâu rộng đến đâu, theo tơi, quản lý vẫn sẽ được hiểu là việc: Người quản lý sử dụng các công cụ quản lý tác động lên đối tượng quản lý

nhằm thực hiện chức trách nhiệm vụ được giao.

1.2.2. Quản lý hoạt động dạy học

Quản lý quá trình dạy - học gồm nhiều khâu mà khâu cơ bản là quản lý chất lượng kế hoạch bài dạy của giáo viên. Một kế hoạch bài dạy chuẩn bị không tốt không thể dẫn đến việc dạy tốt. Một giờ dạy tốt khơng thể có được khi

kế hoạch bài dạy chuẩn bị không đạt yêu cầu. Vấn đề đặt ra, trong hoàn cảnh hiện nay làm thế nào cho kế hoạch bài dạy của giáo viên có chất lượng ngày càng cao, làm thế nào để quản lý tốt được chất lượng kế hoạch bài dạy của từng giáo viên trong nhà trường. Kế hoạch bài dạy đóng vị trí quan trọng trong q trình dạy học, quản lý chất lượng kế hoạch bài dạy của giáo viên là điều không thể thiếu trong cơng tác quản lý trường học của phó hiệu trưởng. Vì vậy, phó hiệu trưởng cần:

- Quản lý chất lượng kế hoạch bài dạy (giáo án) theo tổ chuyên môn

Phải thành lập tổ chuyên môn một cách hợp lý trên cơ sở cùng khối lớp, có như vậy họ mới giúp đỡ nhau trong kiến thức và đánh giá sát chất lượng kế hoạch bài dạy của nhau. Tổ trưởng chun mơn phải có trình độ chun mơn vững vàng. Trách nhiệm của tổ trưởng chuyên môn là duyệt kế hoạch bài dạy cho các thành viên trong tổ và là người chịu trách nhiệm chính trước phó hiệu trưởng về chất lượng các kế hoạch bài dạy đó. Làm như vậy tránh được tình trạng giáo viên lên lớp mà khơng có kế hoạch bài dạy. Đồng thời giáo viên cũng kịp thời bổ sung những thiếu sót cho kế hoạch bài dạy khi nhận được góp ý của tổ trưởng. Những kế hoạch bài dạy chưa đạt nhất thiết phải soạn lại.

- Quản lý chất lượng kế hoạch bài dạy qua kiểm tra hồ sơ - Quản lý chất lượng kế hoạch bài dạy qua dự giờ thăm lớp. - Xây dựng tiêu chuẩn giờ lên lớp

- Tổ chức việc dự giờ và rút kinh nghiệm giờ dạy của giáo viên

1.2.3. Quản lí trường học

Là hoạt động của các chủ thể quản lý, trong đó trực tiếp là Hiệu trưởng. Giáo sư John Vũ (Tác giả các cuốn sách được xuất bản tại Việt Nam: “Hành trình về phương Đơng”, “Mn Kiếp Nhân sinh”, “Giáo dục trong thời đại tri thức”) từng đề cập đến ý tưởng người Hiệu trưởng như người nhạc trưởng của dàn nhạc: “Dàn nhạc có một nhạc trưởng và nhiều nhạc cơng, nhạc trưởng là người lãnh đạo và nhạc công là người quản lý, họ quản lý nhạc cụ riêng của họ để chơi nhạc. Hiệu trưởng phải là người hài hòa được trong động thái chấp hành

các chỉ thị của cấp trên và điều hành thuộc cấp thực hiện các nhiệm vụ trong nội bộ nhà trường.

Khi ở cương vị chấp hành các chỉ thị của cấp trên, Hiệu trưởng thể hiện được năng lực tham mưu, biết đề xuất giải pháp, lộ trình, biết thể hiện các hiểu biết về quản lý, quản trị mà mình có trách nhiệm thực hiện, chấp hành sáng tạo yêu cầu của cấp trên.

Dù trên cương vị nào, Hiệu trưởng cũng phải thực hiện được 4 điều: kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra.

Công tác kế hoạch về bản chất là sự bao quát với hai việc chủ đạo là xác định nội dung và xác định phương pháp.

Công tác tổ chức là sự gắn kết giữa người, việc và nguồn lực, đặc biệt sự gắn kết giữa người với người là tinh tế nhất. Người Hiệu trưởng cố gắng xây dựng tập thể nhà trường thành tổ chức biết học hỏi, làm cho tập thể nhà trường biết sống kỷ cương, tình thương và trách nhiệm.

Cơng tác chỉ đạo là sự thúc đẩy mọi thành viên cùng hăng hái đồng lịng vào cơng việc chung. Hiệu trưởng phải biết dùng các động viên tinh thần và vật chất để mọi thành viên trong trường thực hiện được minh triết giáo dục “tất cả vì học sinh thân u”.

Cơng tác kiểm tra về bản chất là tìm ra sự điều chỉnh cơng việc để nhà trường có thể “Tiến khả dĩ cơng – Thối khả dĩ thủ”. Đặc biệt, một nguyên tắc cần được bao quát thường xuyên khi Hiệu trưởng chỉ đạo công việc của nhà trường là nhận thức được điểm mạnh, điểm yếu, khó khăn, thuận lợi của nhà trường.

Từ đó, Hiệu trưởng xác định 4 chiến lược phát triển nhà trường. Nếu nhà trường ở trạng thái vừa mạnh, vừa thuận lợi thì chiến lược hành động sẽ theo hướng phát triển, tăng tốc. Nếu nhà trường mạnh về chủ quan song khó khăn về khách quan thì chiến lược hành động phải tìm ra sự tăng trưởng thích ứng. Nếu nhà trường yếu về chủ quan song thuận lợi về khách quan thì chiến lược hành động là xác định được sự tăng trưởng phòng ngự. Nếu nhà trường yếu về chủ

quan lại khó khăn về khách quan thì chiến lược hành động là thực hiện sự phịng thủ ổn định.

1.2.4. Quản lý hoạt động giáo dục ý thức trách nhiệm thông qua môn họcgiáo dục công dân cho học sinh ở các trường THCS giáo dục công dân cho học sinh ở các trường THCS

Quản lý hoạt động giáo dục ý thức trách nhiệm thông qua môn học giáo dục công dân cho học sinh ở các trường THCS được hiểu là hoạt động có chủ đích của Hiệu trưởng tác động đến các khâu trong q trình dạy học mơn GDCD của giáo viên bộ môn nhằm đạt mục tiêu giáo dục ý thức trách nhiệm cho học sinh nhà trường.

Hiệu trưởng phải là người hài hòa được trong động thái chấp hành các chỉ thị của cấp trên và điều hành thuộc cấp thực hiện các nhiệm vụ trong nội bộ nhà trường.

Khi ở cương vị chấp hành các chỉ thị của cấp trên, Hiệu trưởng thể hiện được năng lực tham mưu, biết đề xuất giải pháp, lộ trình, biết thể hiện các hiểu biết về quản lý, quản trị mà mình có trách nhiệm thực hiện, chấp hành sáng tạo yêu cầu của cấp trên.

Ngồi ra, Hiệu trưởng cần có “tư duy bảy tri” khi điều hành động thái phát triển nhà trường. Đó là “tri kỷ - tri bỉ” với hàm ý, biết chủ quan và khách quan, nhận ra trạng thái bản chất của nhà trường trên tổng thể và từng bộ phận, biết tình hình, xu thế phát triển của nhà trường, biết cơ may và sự đe dọa đối với sự phát triển của nhà trường để tìm ra xu hướng vận động đúng quy luật.

Theo Phó Giáo sư Đặng Quốc Bảo, có ba đối tượng chủ yếu mà Hiệu trưởng cần bao quát khi thực hiện nhiệm vụ trong nhà trường, bao gồm nhân tố con người, nhân tố công việc và nhân tố nguồn lực.

Đối với nhân tố con người, Hiệu trưởng cần phải thấu hiểu đội ngũ của mình, thu hút người có tài, có tâm, thuyết phục mọi người đồng cảm với mục tiêu tổng quát phát triển nhà trường, thúc đẩy đội ngũ hoàn thành nhiệm vụ được giao.

“Đối với nhân tố việc, Hiệu trưởng phải lưu ý "chọn việc đúng mà làm, làm việc khéo đã chọn". Trong tác phẩm "Sửa đổi làm việc" Bác Hồ viết năm 1947 đã khuyên người cán bộ như thế”, thầy Bảo nhấn mạnh.

Với nhân tố nguồn lực, Hiệu trưởng phải biết khai thác kịp thời, biết cung ứng nguồn lực đúng nơi đang cần sử dụng.

1.3. Giáo dục ý thức trách nhiệm trong giáo dục đạo đức thông qua mônhọc giáo dục công dân cho học sinh ở trường THCS

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục ý thức trách nhiệm thông qua môn học GDCD cho học sinh ở các trường trung học cơ sở huyện Thuận Thành- tỉnh Bắc Ninh (Trang 25 - 29)

w