Giáo dục cho học sinh ý thức trách nhiệm thông qua dạy học môn học giáo

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục ý thức trách nhiệm thông qua môn học GDCD cho học sinh ở các trường trung học cơ sở huyện Thuận Thành- tỉnh Bắc Ninh (Trang 40 - 44)

1.3. Giáo dục ý thức trách nhiệm trong giáo dục đạo đức thông qua môn học

1.3.4. Giáo dục cho học sinh ý thức trách nhiệm thông qua dạy học môn học giáo

giáo dục cơng dân

1.3.4.1. Vai trị của môn học giáo dục công dân trong nhà trường THCS

GDCD là bộ môn khoa học dạy làm người. Ở bậc học này, việc giáo dục hành vi đạo đức cho học sinh rất quan trọng, vì đây là nền tảng cho các em xuyên suốt trên hành trình phát triển. Khơng chỉ có trong mơn học Đạo đức, nhà trường còn lồng ghép giáo dục kỹ năng sống cho các em phù hợp với từng lớp, từng đối tượng. Từ rất nhiều bỡ ngỡ, các em dần có tinh thần tự giác, biết lễ phép và có ý thức hơn về hành vi của bản thân.

Ở bậc tiểu học, môn Đạo đức với các nội dung giáo dục hành vi đơn giản như lễ phép, chào hỏi, trung thực, thật thà, biết quan tâm, giúp đỡ mọi người xung quanh... Sang cấp học THCS và THPT, môn GDCD bắt đầu mở rộng và cho học sinh tìm hiểu thêm về pháp luật, các vấn đề tâm lý phù hợp với lứa tuổi. Ở bậc THPT, mỗi năm học sẽ có thêm 2 tiết học ngoại khóa. Với thực tế nhiều vấn đề về văn hóa học đường, an ninh trường học như hiện nay, phải chăng mơn GDCD cần có sự nhìn nhận và đổi mới để phát huy vai trò giáo dục đạo đức, định hướng lối sống cho học sinh? GDCD là môn học thú vị. Những giá trị mà môn học này mang lại không chỉ là kiến thức trong học tập mà cịn vận dụng vào cuộc sống. Với xu hướng tích hợp giáo dục tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong môn GDCD như hiện nay, môn học này dường như trở nên quan trọng hơn. Do đó, cần có sự thay đổi phù hợp hơn. Đây là môn học giáo dục

định hướng, nội dung rất rộng và phong phú. Hơn nữa, hiện nay môn học đã được đưa vào kỳ thi THPT quốc gia nên với dung lượng 1 tiết/tuần là quá ít. Nên tăng thời lượng tiết học trên lớp, thêm vào nhiều tiết học thực hành để học sinh có thể trải nghiệm tình huống.

Từ những vấn đề chung đó người dạy mơn GDCD cần nghiên cứu rõ và nắm rõ. Đây là cơ sở, nền tảng bước đầu giúp người giáo viên thành công trong các tiết học.

Mặt khác, dạy môn GDCD rất cần những kiến thức tổng hợp và tích hợp liên mơn, đặc biệt cần cập nhật thơng tin thời sự, chính trị, xã hội trong và ngồi nước. Bổ sung và hồn thiện tri thức liên thơng các phân môn kinh tế- triết học; đạo đức – pháp luật; phong tục, thuyền thống- hiện đại…nhằm nêu ví dụ thực tiễn, gần gũi và dễ hiểu, dễ thuyết phục. Đổi mới phương pháp nghiên cứu và giảng dạy theo hướng gắn với đời sống và tâm lí lứa tuổi cũng là yếu tố quyết định làm thay đổi nhận thức và thái độ với môn học vô cùng quan trọng và cần thiết.

Giáo dục công dân hiểu biết về triết học, xã hội và con người; kinh tế và pháp luật thời nào, xã hội nào, nền giáo dục nào vẫn cần nghiên cứu và học tập, càng đầy đủ, càng nghiêm túc càng có ý nghĩa.

Sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong cách nuôi dưỡng, giáo dục, nâng đỡ là sự thúc đẩy lớn cho sự phát triển toàn diện của mỗi học sinh. Tầm quan trọng của mỗi yếu tố trong mối quan hệ với bản thân học sinh là khác nhau nhưng lại có sự tác động biện chứng trong việc hình thành phát triển nhân cách toàn diện của học sinh.

1.3.4.2. Đặc điểm nhận thức của học sinh THCS về giáo dục ý thức trách nhiệm

Lứa tuổi thiếu niên có một vị trí rất đặc biệt quan trọng trong thời kì phát triển của trẻ em. Về nội dung tâm lí, đặc trưng cơ bản nhất của lứa tuổi này là mâu thuẫn giữa một bên là tính chất q độ “khơng cịn là trẻ em nữa nhưng chưa phải là người lớn” và bên kia là ý thức bản ngã phát triển mạnh mẽ ở các em. Về hình thức biểu hiện của các q trình tâm lí và các thuộc tính tâm lí: là một thời

kỳ biến động nhanh, mạnh, đột ngột, có những đảo lộn cơ bản. Mối quan hệ bạn bè của HS THCS phát triển mạnh, có thể vượt ra khỏi giới hạn của học tập, nổi lên thành một hoạt động độc lập, rất quan trọng trong đời sống của các em, giúp các em lĩnh hội các chuẩn mực đạo đức, các giá trị xã hội để phát triển và hoàn thiện nhân cách. Cho nên nếu cha mẹ thầy cô giáo và các lực lượng giáo dục xã hội không quan tâm thường xun, khơng chú ý đến các nhóm bạn của các em thì một số HS THCS dễ thay đổi thất thường, tham gia vào những nhóm bạn xấu. Nếu gặp phải các bạn xấu hoặc bị các bạn xấu lơi kéo rủ rê, các em dễ đua địi theo bạn gây ra các hành vi lệch chuẩn nói chung, hành vi có lỗi nói riêng.

Sự tự ý thức của lứa tuổi này được bắt đầu tự sự tự nhận thức hành vì của mình. Lúc đầu các em tự nhận thức những hành vi riêng lẻ, sau đó tồn bộ hành vi của mình. Cuối cùng các em nhận thức về những phẩm chất đạo đức, tình cách và khả năng của mình.

Nhiều cơng trình nghiên cứu đã cho thấy, khơng phải tồn bộ những nét tính cách được các em ý thức cũng một lúc. Những phẩm chất được các em ý thức được trước đó, đó là những phẩm chất có liên quan đến nhiệm vụ học tập. Ví dụ như tính kiên trì, sự chú ý, sự chuyên cần...

- Sau đó là thể hiện thái độ với người khác. Ví dụ: tình đồng chí, tình bạn, tính vị tha, tính nhẫn nại, tính bướng bỉnh..

- Tiếp đến là những phẩm chất thể hiện thái độ đối với bản thân. Ví dụ: tính khiêm tốn, tính tự cao, tính khoe khoang...

- Cuối cùng là những nét tính cách tổng hợp thể hiện nhiều mặt của nhân cách. Ví dụ: tình cảm trách nhiệm, lịng tự trọng, danh dự, tính nguyên tắc, tính mục đích,...

Sở dĩ quá trình hình thành sự tự ý thức diễn ra như trên vì:

- Hoạt động học tập và thái độ đối với mọi người được các em xác định là mặt biểu hiện chủ yếu của nhân cách.

- Những nét tính cách như tính khiêm tốn, tính tự cao, tính khoe khoang...là những nét tính cách các em dễ nhận thấy khi giao tiếp với mọi người.

- Cịn những nét tính cách như tình cảm trách nhiệm, tính ngun tắc, tính mục đích là những nét tính cách phức tạp tổng hợp do đó mà các em khó nhận thấy ngay.

Tóm lại, những đặc điểm về tâm sinh lí lứa tuổi THCS được biểu hiện đa

dạng và phong phú. Một mặt là biểu hiện của những đặc điểm, những thay đổi tích cực cùng với q trình phát triển về mặt thể chất, tâm lí xã hội nói chung. Mặt khác nếu bản thân học sinh ở lứa tuổi với nhiều biến động này khơng có được nhận thức phù hợp, sự giáo dục điều chỉnh, định hướng cảm xúc, hành vi một cách kịp thời thì cũng rất dễ nảy sinh những nguy cơ gây ra những hành vi thiếu chuẩn mực trong học tập, thậm chí là vi phạm đạo đức, làm trái pháp luật. Trong nhà trường THCS hiện nay, việc học sinh trốn học, nghiện game, sử dụng chất kích thích như rượu bia, ma túy, gây gổ, đánh nhau… cùng những biểu hiện đa dạng của học sinh THCS ngay tại trường học không phải là một hiện tượng hiếm thấy trong thực tế. Việc nhận biết những biến đổi về mặt tâm lí lứa tuổi của học sinh THCS, cũng chính là cơ sở để giúp chúng ta có được những cách thức, hướng giáo dục, điều chỉnh hành vi theo hướng thuận lợi hơn để hỗ trợ trẻ phát triển đúng đắn, phù hợp với qui luật phát triển của lứa tuổi.

1.3.4.3. Phương pháp quản lý giáo dục cho HS ý thức trách nhiệm thông qua dạy học môn học GDCD

- Phương pháp quan sát: Được hiểu là “nhìn”, “theo dõi” những khơng phải là nhìn và theo dõi đơn thuần. ở đây, nhà quản lý sử dụng tất cả các giác quan để nhận định, đánh giá về đối tượng cần kiểm tra. Quan sát có thể tiến hành “tĩnh’ hoặc “động” hoặc kết hợp cả hai.

- Phương pháp phân tích tài liệu sản phẩm

Nhà quản lý căn cứ vào hồ sơ, giấy tờ, tài liệu có liên quan đến đối tượng kiểm tra để phân tích, tìm kiếm, thu thập thơng tin hữu ích cho q trình quản lý. Thơng thường, phân tích tài liệu là biện pháp truyền thống nhất cùng với quan

sát, bởi hiện nay ở nước ta, việc quản lý cán bộ vẫn áp dụng cách quản lý truyền thống trên giấy. quản lý bằng công nghệ mới chỉ được thực hiện gần đây song khơng thể thay thế hồn tồn giấy tờ tài liệu.

- Các phương pháp tác động trực tiếp đối tượng Các phương pháp này bao gồm:

- Điều tra bằng phiếu.

- Phỏng vấn, trao đổi, nghe báo cáo. - Kiểm tra (miệng, viết).

Những câu hỏi nên sử dụng là những câu hỏi mở. Những câu hỏi nên tránh là những câu hỏi dẫn dắt.

- Phương pháp tham dự các hoạt động giáo dục cụ thể: tham dự các sinh hoạt, hoạt động trong và ngồi lớp,…

Cịn gọi là phương pháp dự giờ. Thực chất là trực tiếp tham dự các buổi, tiết học của giáo viên để đánh giá.

Các phương pháp trên đều có ưu, nhược điểm riêng. Nhà quản lý nên biết tận dụng thế mạnh của từng phương pháp, kết hợp chúng lại để có hiệu quả cao nhất.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục ý thức trách nhiệm thông qua môn học GDCD cho học sinh ở các trường trung học cơ sở huyện Thuận Thành- tỉnh Bắc Ninh (Trang 40 - 44)

w